[BT/F1] Business and Technology (Kinh doanh và Công nghệ)

[BT/F1: Tóm tắt kiến thức] Lesson 1: Tổ chức kinh doanh và các bên liên quan (Business Organisations and their stakeholders)

Một tổ chức (an organisation) được định nghĩa là một tập thể những người theo đuổi một mục tiêu chung, kiểm soát hoạt động của cả tập thể, tạo ranh giới giữa tập thể mình với môi trường bên ngoài.
Tổ chức kinh doanh (Business organisations) là các tổ chức được thành lập với mục tiêu tạo ra lợi nhuận (ví dụ như các công ty thương mại) hoặc cải thiện đời sống an sinh xã hội (các tổ chức, quỹ từ thiện).
Trong bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mục đích thành lập tổ chức, phân loại tổ chức và các bên liên quan.

I. Đặc điểm, mục đích của tổ chức và các loại hình tổ chức

1. Mục đích thành lập tổ chức

Tổ chức cho phép con người hoạt động năng suất và hiệu quả hơn, giúp con người đạt được những kết quả mà cá nhân không thể đạt được. Cụ thể:

2. Đặc điểm của tổ chức

Đặc điểm của tổ chức được xem xét ở những khía cạnh sau:

3. Các loại hình tổ chức kinh doanh

Có nhiều cách phân loại tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, 2 cách dưới đây được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể:

a. Theo mục tiêu định hướng của tổ chức

  Tổ chức thương mại Tổ chức phi lợi nhuận
Mục tiêu

Tối đa hóa lợi nhuận (maximise profit), đem lại giá trị cho chủ doanh nghiệp và các bên liên quan

Thúc đẩy phát triển an sinh xã hội, chính trị hay môi trường. 

Phân loại

Tổ chức thương mại được chia thành ba loại theo tư cách pháp nhân của tổ chức:

  • Hộ kinh doanh cá thể (Sole trader): tổ chức có chủ sở hữu và được điều hành bởi một cá nhân

  • Công ty hợp danh (Partnership): do 1 nhóm người cùng nhau góp vốn, cùng nhau hoạt động và quản lý công ty.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited company)

Bao gồm:

  • Các cơ quan chính phủ

  • Trường học

  • Bệnh viện

  • Tổ chức từ thiện (ví dụ: Hội chữ thập đỏ)

  • Các câu lạc bộ

Trong loại hình tổ chức thương mại, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

  • Đặc điểm của công ty TNHH

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân riêng biệt với chủ sở hữu (cổ đông). Rủi ro của họ thường được giới hạn ở số vốn họ đã đầu tư vào công ty khi mua cổ phiếu. Đây được gọi là trách nhiệm hữu hạn.

    • Chủ sở hữu là các cổ đông (shareholders) là người cung cấp vốn và nhận được lợi nhuận, nhưng bị hạn chế trong việc điều hành công ty.
    • Ban giám đốc (BGĐ) được bổ nhiệm bởi các cổ đông để điều hành và quản lý công ty. Họ có trách nhiệm đối với cả hai nhóm chủ sở hữu và nhân viên. BGĐ gồm có các giám đốc điều hành tham gia vào các hoạt động hàng ngày của tổ chức và các giám đốc không điều hành tham gia với tư cách cố vấn, đưa ra định hướng hoạt động chung.
  • Các loại hình công ty TNHH

Công ty TNHH được chia thành hai loại sau:

 

Công ty TNHH tư doanh

(Private limited companies)

Công ty TNHH đại chúng

(Public limited companies)  

Số lượng cổ đông

Chỉ có một chủ sở hữu hoặc một nhóm nhỏ cổ đông

Số lượng cổ đông không giới hạn

Chuyển nhượng cổ phiếu

Ít khi được chuyển nhượng và cần có sự đồng ý của các cổ đông

Cổ phiếu được phát hành và chào bán rộng rãi ra công chúng qua sàn chứng khoán

Cơ cấu tổ chức

BGĐ có thể là người nắm giữ phần lớn cổ phần công ty

Hội đồng quản trị và BGĐ điều hành thường tách biệt với nhau, hoặc BGĐ nắm giữ một phần rất nhỏ cổ phần công ty

Nguồn vốn

- Vốn của người sáng lập

- Vốn góp từ các cộng sự kinh doanh hoặc nhân viên

- Các nhà đầu tư mạo hiểm

Vốn được huy động trực tiếp từ việc phát hành và bán cổ phiếu trực tiếp cho công chúng và các nhà đầu tư tổ chức (institutional investors) thông qua các sàn chứng khoán

  • Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH

Ưu điểm

Nhược điểm

- Có nguồn vốn lớn để đầu tư

- Rủi ro được giảm thiểu cho các nhà đầu tư nhờ TNHH

- Có tư cách pháp nhân riêng biệt, linh hoạt hơn trong các hoạt động của doanh nghiệp

- Quyền sở hữu về mặt pháp lý tách biệt với quyền kiểm soát. Các nhà đầu tư không cần tham gia vào các hoạt động điều hành

- Không hạn chế về quy mô, số lượng cổ đông

- Nhiều thủ tục pháp lý và báo cáo liên quan cần được kiểm toán trước khi công bố gây tốn kém chi phí      

- Các cổ đông có ít quyền lực thực tế, mặc dù họ có thể bỏ phiếu để sa thải các giám đốc

b. Theo quyền sở hữu

 

     Khu vực

      tư nhân

    Khu vực công

      Hợp tác xã

   Tổ chức phi             chính phủ    

Sở hữu

Sở hữu hoặc vận hành bởi các cá nhân hoặc các cổ đông

Sở hữu hoặc vận hành bởi cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương

Đồng sở hữu và kiểm soát bởi những người lao động và người tiêu dùng

Sở hữu bởi các cá nhân và tổ chức, độc lập với chính phủ

Mục tiêu

Có thể là tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận

Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng

Chia sẻ lợi nhuận giữa người lao động và người tiêu dùng

Thúc đẩy phát triển an sinh xã hội, chính trị hay môi trường    

II. Các bên liên quan (Stakeholders)

Các bên liên quan là những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có quan tâm, có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức.

1. Phân loại các bên liên quan

Các bên liên quan được chia làm 3 nhóm chính sau:

Bên liên quan

Mục tiêu

Rủi ro

Nhóm bên liên quan trong nội bộ tổ chức (Internal stakeholders) là những người mối quan hệ mật thiết với tổ chức

Người lao động và ban quản lý

  • Lợi ích và mục tiêu cá nhân: lương và các khoản trợ cấp, sự hài lòng và tương lai nghề nghiệp
  • Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cổ đông

  • Thái độ và hành động tiêu cực của nhân viên có thể ảnh hưởng đến hoạt đông tổ chức

  • Từ chức

Nhóm bên liên quan có quan hệ trực tiếp (Connected Stakeholders) là các cá nhân và tổ chức có mối liên hệ tài chính với tổ chức

Cổ đông (Shareholders)

  • Tối đa hóa lợi ích nhận được từ việc sở hữu cổ phiếu của công ty

  • Bảo đảm giá trị khoản đầu tư

  • Cổ đông rút vốn

  • Cổ đông lạm quyền

  • Xung đột với ban quản lý

Khác hàng (Customers)

 

  • Hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt, giá cả phải chăng

  • Dịch vụ hậu mãi

  • Khách hàng không mua hàng hóa và dịch vụ

  • Kiện tụng khi có vấn đề xảy ra

Nhà cung cấp thương mại

(Suppliers)

  • Được thanh toán đủ và đúng hạn theo thỏa thuận

  • Giữ quan hệ làm ăn lâu dài

  • Từ chối hoặc giảm thời hạn tín dụng

  • Giao hàng chậm

Nhà cung cấp tài chính

(Financial provider)

Nhận được đủ và đúng hạn khoản tiền lãi vay hàng kỳ và tiền gốc khi đến ngày đáo hạn

  • Từ chối tín dụng

  • Tăng lãi suất

  • Tài sản thế chấp cho khoản vay

Nhóm bên liên quan bên ngoài tổ chức (External Stakeholders) là các cá nhân tổ chức bị ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức

Chính phủ (Government)

  • Phân bổ tài nguyên

  • Phát triển kinh tế, vấn đề việc làm

  • Chính sách thuế đối với doanh nghiệp

  • Tăng thuế

  • Thay đổi về quy định và luật pháp

Nhóm lợi ích (Interest/pressure groups)

Gồm các cá nhân, tổ chức cùng tuyên truyền, vận động để tác động đến dư luận và xã hội về các vấn đề: chính trị, môi trường, quyền con người,…

  • Truyền thông không tốt về doanh nghiệp

  • Hành động trực tiếp như biểu tình, bạo động

  • Gây áp lực lên chính phủ

Các hiệp hội nghề nghiệp (Professional bodies)

Quan tâm đến đạo đức của thành viên

Việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức

2. Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan (Stakeholder conflict) 

Mục tiêu của các bên liên quan là rất khác nhau nên xung đột giữa các bên là điều khó tránh khỏi.
Ví dụ: Các cổ đông với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận có thể sẵn sàng chấp nhận mối đầu tư có rủi ro cao hơn hơn để đổi lại lợi nhuận cao hơn, trong khi các chủ ngân hàng với mục tiêu nhận đủ và đúng hạn khoản lãi vay hàng kỳ và tiền gốc khi đáo hạn sẽ quan tâm hơn đến các tổ chức có rủi ro thấp.
Do đó, nhà quản lý phải xem xét các xung đột tiềm năng có thể xảy ra, đánh giá ảnh hưởng và chuẩn bị các phương án dự phòng để xử lý trong trường hợp có ảnh hưởng đến tổ chức kinh doanh. Ma trận của Mendelow được xem là công cụ xử lý hữu ích trong trường hợp này. Cụ thể, ma trận Mendelow xem xét mối quan tâm và tầm ảnh hưởng của các bên liên quan đến tổ chức, rồi chia họ thành 4 nhóm sau:

  • Key players (High power/High interest): Nhóm những các bên liên quan cần có sự đồng thuận (acceptable), ví dụ như các khách hàng lớn. Cần thông báo cho họ biết về mỗi giai đoạn của dự án và xem xét các quan điểm của họ thường xuyên.

  • Keep satisfied (High power/Low interest): Nhóm những các bên liên quan cần giữ cho họ hài lòng, ví dụ như các cổ đông lớn của công ty.

  • Keep informed (Low power/High interest): Nhóm những các bên liên quan không có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định, nhưng có khả năng ảnh hưởng đến các bên liên quan có quyền lực lớn hơn, ví dụ như các tổ chức từ thiện, nhóm lợi ích. Họ cần được thông báo về các hoạt động của tổ chức

  • Minimal effort (Low power/Low interest): Nhóm những các bên liên quan không quan tâm và không có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định, ví dụ như khách hàng không thường xuyên, lao động thời vụ.

III. Bài tập minh họa

Câu 1:  Which of the following defines an organisation?

A     A social arrangement which pursues collective goals, which controls its own performance and which has a boundary separating it from its environment
B    A social arrangement which exists to make a profit, controls its own performance and which operates within certain boundaries

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi về định nghĩa của một tổ chức.

Lời giải: A
Theo nội dung bài học ở trên, A là đáp án chính xác. Đáp án B sai vì không phải tất cả các tổ chức đều có mục tiêu tạo ra lợi nhuận. 
Câu 2: A private sector organisation is one owned or run by:

A       Central government
B       Local government
C       Government agencies
D       None of the above

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi tổ chức kinh tế tư nhân do ai sở hữu.

Lời giải: D
Khu vực tư nhân do cá nhân hoặc tổ chức sở hữu và điều hành. Các đáp án A, B và C đều liên quan đến khu vực kinh tế công do chính quyền trung ương hoặc địa phương sở hữu hoặc điều hành.

Author: Tran Trang