Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

“Vén Màn” Các Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Học Viên ACCA Trong Lĩnh Vực Tài Chính Đầu Tư

Không chỉ là tấm vé ưu tiên cho một số vị trí thuộc lĩnh vực Kế - Kiểm - Thuế, ACCA còn mở ra cánh cửa tiềm năng cho ứng viên ngành lĩnh vực Tài chính - Đầu tư. Vậy các bạn quyết định “chuyển làn" có thể đảm nhận công việc gì? Cùng khám phá nhé!

Học ACCA có làm Tài chính được không-1

1. “Chuyển Làn” Từ Kế - Kiểm - Thuế, Cơ Hội Nào Cho Các Ứng Viên Đang Theo Học Chứng Chỉ ACCA?

Học ACCA có làm Tài chính được không-2

Khác với quan điểm “ACCA chỉ phù hợp với nhân sự trong ngành Kế toán, Kiểm toán, Thuế”, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế này mang lại những lợi thế cạnh tranh khác biệt khi người học thay đổi định hướng và chuyển đổi sang lĩnh vực Tài chính Đầu tư. Các mảng nghề nghiệp đầy triển vọng mà bạn có thể đảm nhận bao gồm:

1.1 Mảng Tài chính Doanh nghiệp: 

Các vị trí điển hình trong mảng này đòi hỏi sự am hiểu các nguyên tắc, nghiệp vụ về Tài chính và kế toán quản trị. Đồng thời, nhân sự đảm nhận vị trí này cũng cần phải nắm vững nghiệp vụ về kiểm soát nguồn tiền để từ đó tối ưu lợi nhuận trong một doanh nghiệp;... Với kiến thức nền tảng về kế toán cùng khả năng phân tích Tài chính, lập ngân sách, quản trị chi phí, rủi ro và phân tích những biến động được trang bị trong quá trình theo đuổi ACCA, người học có thể đảm nhận một số vai trò như:  Corporate Finance Associate, Senior Corporate Finance (Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp), trưởng phòng Tài chính, Treasury Manager,...

1.2 Mảng Tài chính Đầu Tư: 

Trong một vài doanh nghiệp, ngoài việc tối ưu chi phí lợi nhuận họ còn sở hữu một bộ phận đảm nhận vai trò đầu tư. Nghiệp vụ của nhân sự thuộc mảng Tài chính Đầu tư sẽ liên quan nhiều tới nguồn tiền dài hạn trong một tổ chức. Thông qua chương trình học ACCA, người học đã được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để đánh giá tiềm năng đầu tư, đưa ra các khuyến nghị đầu tư, quản lý và phân bổ danh mục đầu tư sao cho hiệu quả với nguồn tiền của một tổ chức. Chuyên viên Phân tích đầu tư (Investment Analyst), Phân tích tài chính (Financial Analyst), Tư vấn đầu tư (Investment Advisor), Ngân hàng đầu tư (Investment Banker), Fund Raisor... là các vị trí nghề nghiệp phù hợp nếu ứng viên ACCA muốn thử sức với lĩnh vực này.

1.3 Mảng Quản trị rủi ro: 

Ngoài các vị trí thuộc bộ phận phân tích - đầu tư, nhân sự theo đuổi chứng chỉ ACCA có thể làm việc trong khối quản trị rủi ro của một doanh nghiệp. Các rủi ro này có thể kể đến rủi ro về mặt vận hành, quản trị, hay dòng tiền,... Với góc nhìn sâu sắc về tình hình tài chính doanh nghiệp được trang bị ở  học phần FM/F9 và AFM/P4 ACCA, người học sẽ có khả năng phân tích, đánh giá, từ đó nhận diện và đưa ra các khuyến nghị - quyết định liên quan đến chính sách đầu tư, những rủi ro liên quan đến tình hình tài chính của một tổ chức. Mục đích để vạch ra những đường hướng phát triển hiệu quả hơn về mặt dài hạn. Học viên có thể khởi đầu với vai trò là một Chuyên viên phân tích rủi ro (Risk Analyst) sau đó dần thăng tiến lên các vị trí cao hơn ở cấp quản trị.

1.4  Mảng Quản lý Danh mục đầu tư: 

Giống như mảng Tài chính đầu tư, học viên theo đuổi chứng chỉ ACCA vẫn hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí Quản lý danh mục đầu tư tại các doanh nghiệp, tổ chức. Kiến thức từ ACCA không chỉ giúp người học có cách tiếp cận tổng quan về các chiến lược đầu tư khác nhau như phân bổ tài sản, phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, mà còn bồi dưỡng các kỹ năng quan trọng trong việc lập kế hoạch, đánh giá hiệu quả đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. 

Với sự hiểu biết từ các môn học như FM/F9 và AFM/P4, nhân sự có thể tự tin trong việc phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá cơ hội đầu tư, và dự đoán các rủi ro tài chính tiềm ẩn. Từ đó cân chỉnh chi phí đầu tư sao cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây đều là những kỹ năng quan trọng trong quá trình ra quyết định mua, bán hoặc giữ các tài sản trong danh mục đầu tư. Portfolio Assistant, Investment Analyst, Portfolio Manager, Fund Manager, Finance Manager,... là các vị trí điển hình trong mảng này mà ứng viên ACCA có thể thử sức.

1.5 Mảng Nghiên cứu bên mua - bên bán:

Chứng chỉ ACCA cung cấp nền tảng vững chắc trong phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp qua các môn học như FM/F9 và AFM/P4. Đối với mảng sell-side, người học sẽ có khả năng thực hiện các báo cáo phân tích tài chính chi tiết, định giá cổ phiếu và đưa ra các khuyến nghị đầu tư chính xác cho khách hàng trước khi thực hiện thương vụ. Với mảng nghề nghiệp này, bạn có thể bắt đầu lộ trình phát triển tại các Service Firm hoặc phòng Tài chính đầu tư ở các doanh nghiệp lớn. Một số vị trí bạn có thể lựa chọn như Equity Research Analyst, Investment Banking Analyst, Research Associate,...

Trong khi đó, kiến thức học từ ACCA sẽ giúp người học đảm nhận tốt các nghiệp vụ tương tự như mảng quản lý danh mục đầu tư.

1.6 Mảng Tư vấn:

ACCA cung cấp nền tảng phân tích tài chính vững chắc, mở ra cơ hội đảm nhận các vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư vấn, đặc biệt với mảng sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A), cũng như thực hiện kiểm tra tài chính trước giao dịch (Finance Due Diligence). Bạn sẽ tham gia vào quá trình định giá, đánh giá các cơ hội đầu tư, xác định rủi ro tiềm ẩn, và cung cấp các khuyến nghị chiến lược (tư vấn tài chính, tái cấu trúc,...) để hỗ trợ quá trình thương thảo và ra quyết định. Các vị trí tiềm năng mà học viên ACCA có thể theo đuổi trong mảng Tư vấn bao gồm: Financial Advisor, M&A Analyst/Associate, Senior Due Diligence Analyst, Transaction Services Analyst, Business Valuation Specialist, và nhiều hơn nữa.

>> Nhận thông tin chi tiết về những ứng dụng của chương trình ACCA trong lĩnh vực Tài chính Đầu tư và tư vấn lập kế hoạch chi tiết cho bước tiếp theo trong hành trình sự nghiệp tại: https://hubs.ly/Q02L3R_H0

2. Ứng dụng của kiến thức ACCA với vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính Đầu tư 

Về bản chất, chứng chỉ ACCA giúp nhân sự có góc nhìn từ chi tiết đến tổng quan về dòng tiền của một doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể chuyển hướng và làm việc hiệu quả trong lĩnh vực tài chính đầu tư, bạn cần xây dựng nền tảng về các giao dịch tài chính, kỹ năng đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính cũng như kỹ năng về quản trị. Bằng cách am hiểu về kiến thức kế toán, luật pháp, thuế chuyên sâu,... việc chuyển hướng sang lĩnh vực tài chính trong doanh nghiệp là điều không quá khó khăn. 

Học ACCA có làm Tài chính được không-3

Kiến thức ACCA sử dụng trong lĩnh vực này được tích lũy qua các môn học như:

  • Kế toán Quản trị (MA/F2):

Môn học Kế toán Quản trị (MA/F2 ACCA) sẽ trang bị cho người học cách lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định tài chính dựa trên phân tích chi phí chi phí, điều này rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư - một trong những nhiệm vụ của chuyên viên Phân tích Tài chính (Financial Analyst), Cố vấn đầu tư (Investment Consultant), Ngân hàng đầu tư (Investment Banker),...

  • Kế toán Tài chính (FA/F3):

FA/F3 ACCA là môn học nền tảng về các khái niệm cơ bản gắn liền với nhiệm vụ của chuyên viên Phân tích Tài chính như: Báo cáo tài chính, Tài sản, Vốn, Nợ, Doanh Thu… Vì vậy, hoàn thành môn học này giúp học viên bước đầu nắm được các bút toán đơn giản, cũng như đọc hiểu Báo cáo Tài chính. 

  • Báo cáo Tài chính (FR/F7):

Sau khi được trang bị bước đệm với môn học FA/F3, ứng viên có thể bổ túc nâng cao với FR/F7 ACCA để rèn luyện sự “nhạy bén” nhất định mỗi khi làm việc với báo cáo tài chính. Đây là bước đánh giá cơ sở cho các hoạt động đồng tư, quản trị hay thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập.

  • Quản trị Tài chính (FM/F9):

Học phần FM/F9 ACCA thuộc nhóm môn học quản trị hiệu suất, trang bị cho người học các cấp độ kiến thức, rèn luyện khả năng đưa ra quyết định liên quan đến thẩm định vốn đầu tư, quản trị vốn lưu động, chính sách đầu tư, tài chính và cổ phiếu cho một nhà quản lý tài chính. Tóm lại, FM/F9 sẽ hỗ trợ hầu hết các đầu mục công việc hàng ngày của nhân sự trong ngành Tài chính Đầu tư.

Ngoài ra, nhằm chuẩn bị cho các “bước nhảy” lên lãnh đạo cấp cao, sau khi được thăng tiến lên các vị trí chuyên gia, quản lý cấp trung như Trưởng nhóm, Trưởng phòng tài chính, ứng viên sẽ cần bổ túc thêm một số kiến thức quản trị chuyên sâu như:

  • Quản trị Tài chính nâng cao (AFM/P4)

Các vấn đề được nghiên cứu trong học phần này bao gồm: thị trường tài chính; thẩm định dự án đầu tư; chính sách chi trả cổ tức; chi phí sử dụng vốn; quản trị rủi ro lãi suất; tỷ giá; định giá doanh nghiệp; sáp nhập – hợp nhất. Với AFM/P4, bạn sẽ nắm được các kiến thức về quản lý tài chính nâng cao, đánh giá các dự án đầu tư phức tạp và đưa ra các quyết định tài chính chiến lược cho doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình học của môn này sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc với ứng viên ngành Tài chính Đầu tư.

  • Quản trị Hiệu quả hoạt động nâng cao (APM/P5):

Môn học Advanced Performance Management (APM/P5) cung cấp cho học viên kỹ năng tư duy chiến lược trong lập kế hoạch và quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, bộ môn này còn được gọi là Quản trị hiệu quả hoạt động nâng cao. APM là môn nâng cấp từ môn Quản trị hiệu quả hoạt động (PM/F5) ở level Applied Skills. Hoàn thành môn học này, học viên sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Các nội dung trong môn học này cung cấp cho học viên các kiến thức về lập kế hoạch, quản trị rủi ro, hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

  • Lãnh đạo chiến lược kinh doanh (SBL):

Với môn học này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng phù hợp trong quá trình đánh giá doanh nghiệp dưới góc nhìn của chuyên gia cấp cao như: lãnh đạo, quản trị rủi ro, quản lý chiến lược, ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu… 

  • Báo cáo doanh nghiệp cấp chiến lược (SBR):

Môn học Báo cáo doanh nghiệp cấp chiến lược (SBR) bao phủ các vấn đề báo cáo tài chính nhưng ở cấp độ nâng cao hơn, từ đó thực hành phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các báo cáo tài chính đến các bên liên quan. Bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu vào các khía cạnh chiến lược, từ đó bổ trợ cho quá trình diễn giải các thông tin tài chính. Đồng thời, học viên cũng được tạo điều kiện để vận dụng kiến thức, kỹ năng và khả năng phán đoán mang tính chuyên môn cao trong việc lập, đánh giá và phân tích báo cáo tài chính cấp tập đoàn theo các tình huống kinh doanh thực tiễn.

Lời kết

Trên đây là các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính Đầu tư cho người học ACCA. Nếu bạn đang muốn “chuyển làn” và tận dụng những cơ hội nghề nghiệp này, hãy liên hệ với SAPP Academy để bắt đầu sự nghiệp ngay hôm nay: https://hubs.ly/Q02L3R_H0. Hãy tiếp tục theo dõi chuỗi bài viết sắp tới để không bỏ lỡ các hành trang hữu ích trước khi vào nghề nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)