[AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học ACCA (Association of Chartered Certified Accountant)
  3. [AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)

[AA/F8: Tóm tắt kiến thức] Lesson 12: Kiểm toán Tài sản cố định (Non-current assets)

Tài sản cố định (TCSĐ) là một trong những các khoản mục trọng yếu mà KTV phải chú ý đến khi kiểm toán bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán khoản mục này.

TSCĐ được chia làm 2 loại sau:

I. Tài sản cổ định hữu hình (Tangible non-current assets)

1. TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) là gì?

TSCĐHH là các tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

TSCĐHH bao gồm 6 loại sau:

2. Kiểm toán TSCĐHH

Do đặc điểm là có hình thái vật chất nên khi kiểm toán, KTV cần thu thập các bằng chứng để chứng minh những cơ sở dẫn liệu liên quan đến TSCĐHH là đúng. Cụ thể:

Cơ sở dẫn liệu

Mục tiêu kiểm toán

Thủ tục kiểm toán

Quyền và nghĩa vụ

(Rights and obligations)

 

Doanh nghiệp có quyền đối với tài sản được mua và các tài sản được ghi nhận vào thời điểm cuối năm tài chính

  • Xác minh quyền sở hữu đất hoặc tòa nhà bằng cách kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận đăng ký đất đai,…
  • Thu thập chứng thư từ luật sư hoặc ngân hàng nhằm chỉ rõ tài sản không bị thế chấp hoặc cầm cố
  • Kiểm tra giấy đăng ký cho những phương tiện mà doanh nghiệp đang giữ và mang tên doanh nghiệp
  • Xác nhận những phương tiện này phục vụ cho hoạt động SXKD
  • Rà soát lại các hợp đồng thuê tài sản để đảm bảo doanh nghiệp đã hoàn thành các giao ước trong hợp đồng đó
  • Kiểm tra những hóa đơn nhận sau ngày khóa sổ, đơn đặt hàng và biên bản để làm bằng chứng cho các cam kết vốn

Hiện hữu

(Existence)

 

Tài sản không thực sự tồn tại trong doanh nghiệp hoặc đã được bán cho doanh nghiệp khác

  • Thực hiện kiểm kê TSCĐHH để xác nhận rằng các tài sản trong sổ đăng ký tài sản đều tồn tại trong thực tế
  • Khi kiểm kê, tập trung những tài sản có giá trị lớn và được mua thêm trong năm (sự hiện hữu, tình trạng tài sản và có đúng số serial)

Đầy đủ

(Completeness)

Tài sản được mua thêm hoặc bị thanh lý trong năm đã được ghi nhận đầy đủ vào sổ sách của doanh nghiệp

  • Thu thập hoặc chuẩn bị bảng kê tổng hợp về TSCĐ (giá trị sổ sách, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại) và đối chiếu với số dư đầu kỳ
  • So sánh TSCĐ ở sổ cái với sổ đăng ký TSCĐ và tìm hiểu về sự chênh lệch (nếu có)
  • Chọn mẫu TSCĐ trên thực tế để xác nhận tài sản đó ghi nhận vào sổ đăng ký TSCĐ

Đánh giá

(Valuation)

 

  • Tài sản đã được ghi nhận đúng giá trị bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế
  • Các tài sản được mua thêm hoặc bị thanh lý cũng được ghi nhận chính xác
Kiểm toán nguyên giá (cost) TSCĐHH:
  • Xác minh định giá đến chứng thư định giá
  • Xem xét tính hợp lý của việc định giá thông qua: kinh nghiệm của người đánh giá, phạm vi công việc, phương pháp và giả định được sử dụng
  • Thực hiện tính toán lại về thặng dư phát sinh khi đánh giá lại tài sản
  • Xác nhận rằng việc đánh giá lại tất cả các tài sản được thực hiện hàng năm bằng cách phỏng vấn Ban quản lý và kiểm tra BCTC trước đó
  • Xem xét các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực để xem xét giá trị được bảo hiểm và ngày hết hạn hợp đồng

Kiểm toán khấu hao (depreciation) TSCĐHH:

  • Rà soát tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các tài sản xem có hợp lý
  • Rà soát sổ TSCĐ để đảm bảo tất cả các TSCĐ được tính khấu hao với thời gian sử dụng hữu ích có giới hạn
  • Thực hiện tính toán lại để đảm bảo chi phí khấu hao chính xác
  • So sánh tỷ lệ khấu hao của TSCĐ với năm trước và chính sách khấu hao, tìm hiểu sự chênh lệch (nếu có)
  • Đối với tài sản được đánh giá lại, đảm bảo rằng khấu hao được tính dựa trên giá trị mới  của tài sản bằng cách tính toán lại trong mẫu của các tài sản đánh giá lại

Phân loại và dễ hiểu

(Classification and understandability)

Tài sản được ghi vào đúng tài khoản, các chi phí không đủ điều kiện để được vốn hóa đã được hạch toán thành chi phí

  • Rà soát TSCĐHH trình bày trên BCTC để đảm bảo tuân thủ theo IAS16 - Property, Plant and Equipment
  • Chọn mẫu với những TSCĐ đã được khấu hao hết, kiểm tra rằng không còn ghi nhận thêm chi phí khấu hao nữa

Trình bày và  công bố (Presentation and disclosure)

Các thông tin liên quan đến nguyên giá, mua mới, thanh lý, thời gian khấu hao và giá trị khấu hao của tài sản đã được thuyết minh đầy đủ theo đúng các chuẩn mực hiện hành

  • Kiểm tra lại phần thuyết minh liên quan đến TSCĐHH trên BCTC xem đã đầy đủ theo các quy định hiện hành hay chưa

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ cho TSCĐHH

Hoạt động kiểm soát nội bộ cho TSCĐHH được thể hiện ở các góc độ sau:

Khía cạnh KSNB

Nội dung

Sổ đăng ký TSCĐ hữu hình            (Non-current asset register)

  • Sổ đăng ký giúp chứng minh rằng TSCĐ đã được xác định
  • Thông tin về các TSCĐHH được so sánh giữa sổ cái và sổ đăng ký và các chứng từ liên quan giúp cung cấp bằng chứng TSCĐ đã được ghi nhận đầy đủ

Thủ tục mua mới và thanh lý (Acquisition and disposal procedures)

Các hoạt động này có được xây dựng thành quy trình:

  • Việc mua mới, thanh lý có được lên kế hoạch và đặt ngân sách cụ thể
  • Thủ tục mu mới, thanh lý có được xét duyệt, phê chuẩn... 

Khác

  • Khấu hao TSCĐHH có được rà soát hàng năm
  • Có quy định về bảo vệ tài sản không

II.  Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current asset)

1. TSCĐ vô hình (TSCĐVH) là gì?

TSCĐVH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH.

TSCĐVH bao gồm 7 loại sau:

2. Kiểm toán TSCĐVH

Do bản chất của TSCĐVH là không có hình thái vật chất nên cơ sở dẫn liệu chính liên quan đến TSCĐVH được xem xét là sự hiện hữu và định giá.

Thủ tục kiểm toán cụ thể với một số TSCĐVH cụ thể như sau:

Loại TSCĐVH

Thủ tục kiểm toán

Lợi thế thương mại

(Goodwill)

  • Kiểm tra hợp đồng bán hàng
  • Xem xét tài sản được định giá có hợp lý 
  • Tính toán lại goodwill và so sánh với số của doanh nghiệp, xem xét chênh lệch (nếu có)
  • Trao đổi với BQL xem goodwill có được đánh giá lại hằng năm
  • Đảm bảo giá trị goodwill được ghi nhận là hợp lý và không bị impaired

Chi phí nghiên cứu và phát triển

(Research and development costs)

  • Xác nhận chi phí R&D đã được vốn hóa là phù hợp với các tiêu chí của IAS38 bằng cách kiểm tra chi tiết các dự án và thảo luận với BQL
  • Xác nhận tính khả thi của việc vốn hóa bằng cách kiểm tra ngân sách
  • Thực hiện tính toán lại hao mòn (amortisation) để đảm bảo chi phí đã được vốn hóa thật sự
  • Kiểm tra hóa đơn để kiểm tra chi phí R&D phát sinh 

Tài sản khác

(Other intangibles)

  • Kiểm tra tài sản mua với các chứng từ liên quan đến việc mua
  • Tham vấn chuyên gia để đảm bảo giá trị TSCĐVH được ghi nhận là hợp lý
  • Thực hiện tính toán lại hao mòn và so sánh, giải thích chênh lệch (nếu có) 

III. Bài tập áp dụng

When testing the rights and obligations assertion for a sample of plant and machinery, which ONE of the following sources of evidence would be most helpful?

A: The client’s asset register

B: Physical verification of the assets

C: Purchase invoice

D: Recalculation of the depreciation charge

Phân tích đề:

Khi kiểm tra cơ sở dẫn liệu Quyền và nghĩa vụ của TSCĐHH, bằng chứng nào hữu hiệu nhất?

Lời giải: C

Bằng cách kiểm tra sổ TSCĐ của khách hàng, KTV kiểm tra được tài sản đã được doanh nghiệp ghi nhận ĐẦY ĐỦ hay chưa nên đáp án A chưa chính xác

Xác minh lại tính vật lý của tài sản, KTV kiểm tra được tài sản đó vẫn còn tồn tại trong doanh nghiệp mà vẫn chưa bị thanh lý, đó là cơ sở dẫn liệu HIỆN HỮU nên đáp án B chưa chính xác

Hóa đơn mua vào sẽ thể hiện được tên của người mua (tên của doanh nghiệp) mua đó, thuộc về cơ sở dẫn liệu QUYỀN và NGHĨA VỤ, nên đáp án C là chính xác

Tính toán lại chi phí khấu hao, KTV kiểm tra được chi phí đã được ghi nhận chính xác hay chưa, liên quan đến cơ sở dẫn liệu ĐỊNH GIÁ nên đáp án D chưa chính xác.

Author: Minh Anh Nguyen