Big 4 - Các tiêu chí tuyển dụng

BIG4 NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

Chia sẻ về từ một thực tập sinh, từ đó trả lời cho 2 vấn đề: Tại sao lại lựa chọn BIG4? BIG4 nào phù hợp với các bạn?

Đây là những ý kiến dựa trên 3 tháng intern ít ỏi cùng một khoảng thời gian khá dài thu thập thông tin về Big 4. Phần nào đó còn mang nặng đánh giá cá nhân, việc có chính xác hay không thì không đảm bảo được. Bài viết này sẽ giành để trả lời 2 câu hỏi: Tại sao lại lựa chọn Big 4? Big 4 nào phù hợp với bản thân các bạn?

Hầu hết những ai học chuyên ngành kế, kiểm hoặc thậm chí một số chuyên ngành kinh tế khác đều đã ít nhiều được nghe qua về Big 4 bởi danh tiếng quá lớn của họ trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp. Deloitte, PwC, KPMG, EY, mặc dù đều cung cấp dịch vụ rất đa dạng nhưng mỗi công ty lại có một thế mạnh riêng của mình. Thế nhưng tựu chung lại, Big 4 đều hấp dẫn các ứng viên vì các nguyên nhân như sau:

- Thứ nhất, một môi trường làm việc lành mạnh. Phải nói rằng trong môi trường kinh tế ở Việt Nam, việc nhân viên bị đối xử không công bằng diễn ra rất nhiều, việc chia bè kéo cánh, đè đầu cưỡi cổ nhau để được thăng tiến là không phải hiếm, đặc biệt là trong các công ty nhà nước. Tuy nhiên với Big 4 thì không. Làm việc trong Big 4 luôn tạo được sự thoải mái cho nhân viên trong mối quan hệ với các đồng sự. Dù là người mới hay cũ đều được đối xử công bằng, thành viên ở mọi cấp bậc, dù là partner hay director, senior hay thậm chí là new joiner đều có thể tranh luận sòng phẳng một vấn đề nào đó. Mọi người được đánh giá dựa trên năng lực, và mỗi dịp lễ tết không có nhân viên nào phải lo tết này sẽ biếu sếp quà gì, nặng đô không, người khác biếu chác ra sao -> save money 

- Thứ hai, một môi trường làm việc chuyên nghiệp và tốt cho việc học hỏi, phát triển và tích lũy kinh nghiệm. 
Mỗi công ty trong Big 4 đều xây dựng một quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng hết sức nghiêm ngặt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán được thực hiện triệt để. Điều này có hai cái lợi cho nhân viên: thứ nhất, hiển nhiên là chỉ việc xách laptop và cái caf file nhẹ hều đi fieldwork ở khách hàng thay vì è cổ vác cả đống giấy tờ. Thứ hai, vì quy trình được thể hiện rõ ràng trong phần mềm kiểm toán, đồng thời được kiểm tra giám sát hàng ngày, thậm chí hàng giờ bởi các cấp cao hơn nên sẽ không gây nhiều khó khăn trong quá trình làm việc với người mới. Dĩ nhiên, để phát triển tốt, bạn cần phải có nền kế toán vững chắc đã, kỹ thuật kiểm toán sẽ học hỏi dần dần.

Bên cạnh đó, bạn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị đi trước và các bạn đồng sự, một teamwork thật sự. Mọi người đều được định hướng rõ ràng để tuân thủ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, nên đây là môi trường giáo dục đạo đức bản thân cực kỳ tốt.
Hầu hết các khách hàng của Big 4 đều được lựa chọn kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng. Đa phần các khách hàng đều có thái độ hỗ trợ kiểm toán viên trong công việc. Bên cạnh đó, khách hàng tốt nghĩa là tổ chức hệ thống kế toán của họ cũng tiên tiến, sẽ là hết sức phung phí nếu không tận dụng để học hỏi từ đây. Nhưng bạn phải xác định, công việc kiểm toán sẽ được thực hiện theo đúng hợp đồng, không tiệc tùng, không phong bì như một số đơn vị kiểm toán khác được nhận từ khách hàng. Điều này giúp kiểm toán viên giữ được tính độc lập. Nhớ nhé, không tiệc tùng và không phong bì.

Ngoài các hoạt động tranining được tổ chức thường xuyên, Big 4 còn có chính sách hỗ trợ nhân viên học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA hay CPA Australia. Đây là cơ hội không nhỏ đối với những nhân viên mới vào còn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn về tài chính. Dĩ nhiên, bạn phải có một số cam kết với firm, và lựa chọn là quyền quyết định của bạn.

- Thứ ba, một nơi phát triển sự nghiệp miễn chê. Con đường thăng tiến của một kiểm toán viên khi làm việc tại Big 4 là tương đối ổn định và rõ ràng, với sự phân chia cấp bậc và xét duyệt sẽ tùy thuộc vào mỗi công ty. Nếu bạn có năng lực thật sự và làm việc chăm chỉ hết mình, bạn sẽ có một tương lai lâu dài ở Big 4. Tuy nhiên, nếu các bạn có định hướng khác, đặc biệt là với các bạn nữ, những người sợ rằng vướng bận gia đình có thể ảnh hưởng đến công việc, những năm tháng làm việc tại Big 4 sẽ cho các bạn kinh nghiệm làm việc quý giá và một điểm sáng trong CV nếu các bạn muốn tìm một công việc mới hay là đi du học. Làm kiểm toán tại Big 4 rồi chuyển sang các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán, hoặc đơn giản vẫn ở Big 4 nhưng chuyển từ hoạt động kiểm toán sang tư vấn (advisory). Bạn có thể thấy cơ hội làm việc là hết sức rộng mở. Một điểm lưu ý khác là với Big 4 thường hoạt động theo mạng lưới nên việc chuyển nhân viên trong mạng lưới không phải hiếm, cơ hội làm việc tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ hay đại loại thế cho Big 4 là tương đối hấp dẫn.

- Thứ tư, mức thu nhập ổn định. Tốt nghiệp xong, việc tìm kiếm một công việc là tương đối khó trong bối cảnh hiện nay, chứ chưa nói gì đến một công việc với mức lương cao. Các anh chị ở khác đề cập mức lương khởi điểm chục triệu or vài ngàn đô. Big 4 thì các bạn đừng bao giờ ảo tưởng mức lương đó cho người mới bắt đầu nhé. Mình thấy làm ở Big 4…đủ ăn. Nhiều bạn nói Big 4 trả lương cao nhưng áp lực làm việc rất ghê gớm. Với những người đã trải qua mùa bận rồi, dĩ nhiên làm intern thì áp lực cũng chưa cao lắm và cân bằng tương đối dễ dàng, nhưng đúng là áp lực lên cao hơn thì khủng khiếp, nhất là đối với senior, thấy mấy anh chị thức qua đêm cũng không hiếm lắm =.= mà cũng stress phết đấy cơ mà yêu nghề thì không có vấn đề gì đâu :Theo như lời của một anh manager nói ấy, thì cứ xem kiểm toán như là một bản nhạc đi chơi cho thật hay vào. Mình thấy các anh chị senior mặc dù bận tối mắt vẫn quẩy được ACCA :-ss tự nhủ Big 4 sẽ rèn luyện cho mình đến đẳng cấp ấy.

Chừng ấy lý do mình tin đủ để hấp dẫn các bạn đến Big 4. Tuy nhiên, không phải Big 4 đều giống nhau hết mà sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với người này, người khác. Mình tự nhận thấy có một số khác biệt sau, lớn nhất có lẽ là về đối tượng khách hàng (mình sẽ không nêu tên cụ thể khách hàng A, B, C gì đâu mà sẽ nói chung chung. confidential mà).

Deloitte có thế mạnh với khách hàng là các công ty nhà nước, mình nhớ không nhầm thì trên trang web của vacpa, doanh thu từ mảng này với hoạt động kiểm toán của Deloitte là đứng đầu từ phải. Lý do có thể là vì Deloitte từ VACO mà đi lên. Làm việc tại Deloitte, mình tin là sẽ học được nhiều điều để hoạt động trong môi trường kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, trong Deloitte cũng có khá nhiều anh chị xuất thân từ tài chính nữa, tỷ lệ đông hơn so với các Big khác.
EY trước đây có thế mạnh ở lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên dạo gần đây Deloitte và KPMG cũng khá phát triển. Đây sẽ là điểm đến ưa thích cho các bạn muốn kiểm toán ngân hàng hoặc định hướng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

KPMG thì đối tượng khách hàng rất đa dạng, mình cũng không biết là tập trung vào đâu nữa. Và cái mình ấn tượng nhất là các bạn KPMG có rất nhiều hoạt động bên ngoài, vui, và có vẻ nhiều trai xinh gái đẹp nữa.

PwC tập trung vào manufacturing audit, với đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Số lượng khách hàng ít hơn, chọn lựa gắt gao hơn nhưng tổ chức kế toán của khách hàng là tương đối chuyên nghiệp. Nhưng mình thấy nếu vào PwC thì cơ hội đi du hí mấy tỉnh phía nam không nhiều như các Big kia đâu, vì trụ sở của PwC là ở miền nam còn các Big kia ở ngoài bắc cả thì phải, PwC Hà Nội chỉ cover khách hàng ngoài bắc thôi.
Về số lượng nhân sự tuyển thì không cố định cho từng đợt. D Nhưng theo kinh nghiệm với khu vực Hà Nội thường thì Deloitte tuyển đông nhất, rồi đến KPMG và EY, còn PwC thường tuyển ít nhất (và PwC có khá nhiều du học sinh dự tuyển). PwC Hồ Chí Minh tuyển đông hơn, nên nếu không tự tin thi ở Hà Nội thì có thể thi vào Hồ Chí Minh làm mấy năm rồi tìm cách chuyển ra.

Nói chung về chương trình thi tuyển thì Deloitte và EY có xem trọng yếu tố kiến thức chuyên ngành nền tảng còn KPMG và PwC thì không care mấy (ít nhất đến giờ là như thế, trong tương lai có thay đổi hay không thì không biết) vì thế, đó cũng là một cơ hội dành cho các bạn không học chuyên ngành kế kiểm.

 

Chúc các bạn thành công!

Author: Minh Thuy Tran