[AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học ACCA (Association of Chartered Certified Accountant)
  3. [AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)

[AA/F8: Dạng bài tập điển hình] Lesson 18: Audit report (Báo cáo kiểm toán)

Các dạng bài báo cáo kiểm toán trong đề thi ACCA thường yêu cầu thí sinh đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Để làm được dạng bài này, cần nắm chắc các loại ý kiến kiểm toán và sự khác nhau giữa các loại ý kiến. Sơ lược về các loại ý kiến kiểm toán được nêu ở sơ đồ dưới đây:

 

Kiến thức về phần Báo cáo kiểm toán được trình bày ở bài viết tại đây

I. Dạng trắc nghiệm

You are the audit manager of Chestnut & Co and are reviewing the key issues identified in the files of Ash Trading Co audit clients. Ash is a new client of Chestnut & Co, its year end was

31 January 20X5 and the firm was only appointed auditors in February 20X5, as the previous auditors were suddenly unable to undertake the audit. The fieldwork stage for this audit is currently ongoing. 

The inventory count at Ash's warehouse was undertaken on 31 January 20X5 and was overseen by the company's internal audit department. Neither Chestnut & Co nor the previous auditors attended the count. Detailed inventory records were maintained but it was not possible to undertake another full inventory count subsequent to the year end.

The draft financial statements show a profit before tax of $2.4 million, revenue of $10.1 million and inventory of $510,000.

Question 1: Which of the following correctly summarises the effect of the issue relating to the inventory count of Ash at the year end?

 

Material

Financial statement impact

A

No

Current assets are understated

B

No

Gross profit may be understated

C

Yes

Opening inventory may be materially misstated

D

Yes

Gross profit may be overstated

Đáp án đúng: D

Giá trị của hàng tồn kho là $510,000, tương đương 21.3% ($0.51m / $2.4m) của lợi nhuận trước thuế (profit before tax) và 5% ($0.51m / $10.1m) doanh thu →  khoản mục có giá trị trọng yếu.

Chestnut & Co được bổ nhiệm làm công ty kiểm toán cho Ash sau khi kết thúc năm tài chính của Ash, do đó, các kiểm toán không thực hiện được thủ tục kiểm kê hàng tồn kho vào ngày khóa sổ. Vì vậy, các kiểm toán viên không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy liên quan đến tính đầy đủ và hiện hữu của hàng tồn kho. 

Điều đó đồng nghĩa với việc giá trị hàng tồn kho của Ash được ghi nhận trên báo cáo tài chính có thể bị đánh giá quá cao hoặc quá thấp, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và tài sản ngắn hạn của công ty Ash.

 

Question 2: The audit engagement partner for Ash has requested that additional audit procedures be performed in order to conclude on the level of adjustment needed in relation to the above inventory issue.

Which TWO of the following audit procedures should be performed in order to form a conclusion as to whether Ash's 20X5 financial statements require amendment?

A. Obtain a copy of the aged inventory report and use computer-assisted audit techniques to verify the accuracy of the report. Discuss the valuation of slow-moving inventory with the production director.

B. Review the internal auditors' reports of the inventory count to identify the level of adjustments made to the records, in order to assess the reasonableness of relying on the inventory records for the purpose of the year-end audit.

C. Perform test counts of inventory in the warehouse and compare these first to the inventory records, and then from inventory records to the warehouse, in order to assess the reasonableness of the inventory records maintained by Ash.

D. Review Ash's sales order book for February, March and April 20X5 to estimate the level of inventory that will need to be produced in the new accounting period to fulfil customer demand.

 

Đáp án đúng: B, C

Do không trực tiếp tham gia chứng kiến, kiểm toán viên nên thực hiện thủ tục kiểm toán khác và các thủ tục kiểm toán này nên tập trung vào kiểm tra độ chính xác của công việc kiểm kê hàng tồn kho cuối năm của bộ phận kiểm soát nội bộ để xác định số lượng hàng tồn kho có tồn tại (existence) và đầy đủ (completeness) không. 

→ Đáp án B

Việc thực hiện kiểm tra tính chính xác của bảng theo dõi Inventory chỉ cung cấp bằng chứng cho việc trích lập dự phòng hàng tồn kho đã hợp lý hay chưa, liên quan đến cơ sở dẫn liệu valuation

→ Đáp án C

Việc xem xét sổ bán hàng tháng 2,3,4 năm 20X5 chỉ có thể cung cấp bằng chứng về số lượng hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới hay không chứ không xác định được số lượng thực tế tồn tại trong kho của hàng tồn kho.

 

Question 3: Alternative procedures performed as Chestnut & Co were unable to attend the inventory count of Ash did not provide sufficient appropriate audit evidence regarding the inventory balance in the statement of financial position.

From the options below indicate the audit opinion which would be given in these circumstances and the appropriate disclosure in the auditor's report.

 

Audit opinion

Disclosure in the auditor’s report

A

Qualified

Basis for qualified opinion

B

Disclaimer

Basis for disclaimer of opinion

C

Qualified

Key audit matters section

D

Disclaimer

Emphasis of matter

Đáp án đúng: A

Kiểm toán viên không thể thu thập được bằng chứng phù hợp liên quan đến khoản mục hàng tồn kho, ảnh hưởng của khoản mục hàng tồn kho lên báo cáo tài chính là trọng yếu nhưng không lan tỏa, do đó kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ (Qualified). Đoạn nêu lên ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán sẽ giải thích cơ sở đưa ra ý kiến ngoại trừ và giải thích về những hạn chế khi thu thập bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho.

II. Dạng tự luận

Đề thi ACCA Mar/Jun 2018: Câu 18

You are an audit manager of Cranberry & Co and you are currently responsible for the audit of Gooseberry Co, a company which develops and manufactures health and beauty products and distributes these to wholesale customers. Its draft profit before tax is $6·4m and total assets are $37·2m for the financial year ended 31 January 20X8. The final audit is due to commence shortly and the following matters have been brought to your attention: 

 

Research and development 

Gooseberry Co spent $1·9m in the current year developing nine new health and beauty products, all of which are at different stages of development. Once they meet the recognition criteria under IAS 38 Intangible Assets for development expenditure, Gooseberry Co includes the costs incurred within intangible assets. Once production commences, the intangible assets are amortised on a straight line basis over three years. Management believes that this amortisation policy is a reasonable approximation of the assets’ useful lives, as in this industry there is constant demand for innovative new products. 

 

Depreciation 

Gooseberry Co has a large portfolio of property, plant and equipment (PPE). In March 20X7, the company carried out a full review of all its PPE and updated the useful lives, residual values, depreciation rates and methods for many categories of asset. The finance director felt the changes were necessary to better reflect the use of the assets. This resulted in the depreciation charge of some assets changing significantly for this year. 

 

Bonus 

The company’s board is comprised of seven directors. They are each entitled to a bonus based on the draft year-end net assets, excluding intangible assets. Details of the bonus entitlement are included in the directors’ service contracts. The bonus, which related to the 20X8 year end, was paid to each director in February 20X8 and the costs were accrued and recognised within wages and salaries for the year ended 31 January 20X8. Separate disclosure of the bonus, by director, is required by local legislation.

 

During the audit, the team discovers that the intangible assets balance includes $440,000 related to one of the nine new health and beauty products development projects, which does not meet the criteria for capitalisation (1). As this project is ongoing, the finance director has suggested that no adjustment is made in the 20X8 financial statements. She is confident that the project will meet the criteria for capitalisation in 20X9. 

 

Required

(d) Discuss the issue and describe the impact on the auditor’s report, if any, should this issue remain unresolved.  

1. Nêu ra các vấn đề kèm chuẩn mực (nếu có)

Vấn đề

Một trong số chín sản phẩm mới của Gooseberry Co đang được phát triển trong kỳ không đủ điều kiện để vốn hóa vào giá trị tài sản vô hình theo IAS 38 nhưng vẫn đang được Gooseberry Co vốn hóa (1). 

 

Chuẩn mực:

Theo quy định của chuẩn mực IAS 38 về điều kiện vốn hóa chi phí phát triển vào tài sản vô hình, chi phí phát triển phải thỏa mãn 6 điều kiện (PIRATE) (2). Nếu không thỏa mãn các điều kiện, chi phí phát triển không được phép vốn hóa mà phải ghi nhận là chi phí trong kỳ và đi vào P&L.

(2) PIRATE:

  • Probable future economic benefits

    Khả năng cao (>50%) sẽ thu được lợi ích kinh tế

  • Intention to complete and use or sell the asset
    Có ý định sẽ hoàn thành để sử dụng hoặc bán 
  • Resources adequate and available to complete and use or sell the asset
    Đủ nguồn lực để hoàn thành phục vụ việc sử dụng hoặc bán
  • Ability to use or sell the assets
    Tài sản có khả năng bán hoặc sử dụng
  • Technical feasibility
    Công nghệ cần thiết đủ đáp ứng để hoàn thành tài sản
  • Expenditures can be reliably measured
    Chi phí phát sinh được đo lường một cách đáng tin cậy

2. Nêu cách điều chỉnh báo cáo theo chuẩn mực

Xác định mức độ trọng yếu của lỗi sai: 

Lỗi sai có giá trị $440,000 tương đương với 6.9% profit before tax ($0.44m/$6.4m) và bằng 1.2% net assets ($0.44m/$37.2m). Có thể thấy lỗi sai có giá trị cao hơn mức trọng yếu được tính theo cả 2 chỉ tiêu: lợi nhuận trước thuế (profit before tax) và tài sản thuần (net assets) do đó, đây là lỗi sai trọng yếu của Gooseberry Co. 

Do đây là lỗi sai trọng yếu, ban giám đốc (management) nên điều chỉnh báo cáo tài chính (financial statements).

 

Cách điều chỉnh báo cáo:

Ban giám đốc nên loại phần chi phí phát triển có giá trị $440,000 ra khỏi phần tài sản vô hình, thay vào đó nên ghi nhận khoản chi phí này vào Chi phí trong kỳ và được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh (P&L). IAS 38 yêu cầu các chi phí phát sinh đến ngày khóa sổ này phải được hạch toán là Expenses. Nếu dự án thỏa mãn các điều kiện để vốn hóa vào tài sản vô hình vào năm 20X9 thì chỉ từ thời điểm thỏa mãn mới đó, các chi phí phát sinh mới mới được vốn hóa. Các chi phí đã được ghi nhận là Expenses trước đó sẽ không được vốn hóa vào tài sản.

3. Nêu rõ ý kiến kiểm toán theo từng trường hợp 

Trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh lỗi sai:

Nếu doanh nghiệp điều chỉnh lỗi sai trên và kết thúc cuộc kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp không còn tồn tại các sai sót trọng yếu thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (Unmodified opinion).

 

Trường hợp doanh nghiệp từ chối điều chỉnh lỗi sai:

Nếu doanh nghiệp từ chối điều chỉnh lỗi sai trên, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần (Modified opinion). 

Ban giám đốc của Gooseberry Co khi lập báo cáo tài chính đã không tuân theo quy định của IAS 38 về tài sản vô hình nhưng lỗi sai trên là trọng yếu nhưng không lan tỏa, do đó ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ (qualified ‘except for’).

Khi ý kiến kiểm toán đưa ra không phải ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (Unmodified opinion) thì trên báo cáo kiểm toán cần nêu rõ cơ sở để đưa ra ý kiến ngoại trừ. Một đoạn văn giải thích cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán sẽ được nêu kèm ngay sau đoạn nêu ý kiến kiểm toán. Đoạn cơ sở sẽ giải thích rõ về lỗi sai liên quan đến hạch toán chi phí nghiên cứu và phát triển và ảnh hưởng của lỗi sai đó lên toàn bộ báo cáo tài chính.

 

Author: Linh Nguyen

Reviewed by: Duy Anh Nguyen