[FR/F7] Financial Reporting (Lập báo cáo Tài chính)

[FR/F7: Technical Articles] - 05 gian lận phổ biến trong báo cáo tài chính mà bạn cần biết

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan trước khi đưa ra quyết định rót vốn cho doanh nghiệp. Vì liên quan đến lợi ích, nhiều công ty đã cố tình gian lận BCTC. Cùng khám phá 05 thủ thuật phổ biến trong bài viết này nhé!

gian lận BCTC

1. Tại sao doanh nghiệp lại chọn gian lận Báo cáo Tài chính (BCTC)

Báo cáo tài chính là kênh cung cấp thông tin quan trọng khi nhà đầu tư, cổ đông, các ngân hàng cần xem xét trước khi đưa ra quyết định rót vốn cho doanh nghiệp. Chính vì liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, nhiều công ty đã cố tình “thay đổi diện mạo” cho báo cáo tài chính của mình. 

Việc “làm đẹp” báo cáo tài chính (windows dressing) không quá khó để thực hiện. Bởi các chuẩn mực kế toán cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nghiệp vụ mang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý. Hơn nữa, một số mánh khóe gian lận về con số và không có sự mất mát về tài sản hữu hình rất khó để có thể nhận biết. 

Tuy nhiên, hệ lụy của việc đưa thông tin không trung thực là các bên liên quan (ví dụ: cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng,..) sẽ không thể đánh giá và hiểu chính xác được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm và rủi ro.

2. 05 gian lận phổ biến trong báo cáo tài chính thường gặp

2.1. Thủ thuật ghi nhận doanh thu ảo

Doanh thu là một trong những tài khoản quan trọng nhất được theo dõi trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thực tế thực hiện sau khi năm tài chính kết thúc vượt quá chỉ tiêu kế hoạch là điều mà các nhà đầu tư và cổ đông kỳ vọng. Vì vậy, ghi nhận doanh thu ảo là một trong những cách thức gian lận phổ biến nhất. 

gian lận BCTC (1)

Ví dụ điển hình của thủ thuật này là doanh nghiệp sẽ thực hiện các nghiệp vụ mua bán với các công ty “mẹ”, công ty con thuộc chuỗi tập đoàn để tăng doanh số tạm thời.

2.2. Thủ thuật che giấu công nợ và chi phí

Che giấu công nợ dẫn đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến được sử dụng nhằm khai khống lợi nhuận. Với thủ thuật này, lợi nhuận trước thuế sẽ có xu hướng tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. 

gian lận BCTC (2)

03 phương pháp thường xuyên được sử dụng có thể kể đến như:

  • Bỏ sót, không ghi nhận các khoản công nợ phải trả, chi phí ngoài bảng cân đối kế toán. 
  • Làm giảm chi phí bằng cách vốn hóa;
  • Không ghi nhận các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành;

2.3. Thủ thuật định giá sai tài sản 

Tài sản là một trong những tài khoản quan trọng trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Việc định giá sai tài sản này giúp doanh nghiệp “thổi phồng” lợi nhuận và vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế. Các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định là nhóm tài sản có xu hướng bị định giá sai nhiều nhất. 

gian lận BCTC (5)

Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không sử dụng được hoặc trích lập thiếu các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn là những kỹ thuật thường xuyên được sử dụng để định giá sai tài sản.

2.4. Thủ thuật thay đổi phương pháp khấu hao

Khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ) là quá trình phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. 

gian lận BCTC (3)

Nhằm “cắt xén” chi phí kinh doanh, doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp tính khấu hao, ví dụ như chuyển từ phương pháp khấu hao đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Một số công ty cũng có thể sử dụng phương pháp khấu hao chậm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

2.5. Thủ thuật ghi nhận sai niên độ

Doanh thu, chi phí có thể được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm doanh thu, lợi nhuận theo mong muốn. Đặc biệt là với các tháng cuối niên độ và đầu niên độ tiếp theo. 

gian lận BCTC (4)

Doanh thu có thể được ghi nhận ngay trong báo cáo tài chính của kỳ hiện tại, mặc dù chưa đủ điều kiện để được ghi nhận theo quy định chuẩn mực. Ví dụ, công ty A ghi nhận doanh thu trong khi hàng hóa, dịch vụ chưa được chuyển giao hoặc chỉ được chuyển giao một phần cho khách hàng và khách hàng chưa chấp nhận thanh toán.

Lời kết

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu và nắm được 05 thủ thuật gian lận BCTC điển hình. Cùng đón chờ các chủ đề tiếp theo của SAPP nhé!

>> Xem thêm: [FR/F7: Technical Articles] - Phát Hiện Gian Lận Thông Qua 03 “Red Flag” Điển Hình Trong Một Báo Cáo Tài Chính

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969