[AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học ACCA (Association of Chartered Certified Accountant)
  3. [AA/F8] Audit and Assurance (Kiểm toán và Các dịch vụ đảm bảo)

[AA/F8: Tóm tắt kiến thức]: Lesson 13: Kiểm toán Hàng tồn kho (Inventory)

Hàng tồn kho (HTK) là một trong những khoản mục KTV cũng cần chú ý khi thực hiện kiểm toán. Trong bài này, chúng sẽ tìm hiểu về mục tiêu kiểm toán HTK, các hình thức kiểm kê HTK và các thủ tục cần thực hiện khi kiểm toán HTK.

I. Kiểm toán HTK

1. HTK là gì?

HTK là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường
  • Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ
  • Sản phẩm dở dang
  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán
  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

2. Thủ tục kiểm toán HTK

Khi thực kiểm toán HTK, KTV cần thu thập các bằng chứng để chứng minh những cơ sở dẫn liệu liên quan đến HTK là đúng. Cụ thể như sau:

Cơ sở dẫn liệu

        Mục tiêu          kiểm toán

Thủ tục kiểm toán

Hiện hữu

(Existence)

HTK không thực sự tồn tại nhưng vẫn được thể hiện trên BCTC

  • Quan sát kiểm kê HTK

Đầy đủ

(Completeness)

HTK có tồn tại nhưng chưa phản ánh đầy đủ lên BCTC

  • Hoàn thiện checklist để đảm bảo thuyết minh liên quan đến HTK là đầy đủ
  • Đối chiếu kết quả kiểm kê với danh sách HTK
  • Với những HTK đang được giữ bởi bên thứ 3 thì KTV cần kiểm kê trực tiếp hoặc rà soát thư xác nhận đảm bảo khớp với sổ cái

Định giá

(Valuation)

Khi HTK bị hư hỏng hoặc lỗi thời nhưng vẫn phản ánh toàn bộ giá trị hoặc HTK được trình bày sai giá trị trên BCTC do tính toán sai hoặc ghi nhận giá vốn trong khi NRV thấp hơn giá vốn

  • Thu thập bản sao của danh sách HTK và so sánh số tổng với sổ cái
  • Kiểm tra danh sách HTK để đảm bảo chính xác về mặt toán học
  • Lựa chọn ngẫu nhiên HTK và kiểm tra đến hóa đơn để đảm bảo HTK ghi nhận đúng giá trị
  • Đối với NVL, so sánh giá trị ghi nhận nguyên liệu thô với hóa đơn và bảng giá niêm yết
  • Xác nhận với BQT về việc tính giá xuất kho (FIFO...)
  • Đối với chi phí nhân công thì cần so sánh với các bảng lương
  • Đối chiếu giờ làm việc của nhân công với bảng chấm công
  • Phỏng vấn BQT để tìm ra những hàng hóa chậm luân chuyển hoặc lỗi lời để ghi giảm
  • Kiểm tra giá bán của thành phẩm được bán ra vào thời điểm cuối năm để xem xét giá trị hàng đó có bị ghi giảm không
  • Nếu một lượng lớn HTK vẫn chưa bán được vì  lý do bất thường nào đó thì thảo luận với BQT để lập ra khoản dự phòng.

Quyền và nghĩa vụ (Rights and obligations)

HTK đã được chuyển giao cho bên thứ 3 nhưng vẫn được trình bày trên BCTC

  • HTK được giữ bởi bên thứ 3 hoặc đã được bán nhưng khách hàng yêu cầu doanh nghiệp giữ hộ thì cần phải tách biệt trong quá trình kiểm kê HTK
  • Xác nhận bất kỳ khoản HTK được giữ bởi bên thứ 3 qua việc kiểm tra lại danh sách HTK

Đúng kỳ

(Cut-off)

HTK đã được bán những vẫn được trình bày trên BCTC

  • Chọn các Biên bản nhận hàng (Good received notes - GRNs) và giao hàng (Good delivery notes - GDNs) phát sinh khi gần kết thúc năm tài chính và đầu năm tài chính mới để kiểm tra HTK đó được ghi nhận đúng năm tài chính
 

II. Kiểm kê hàng tồn kho (Inventory count)

Nếu HTK được đánh giá là trọng yếu, KTV phải thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp về sự tồn tại và tình trạng HTK. Kiểm kê HTK được xem là thủ tục hữu hiệu trong trường hợp này.

Những nhân tố mà KTV cân nhắc để tham gia cuộc kiểm kê HTK:

  • Những rủi ro trọng yếu liên quan đến HTK
  • Hoạt động kiểm soát nội bộ liên quan đến HTK
  • Liệu các thủ tục thích hợp đã được thiết lập và hướng dẫn phù hợp đã được ban hành cho việc kiểm kê
  • Thời điểm kiểm kê
  • Liệu rằng doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên
  • Địa điểm mà HTK đang được lưu trữ
  • Liệu có cần sự hỗ trợ của chuyên gia kiểm toán

1. Các phương pháp kiểm kê HTK

a. Kiểm kê thường xuyên (Periodic inventory count)

Kiểm kê thường xuyên là phương pháp kiểm kê mà ban quản lý doanh nghiệp đã xây dựng chương trình kiểm kê HTK trong cả năm.

Phương pháp này giúp KTV đánh giá được hoạt động kiểm soát tại đơn vị thông qua xác minh một số điểm sau:

  • HTK có được kiểm kê ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt với những hàng hóa có giá trị cao hoặc rủi ro cao
  • Có duy trì sổ sách ghi nhận HTK đầy đủ
  • Có xây dựng thủ tục phù hợp cho việc kiểm kê HTK và kiểm tra hoạt động kiểm kê
  • Khi phát sinh chênh lệch trọng yếu giữa sổ sách và thực tế, BQT có làm rõ và sửa chữa

b. Kiểm kê định kỳ (Perpeptual inventory count)

Đây là phương pháp KTV lựa chọn để thu thập bằng chứng về sự tồn tại, quyền sở hữu và tính đầy đủ của HTK. Theo đó:

    • Kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm (At the year end): Là thời điểm tốt nhất để KTV thu thập bằng chứng vì kết quả của BCTC được chốt tại ngày này.
    • Kiểm kê trước hoặc sau ngày kết thúc năm (Before/After year end), độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào:
      • Thời gian từ lúc kết thúc năm tài chính đến lúc thực hiện kiểm kê: Thời gian càng dài, độ tin cậy của bằng chứng càng giảm
      • Độ đầy đủ của việc ghi chép các nghiệp vụ HTK phát sinh trong thời gian từ lúc kiểm kê đến lúc kết thúc năm tài chính

    2. Các giai đoạn của một cuộc kiểm kê

      KTV thu thập bằng chứng kiểm toán qua 3 giai đoạn của một cuộc kiểm kê. Cụ thể:

      Giai đoạn kiểm kê

      Thủ tục kiểm toán

      Trước kiểm kê

      (KTV xem xét toàn bộ hướng dẫn kiểm kê nhằm nhận dạng rủi ro trọng yếu)

      • Rà soát lại hồ sơ làm việc về HTK của năm trước
      • Thu thập bản sao hướng dẫn kiểm kê và đánh giá tính đầy đủ của thủ tục
      • Thảo luận với Ban Quản trị về sự thay đổi mà có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê
      • Nhận dạng những hàng hóa chậm luân chuyển hoặc lỗi thời
      • Sắp xếp nhân sự tham gia kiểm kê
      • Lựa chọn phương pháp kiểm kê
      • Cân nhắc có cần sự tham gia của chuyên gia

      Chứng kiến kiểm kê

      (KTV xác nhận quá trình kiểm kê có thực hiện theo đúng hướng dẫn)

      • Quan sát khách hàng thực hiện kiểm kê, đánh giá quá trình thực hiện có theo đúng và đầy đủ hướng dẫn kiểm kê 
      • Chọn mẫu kiểm kê để đảm bảo các thủ tục và kiểm soát nội bộ hoạt động bình thường
      • Đảm bảo các thủ tục nhận dạng HTK hư hỏng, chậm lưu chuyển, lỗi thời, KTV thu thập thêm thông tin về sản phẩm dở dang để phục vụ cho mục đích định giá một cách thích hợp
      • Xác nhận rằng HTK được giữ bởi bên thứ 3 phải được tách biệt với HTK ở trong kho của doanh nghiệp
      • Kết luận việc kiểm kê đã được thực hiện đúng và đủ độ tin cậy để xác nhận tính hiện hữu của HTK
      • Cân nhắc những điều chỉnh cần thiết cho những thủ tục kiểm toán tiếp theo

      Sau khi kiểm kê

      (Xem xét, làm rõ các vấn đề tồn tại trong quá trình kiểm kê)


      • Đồng ý về tính đầy đủ và chính xác từ bản gốc giấy tờ kiểm kê
      • Rà soát những hàng hóa lỗi thời, chậm luân chuyển và giá trị thuần có thể thực hiện được
      • Trao đổi với BQT để làm rõ những vấn đề còn tồn đọng từ việc kiểm kê
      • Thu thập thư giải trình về tính đầy đủ và chính xác

      3. Hàng tồn kho được giữ bởi bên thứ 3

      Nếu KTV xác minh được tính trung thực và khách quan của bên thứ 3, KTV gửi thư xác nhận trực tiếp từ bên thứ 3 liên quan đến số lượng và tình trạng của HTK.

      Trong trường hợp, KTV nghi ngờ về tính trung thực và khách quan của bên thứ 3 thì KTV sẽ thực hiện thủ tục thay thế khác:

      • Chứng kiến hoặc sắp xếp KTV khác chứng kiến bên thứ 3 kiểm kê HTK
      • Thu thập báo cáo kiểm toán khác về hệ thống kiểm soát nội bộ của bên thứ 3 để đảm bảo rằng HTK được kiểm kê chính xác và đầy đủ
      • Yêu cầu xác nhận từ bên khác nếu KTV nghi ngờ HTK được đem thế chấp

      III. Kiểm toán tính đúng kỳ của HTK (cut-off)

      1. Tầm quan trọng của tính đúng kỳ

      Tính đúng kỳ rất quan trọng để xác định việc ghi nhận HTK vào năm tài chính nào, KTV cần lưu ý một số thời điểm cụ thể:

      • Thời điểm mua và nhận hàng hóa, dịch vụ
      • Thời điểm yêu cầu nguyên liệu thô cho sản xuất
      • Thời điểm chuyển đổi từ sản phẩm dở dang sang thành phẩm
      • Thời điểm bán và giao hàng thành phẩm

      2. Thủ tục kiểm toán

        Có 2 trường hợp cần xem xét:

        • Trường hợp mua hàng hóa (Purchase cut-off): Chỉ ghi nhận là công nợ nếu hóa đơn mua hàng được nhận trước khi kiểm kê HTK. Nếu các HTK đã nhận được nhưng chưa nhận được hóa đơn mua hàng trước thời điểm kiểm kê thì cần phải lên danh sách riêng cho những hàng hóa này và thực hiện trích trước
        • Trường hợp bán hàng hóa (Sales cut-off): Hóa đơn được xuất ra sau thời điểm kiểm kê không được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu trước thời điểm kiểm kê, cần kiểm tra:
          • GRNs và GDNs có được đánh số không và việc đánh số có liên tiếp hay không
          • Những tờ GRNs, GDNs và tờ yêu cầu NVL cần đc ghi chú lại. Những số này cần được sử dụng để kiểm tra sau khi việc mua và bán hàng được ghi nhận vào năm hiện tại
          • Thực hiện tương tự đối với trường hợp HTK được giữ bởi bên thứ 3

        IV. Kiểm toán định giá HTK

        1. Giá trị HTK

        HTK nên được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa nguyên giá (cost) và giá trị thuần có thể thực hiện được (net realizable value – NRV).

        • Cost là toàn bộ các chi phí mua hàng và các chi phí khác phát sinh để đưa HTK về vị trí và tình trạng hiện tại
        • NRV là giá bán ước tính trong quá trình kinh doanh thông thường, trừ đi các chi phí cần thiết để bán được HTK

        2. Thủ tục kiểm toán

          KTV sẽ cân nhắc hình thức kiểm tra mà họ có thể thực hiện để kiểm tra tính hợp lý về cost và NRV:

          • Cost: Kiểm tra và đánh giá xem nguyên tắc ghi nhận có nhất quán với các năm trước, xem xét sự thay đổi giá HTK trong thời gian gần đây, thời gian luân chuyển HTK
          • NRV: xem xét NRV có thấp hơn cost không và có lý do có hợp lý không như HTK lỗi thời, hết hạn sử dụng, chiến dịch giảm giá để bán hàng nhằm tăng danh tiếng

          V. Bài tập áp dụng


          By attending the inventory count, which of the following is NOT for audit ganing assurance?

          A: The quantity of inventory

          B: The existence of inventory

          C: The rights and obligations over the inventory

          D: The effectiveness of the company’s control over the inventory count

          Phân tích đề

          Khi chứng kiến buổi kiểm kê, KTV không có được những sự đảm bảo nào?

          Lời giải: C

          Thông qua chứng kiến kiểm kê, KTV chỉ xác định được số lượng (đáp án A) và tính hiện hữu (đáp án B) của HTK.

          Kết hợp giữa hướng dẫn kiểm kê và quan sát quá trình kiểm kê, KTV có thể đánh giá được tính hiệu lực của hoạt động KSNB (đáp án D).

          Nhưng KTV không thể xác định được quyền và nghĩa vụ HTK (đáp án C) do cơ sở dẫn liệu này cần phải tham chiếu đến hóa đơn chứng từ.

          Author: Minh Anh Nguyen