Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về kỹ năng quản lý thời gian, khung năng lực và các phương pháp để phát triển cá nhân. Trong bài hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về xung đột trong công việc, cách giải quyết và các phương thức giao tiếp để đạt được hiệu quả trong công việc.
V. Xung đột (Conflict)
1. Cách thức gây ra xung đột
Xung đột xảy ra khi có sự trái ngược giữa các bên, bao gồm: tính cách, sở thích, ý kiến, niềm tin của các cá nhân và các nhóm.
Tuy nhiên, sự khách biệt và cạnh tranh thường không trực tiếp dẫn tới xung đột. Thậm chí, nó có thể được coi là mang năng lượng tích cực để nâng cao hiệu quả làm việc. Nhưng, trong trường hợp, chúng có thể trở thành xung đột vì các lý do sau:
- Sự giao tiếp không hiệu quả dẫn đến các bên không hiểu nhau
- Sự phối hợp giữa các bên không mang lại hiệu quả
- Có rào cản về địa vị
- Nhu cầu công việc gây nên những áp lực cho cá nhân và nhóm
2. Quản trị xung đột giữa các cá nhân
Xung đột giữa các cá nhân có thể được giảm thiểu thông qua một số biện pháp sau:
3. Cách thức giả quyết xung đột trong team
Xung đột trong một team có thể được xử lý thông qua các cách sau:
Cách thức |
Nội dung |
Từ chối/ rút khỏi team (Denial/ Withdrawal) |
Đối với trường hợp xung đột quá lớn, khó kiểm soát hay giải quyết được, cách tốt nhất là rút ra khỏi team đó |
Đàn áp (Suppression) |
Nếu được, sử dụng phương pháp đàn áp để xung đột từ to xuống nhỏ, từ nhỏ xuống không còn xung đột nào |
Thống trị Dominance) |
Sử dụng quyền lực để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, bất lợi của cách thức này là tạo sự không hài lòng lâu dài, thù địch |
Thỏa hiệp (Compromise) |
Thương lượng, đàm phán, hòa giải là phương pháp để giải quyết những xung đột không quá lớn, giúp cho cả 2 bên hài lòng với các kết quả đạt được |
Cộng tác (Intergration/ Collaboration) |
Nhấn mạnh vào nhiệm vụ đang chịu trách nhiệm, bắt buộc phải giải quyết vì lợi ích của nhóm |
Hợp tác (Encourage co-operative behaviour) |
Mục tiêu chung được thiết lập cho cả nhóm/ phòng ban để khuyến khích mọi người cộng tác với nhau để giải quyết vấn đề. |
4. Mô hình giải quyết xung đột
Có 3 mô hình sau được sử dụng để giải quyết xung đột sau:
Mô hình |
Nội dung |
Mức độ phổ biến |
Win-lose |
Sự không cân bằng giữa 2 bên, một bên thắng sẽ có được những gì họ mong muốn bằng chi phí của bên còn lại. |
Ít phổ biến |
Lose-lose |
Không có bên nào đạt được điều họ mong muốn |
Hiếm khi xảy ra |
Win-win |
Các bên đều đạt được những gì mình mong muốn. |
Phổ biến nhất |
VI. Giao tiếp ở nơi làm việc
Giao tiếp là quá trình 2 chiều bao gồm việc truyền tải và trao đổi thông tin và cung cấp thông tin phản hồi. Đây là bước cần thiết để chỉ đạo và phối hợp các hoạt động, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc trong doanh nghiệp.
1. Các trở ngại giao tiếp
Việc giao tiếp tại nơi làm việc có thể gặp một số trở ngại, khó khăn sau:
Khó khăn |
Nội dung |
Chức danh (Status) |
Sự khác biệt giữa các cấp bậc khiến cho nhân viên lưỡng lự không dám đưa ra ý kiến, sợ bị phê bình |
Chuyên môn/ Ngôn ngữ (Jargon) |
Mỗi người có một chuyên môn khác nên rất khó để hiểu thuật ngữ trong chuyên ngành khác như thế nào |
Sự nghi ngờ (Suspicion) |
Mọi người khi tiếp nhận thông tin từ một người không chuyên sâu về lĩnh vực nào đó sẽ dẫn nghi ngờ |
Sự ưu tiên (Priorities) |
Từng người hoặc từng bộ phận có những quan điểm hay những sự ưu tiên khác nhau |
Báo cáo được chọn lọc (Selective reporting) |
Cấp dưới nộp báo cáo cho cấp trên có thể là chưa hoàn chỉnh hoặc chưa chính xác khiến cho cấp trên phải chỉnh sửa lại |
Thời gian (Timing) |
Thông tin mà không được sử dụng ngay dẫn đến rất dễ bị quên |
Cơ hội (Opportunity) |
Cơ hội chính thức hoặc không chính thức giúp họ thấy những gì mình đang thiếu |
Xung đột (Conflict) |
Sự xung đột giữa các cá nhân trong một tổ chứ sẽ khiến việc giao tiếp bị hạn chế |
Sự khác nhau giữa các cá nhân (Personal difference) |
Sự chênh lệch về tuổi tác, trình độ hay khác nhau về tính cách sẽ có những quan điểm hay cách nhìn khác nhau về một hiện tượng hoặc vấn đề |
Văn hóa (Culture) |
Tùy từng vùng miền họ sẽ có những văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Nếu không hiểu biết kỹ lưỡng về văn hóa đó, chúng ta dễ phạm phải những điều kiêng kị đối với họ. |
2. Hướng giao tiếp
Giao tiếp trong doanh nghiệp được chia thành 3 hướng sau:
3. Mô hình giao tiếp
Mô hình giao tiếp là hình thức giao tiếp giữa mọi người với nhau trong nhóm. Một trong những mục của cấu trúc tổ chức chính thức là xây dựng được mô hình giao tiếp.
Mô hình |
Wheel |
Y |
Chain
|
Circle |
Nội dung |
Có một vị trí giao tiếp trung tâm (C) của nhóm |
Hai người ở đầu và cuối chuỗi không giao tiếp được với nhau |
Mỗi thành viên của nhóm chỉ có thể giao tiếp với 2 người khác trong nhóm |
|
Tốc độ giải quyết vấn đề |
Nhanh nhất |
Nhanh thứ 2 |
Nhanh thứ 3 |
Chậm nhất |
Trưởng nhóm |
C |
C |
C |
Không có |
Mức độ hài lòng |
Thấp nhất |
Cao thứ 3 |
Cao thứ 2 |
Cao nhất |
4. Quy trình giao tiếp
Giao tiếp trong doanh nghiệp bao gồm 2 loại:
a. Quy trình giao tiếp chính thức
Quy trình giao tiếp chính thức được thực hiện qua các bước sau:
Do đó, để giao tiếp đạt được hiệu quả, những yếu tố sau cần phải đạt được:
b. Kênh giao tiếp không chính thống (Informal communication channels)
Tồn tại song với kênh giao tiếp chính thức, trong doanh nghiệp có kênh giao tiếp không chính thức, được gọi là tin đồn (grapevine). Tin đồn có vai trò quan trọng, cụ thể:
- Thịnh hành hơn kênh chính thống
- Liên quan đến tổ chức không chính thức
- Liên quan đến chính sách nội bộ, điều mà không xuất hiện trong các thông báo chính thức
- Có thể vượt qua sự quản lý bí mật trong tổ chức
Tin đồn có những đặc điểm sau:
- Hoạt động một cách nhanh chóng
- Hoạt động của tin đồn được đánh giá là có chọn lọc bởi thông tin không được tiết lộ một cách ngẫu nhiên
- Tin đồn được hoạt động tại nơi làm việc
- Khi kênh giao tiếp chính thức hoạt động thì cũng là lúc hình thức không chính thức được hoạt động mạnh mẽ nhất
5. Phương pháp giao tiếp
Có nhiều phương pháp giao tiếp khác nhau, để lựa chọn phù hợp, mỗi phương pháp sẽ có những mục tiệu và lý do lựa chọn khác nhau
Phương pháp |
Mục tiêu |
Lý do |
Gặp mặt trực tiếp (Face to face/ Meetings) |
Đưa ra được ý tưởng mới, phản hồi và truyền bá thông tin nhanh chóng |
Mọi người có thể nảy sinh ý tưởng với một người khác |
Team briefing |
Gia tăng sự cam kết và nâng cao sự hiểu biết về lực lượng lao động |
Teambriefing mang tính cá nhân hơn bảng thông báo |
Hội nghị (Conference) |
Có thể truyền tải thông tin đến các hội viên trong phạm vi rộng |
Tạo cơ hội cho các thành viên có cơ hội trao đổi và tìm hiểu về lĩnh vực mà tổ chức đang hoạt động |
Phỏng vấn (Interview) |
Nói chuyện một cách lịch sự hơn và bảo mật hơn |
Thường tốn nhiều thời gian hơn nhưng nó cần thiết cho việc bảo mật cuộc nói chuyện |
Sử dụng điện thoại (Telephone) |
Có thể nói chuyện trực tiếp với nhau mà không mất thời gian di chuyển |
Cuộc nói chuyện điện thoại mang tính impersonal nhiều hơn nhưng tiết kiệm thời gian |
Bảng thông báo (Noticeboard) |
Truyền tải thông tin rộng rãi đến mọi người với chi phí thấp |
Bảng thông báo có thể cũng cấp thông tin đa dạng cho bất kỳ hoặc tất cả nhân viên |
Thư (Letter) |
Những thông tin bí mật hoặc từ bên ngoài được lưu trữ bằng văn bản |
Đây là phương pháp linh hoạt để cung cấp, lưu trữ tài liệu bằng bản cứng |
|
Nhận được số lượng thư lớn từ những người ở các vị trí địa lý khác nhau |
Email không làm gián đoạn công việc của người nhận |
Báo cáo (Report) |
Giải thích được những trường hợp và ý kiến phức tạp |
Báo cáo cho phép mọi người nghiên cứu tài liệu trong khoảng thời gian của họ |
VII. Bài tập áp dụng
Câu 1: Which of the following necessarily make a pieces of work high priority?
A. Importance
B. Urgency
C. Importance and urgency
D. Other people want you to do the work by a given deadline
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi đâu là đặc điểm để xem xét một công việc có mức ưu tiên cao.
Lời giải: C
Mức độ ưu tiên của công việc phụ thuộc vào 2 yếu tố là sự quan trọng và độ khẩn cấp.
Câu 2: Communication between two members of a project team from different functions, but with the same level of authority, is:
A. Upward
B. Downward
C. Lateral
D. Diagonal
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi hướng giao tiếp giữa hai thành viên thuộc 2 nhóm khác nhau nhưng có cùng cấp bậc được gọi là gì?
Lời giải: C
Giao tiếp theo chiều ngang (Lateral) là giao tiếp giữa những người cùng cấp bậc nhưng thuộc các nhóm khác nhau.
Author: Minh Anh Nguyen