Hoạt động đào tạo, phát triển có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp, đánh giá về hiệu quả cũng như phương pháp để thực hiện hoạt động này cho hiệu quả.
I. Quá trình học tập
1. Phương pháp tiếp cận lý thuyết học tập
Với mỗi phương pháp tiếp cận lại đưa ra cách mọi người học khác nhau.
Phương pháp |
Định nghĩa |
Tâm lý học hành vi (Behaviourist psychology) |
Tập trung vào mối quan hệ giữa các kích thích (thông qua các giác quan) và phản ứng với các kích thích đó. Con người sẽ đưa ra các hành động trong tương lai dựa trên các kết quả từ các hành vi trong quá khứ. |
Nhận thức (Cognitive approach) |
Tâm trí con người lấy thông tin cảm tính và áp đặt suy nghĩ có tổ chức, ý nghĩa lên nó. |
2. Phong cách học tập của Honey và Mumford
Những người khác nhau có phong cách học tập hoặc sở thích khác nhau.
Theo Honey và Mumford có 4 loại phong cách học tập:
Phong cách |
Nội dung |
Người theo phong cách lý thuyết (Theorists) |
Họ tìm cách hiểu các nguyên tắc cơ bản và thực hiện phương pháp tiếp cận trí tuệ, dựa trên lập luận logic. Họ thích đào tạo để có thể thực hiện:
|
Người phản ánh (Reflectors) |
|
Nhà hoạt động (Activists) |
|
Những người theo chủ nghĩa thực dụng (Pragmatists) |
|
3. Chu trình học tập của Kolb
Theo Kolb, mọi người có thể học hỏi từ kinh nghiệm làm việc hàng ngày, sử dụng chu trình học tập phản ánh, khái quát hóa và ứng dụng. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:
II. Phát triển và đào tạo
1. Định nghĩa
Phát triển là nhận ra khả năng và tiềm năng của một người thông qua việc cung cấp kinh nghiệm học tập và giáo dục.
Đào tạo là sự sửa đổi hành vi có kế hoạch và có hệ thống thông qua các sự kiện học tập, các chương trình và hướng dẫn giúp các cá nhân đạt được trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả.
Giáo dục là kiến thức được thu nhận dần dần thông qua học tập và hướng dẫn.
Do đó, mục đích chính của đào tạo và phát triển là nâng cao năng lực và sự phát triển cá nhân, giúp đỡ và thúc đẩy nhân viên phát huy hết tiềm năng của họ. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo công ty đáp ứng các mục tiêu hoạt động hiện tại và tương lai
- Cải tiến liên tục hiệu suất của các cá nhân và nhóm
- Tối đa hóa tiềm năng phát triển (và thăng tiến) của mọi người
2. Chiến lược đào tạo và phát triển
Các tổ chức thường có một chiến lược đào tạo và phát triển, dựa trên chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch phát triển bao gồm 3 bước sau đây:
2. Lợi ích của việc đào tạo
Đào tạo mang lại lợi ích đáng kể cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể:
Đối với người sử dụng lao động | Đối với người lao động |
|
|
3. Cách tiếp cận hệ thống để đào tạo
Hệ thống để đào tạo nên được dần thiết lâ[j thông qua 7 bước sau:
III. Mục tiêu và nhu cầu đào tạo
1. Phân tích nhu cầu đào tạo chính thức
Nhu cầu đào tạo (Training needs) là khoảng cách giữa cái mà người lao động cần đạt được và cái mà họ thực tế đạt được.
Mức độ năng lực cần thiết cho công việc có thể được xác định bởi:
- Phân tích công việc: xác định các yếu tố của nhiệm vụ
- Phân tích kỹ năng: xác định các yếu tố kỹ năng của nhiệm vụ
- Phân tích vai trò: đối với các công việc quản lý và hành chính đòi hỏi mức độ phối hợp và tương tác cao với những người khác
- Hồ sơ hiện có: đặc điểm kỹ thuật và mô tả công việc, sơ đồ tổ chức (mô tả vai trò và mối quan hệ)
- Phân tích năng lực hoặc các khung năng lực hiện có.
2. Đặt mục tiêu đào tạo
Khi nhu cầu đào tạo đã được xác định, chúng cần được chuyển chúng thành mục tiêu đào tạo.
Ví dụ:
Nhu cầu đào tạo |
Mục tiêu đào tạo |
Biết thêm về luật bảo vệ dữ liệu |
Nhân viên sẽ có thể trả lời bốn trong số năm câu hỏi về luật bảo vệ dữ liệu mà không cần phải tìm kiếm chi tiết. |
Thiết lập mối quan hệ tốt hơn với khách hàng |
|
Để lắp ráp thiết bị nhanh hơn |
Nhân viên sẽ có thể lắp ráp từng đồng hồ một cách chính xác trong vòng 30 phút. |
3. Kết hợp nhu cầu đào tạo vào một chương trình phát triển cá nhân
Kế hoạch phát triển cá nhân (Personal development plan) là kế hoạch hành động phát triển rõ ràng cho một cá nhân, bao gồm các cơ hội phát triển và đào tạo chính thức.
Các bước lập kế hoạch phát triển cá nhân:
IV. Phương pháp đào tạo
Có 2 phương pháp đào tạo sau:
1. Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc giảm thiểu rủi ro nhưng không phải lúc nào kiến thức được học cũng gắn liền với thực tế công việc.
Đào tạo ngoài công việc là đào tạo chính thức được thực hiện bên ngoài bối cảnh của chính công việc trong đào tạo đặc biệt phòng hoặc các cơ sở bên ngoài. Bao gồm:
- Các khóa học có thể được điều hành bởi bộ phận đào tạo của doanh nghiệp hoặc có thể được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên ngoài
- Đào tạo dựa trên máy tính kết hợp đào tạo tương tác qua mạng internet
- E-learning là học tập dựa trên máy tính thông qua mạng máy tính hoặc internet. Hỗ trợ học tập có sẵn từ gia sư trực tuyến, người điều hành và các nhóm thảo luận
- Các kỹ thuật được sử dụng trong khóa học có thể bao gồm các bài giảng và hội thảo hoặc đóng vai, nghiên cứu tình huống.
2. Đào tạo trên công việc
Đào tạo trên công việc tối đa việc chuyển giao việc học vào thực tế công việc.
Phương pháp đào tạo trên công việc bao gồm :
Phương pháp |
Nội dung |
Chứng minh, hướng dẫn (Demonstration/instruction) |
|
Luân chuyển công việc (Job rotation) |
|
Giữ chức vụ tạm thời (Temporation promotion) |
Một cá nhân được đề bạt vào vị trí của cấp trên trong khi cấp trên vắng mặt, giúp cá nhân có cơ hội trải nghiệm những yêu cầu của một vị trí cấp cao hơn. |
Trợ lý |
Một nhân viên có thể được bổ nhiệm làm trợ lý cho một người cao cấp hơn hoặc có kinh nghiệm hơn, để có được kinh nghiệm về một vai trò mới hoặc đòi hỏi cao hơn. |
Học tập bằng hành động |
|
Ủy ban |
Các học viên có thể được đưa vào thành viên của các ủy ban, để có được sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các bộ phận |
Dự án công việc |
Làm việc trong một dự án với những người khác giúp học viên tiếp xúc với các bộ phận khác của doanh nghiệp. |
V. Trách nhiệm đối với đào tạo và phát triển
Trách nhiệm đào tạo và phát triển được trao cho cả cá nhân người học và các nhà quản lý, nhà cung cấp đào tạo. Cụ thể như sau:
VI. Đánh giá chương trình đào tạo
Xác nhận đào tạo là quan sát kết quả của khóa học và đo lường liệu các mục tiêu đào tạo đã đạt được hay chưa.
Đánh giá đào tạo là so sánh chi phí của chương trình với những lợi ích được đánh giá đang thu được.
Hiệu quả của một chương trình đào tạo có thể được đo lường ở các cấp độ khác nhau. Cụ thể thông qua mô hình đánh giá 5 cấp độ sau:
VII. Phát triển
Phát triển bao gồm một loạt các hoạt động học tập và trải nghiệm để nâng cao danh mục năng lực, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên hoặc người quản lý, nhằm hướng tới sự phát triển cá nhân hoặc nghề nghiệp.
Có một số cách tiếp cận để phát triển sau:
Cách tiếp cận |
Nội dung |
Phát triển cách quản lý |
Bao gồm việc phát triển các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giáo dục quản lý và kinh nghiệm có kế hoạch về các chức năng, vị trí và bối cảnh công việc khác nhau, để chuẩn bị cho việc nâng cao trách nhiệm quản lý |
Phát triển sự nghiệp |
Cá nhân hoạch định con đường sự nghiệp để dễ dàng đạt được sự thăng tiến nhất định |
Phát triển chuyên môn |
Các cơ quan chuyên môn cung cấp các chương trình có cấu trúc nhằm phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD), đảm bảo rằng các tiêu chuẩn nghề nghiệp được duy trì và nâng cao |
Phát triển cá nhân |
Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên các cơ hội phát triển, thay vì tập trung vào các kỹ năng cần thiết trong công việc hiện tại của họ. |
VIII. Bài tập minh họa
Which of the following is NOT one of the learning styles defined by Honey and Mumford?
A. Pragmatist
B. Theorist
C. Abstractor
D. Reflector
Phân tích đề
Cách học nào sau đây không phải là một trong những phong cách học được Honey và Mumford đề cập?
Lời giải: C
Theo định nghĩa của Honey và Mumford tại mục I thì phong cách học tập bao gồm phong cách theo lý thuyết, người phản ánh, nhà hoạt động và người theo chủ nghĩa thực dụng.
Author: Khanh Linh