[BT/F1] Business and Technology (Kinh doanh và Công nghệ)

[BT/F1: Tóm tắt kiến thức] Lesson 4: Các yếu tố kinh tế vi mô (Microeconomic factors)

Kinh tế học vi mô cố gắng xem xét các quyết định cung và cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngành ảnh hưởng như thế nào đến giá bán hàng hóa và dịch vụ trong một ngành hoặc thị trường.

I. Cầu và cung (Demand and Supply)

1. Cầu (Demand)

a. Cầu cá nhân và cầu thị trường (Individual demand & market demand)

Cầu cá nhân đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được định nghĩa là số lượng mà người tiêu dùng muốn mua tại một thời điểm cụ thể và một mức giá cụ thể, được hỗ trợ bởi khả năng mua và sự sẵn lòng chi tiêu của họ.

Cầu thị trường cho biết tổng lượng cầu hiệu quả từ tất cả những người tiêu dùng trên thị trường. Cầu thị trường thường được rút ngắn thành cầu.

Quy luật cầu cho rằng, khi các yếu tố khác không đổi, cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ có quan hệ nghịch biến với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó, tức là khi giá tăng thì cầu giảm và ngược lại. do vậy, đường cầu (demand curve) có dạng một đường dốc xuống.

  • Trường hợp cầu tăng khi giá giảm gọi là expansion in demand

  • Trường hợp cầu giảm khi giá tăng gọi là contraction in demand

b. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Cụ thể:

  • Giá cả (Price): giá tăng thì cầu giảm và ngược lại

  • Sản phẩm thay thế (Substitute): cầu sẽ giảmnếu người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được các sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.

  • Sản phẩm bổ sung (Complementary products): Hàng hóa bổ sung là những mặt hàng được sử dụng với nhau như bánh mì và bơ, ô tô và xăng, bút chì và tẩy,... Cầu của một sản phẩm liên quan đến sự sẵn có và giá cả của hàng hóa bổ sung. Nếu người tiêu dùng có thể mua hàng hóa bổ sung một cách dễ dàng, cầu của sản phẩm chính sẽ tăng lên. Giá các sản phẩm bổ sung quá cao có thể là một lý do ngăn cản người tiêu dùng mua các sản phẩm chính.

  • Thu nhập (Income): Sự thay đổi trong mức thu nhập của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của họ đối với các mặt hàng khác nhau.

  • Thị hiếu và sở thích (Tastes and preferences): Thị hiếu và sở thích của cá nhân cũng quyết định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhất định. Các yếu tố như khí hậu, thời trang, quảng cáo,... ảnh hưởng đến thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.

  • Kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả (Expectation of change in price in the future): Nếu giá của hàng hóa được dự đoán sẽ tăng trong tương lai, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua thêm hàng hóa với mức giá hiện có. Tuy nhiên, nếu giá trong tương lai được dự đoán sẽ giảm, thì nhu cầu đối với hàng hóa đó sẽ giảm ở hiện tại.

2. Cung (Supply)

a. Khái niệm

Khái niệm cung (Supply) đề cập đến số lượng hàng hóa mà các nhà cung cấp hiện có hoặc sẽ sản xuất cho thị trường.

Đường cung (supply curve) cho biết có bao nhiêu nhà sản xuất sẵn sàng chào bán, với các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá bán hàng hóa tăng lên, mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho nhà cung cấp, họ sẽ muốn sản xuất hoặc cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho thị trường. Vì vậy đường cung có xu hướng dốc lên.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

  • Chi phí sản xuất (Cost of production): Chi phí sản xuất sản phẩm càng cao thì lượng cung càng thấp

  • Trợ cấp của chính phủ (Government subsidies): Chính phủ có thể trả trợ cấp cho doanh nghiệp để thúc đẩy cung của một mặt hàng nhất định. Ví dụ, chính phủ khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách trợ cấp sản xuất tấm pin mặt trời, giúp tăng nguồn cung pin mặt trời.

  • Chi phí các sản phẩm khác (Price of other goods): Khi một nhà cung cấp có thể dễ dàng chuyển từ cung cấp hàng hóa này sang hàng hóa khác, hàng hóa liên quan được gọi là hàng hóa thay thế cung thị trường (subtitute of supply). Khi một quá trình sản xuất có hai hoặc nhiều đầu ra khác biệt và tách biệt nhau, hàng hoá được sản xuất ra được gọi là hàng hoá bổ sung trong sản xuất (goods in joint supply/complements in production).Nếu giá bán hàng hóa thay thế tăng, nhà cung cấp có xu hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa thay thế, nguồn cung sản phẩm chính sẽ giảm. Nếu giá bán của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tăng làm cho nguồn cung tăng lên, kéo theo nguồn cung của hàng hóa cũng tăng.

  • Kỳ vọng về sự thay đổi giá (Expectations of price changes): Nếu một nhà cung cấp kỳ vọng giá của sản phẩm sẽ tăng, họ có khả năng cố gắng giảm nguồn cung trong khi giá thấp để họ sản xuất số lượng lớn hơn khi giá cao hơn.

  • Thay đổi về công nghệ (Changes in technology): Sự phát triển của công nghệ làm giảm chi phí sản xuất (và tăng năng suất) sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa ở một mức giá nhất định.

  • Chính sách thuế (Tax policy): Chính phủ có thể giảm thuế để tăng nguồn cung hoặc tăng thuế để giảm nguồn cung của một số loại hàng hóa nhất định.

Khi có sự thay đổi trong các điều kiện của cung mặc dù giá không đổi, đường cung dịch chuyển sang phải - lượng cung tăng, hoặc dịch chuyển sang trái – lượng cung giảm. Đây được gọi là sự dịch chuyển đường cung (shift in the supply curve).

3. Giá cân bằng (equilibrium price)

Giá cân bằng (equilibrium price) của một hàng hóa là giá tại đó lượng cầu của người tiêu dùng và khối lượng mà các công ty sẵn sàng cung cấp là như nhau.

Giá cân bằng còn được gọi là giá bù trừ thị trường (market clearing price), vì ở mức giá này, thị trường sẽ không có thặng dư cũng không bị thiếu hụt. Cách thức cung và cầu tương tác để đi đến mức giá cân bằng có thể được minh họa bằng cách vẽ đường cầu thị trường và đường cung thị trường trên cùng một đồ thị.

Nếu giá không ở mức cân bằng, thị trường không cân bằng, cung và cầu trong thị trường sẽ đẩy giá về mức giá cân bằng. Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi giá cân bằng.

II. Độ co giãn của cầu (Elasticity of demand)

1. Độ co giãn của cầu theo giá (Price elasticity of demand - PED)

Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo mức độ thay đổi của cầu thị trường đối với hàng hóa để đáp ứng với sự thay đổi giá của hàng hóa đó.
Hệ số PED được tính bằng công thức:

  • 0< PED < 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là không co giãn (inelastic) khi những thay đổi về giá có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến lượng cầu hàng hóa.

  • PED > 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là co giãn (elastic) khi những thay đổi về giá có ảnh hưởng tương đối lớn đến lượng cầu hàng hóa.

Ví dụ:
Giá của một hàng hóa là $1.20/đơn vị và nhu cầu hàng năm là 800,000 đơn vị. Nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng việc tăng giá $0.1/đơn vị sẽ làm giảm nhu cầu hàng năm là 70,000 đơn vị. Độ co giãn của cầu trong trường hợp này được tính như sau:
Cầu hàng năm ở mức giá $1.20 là 800,000 đơn vị.
Cầu hàng năm ở mực giá $1.30 là 800,000 – 70,000 = 730,000 đơn vị.

Cầu của hàng hóa được cho là co giãn vì độ co giãn của cầu theo giá là 1.14 > 1.

2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (Income elasticity of Demand - IED)

Độ co giãn của cầu theo thu nhập cho biết sự thay đổi của cầu đối với những thay đổi trong thu nhập hộ gia đình. Khi thu nhập hộ gia đình tăng, mọi người sẽ không chỉ tăng nhu cầu đối với hàng hóa hiện có mà còn bắt đầu phát sinh cầu những hàng hóa khác mà trước đây họ không thể mua được.
Hệ số IED được tính bằng công thức:

  • IED < 0: Cầu đối với hàng hóa giảm khi thu nhập tăng lên, hàng hóa đó được gọi là hàng hóa thứ cấp (inferior goods)

  • 0 < IED < 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là không co giãn (inelastic) khi những thay đổi về thu nhập có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến lượng cầu hàng hóa. Hàng hóa đó được gọi là hàng hóa thông thường (normal goods)

  • IED > 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là co giãn (elastic) khi những thay đổi về thu nhập có ảnh hưởng tương đối lớn đến lượng cầu hàng hóa. Hàng hóa đó được gọi là hàng hóa cao cấp (Luxury goods).

Ví dụ:

Chúng ta có số liệu điều tra về mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong năm và lượng cầu về máy giặt như sau:

 

Mức thu nhập bình quân một năm (triệu đồng)             

Lượng cầu về máy giặt     (nghìn cái)

Nhóm thu nhập thứ 1

19

13

Nhóm thu nhập thứ 2

23

15

Cầu của hàng hóa được cho là không co giãn vì độ co giãn của cầu theo thu nhập 0.75 là số dương và < 1. Hàng hóa đó được coi là hàng hóa thông thường.

3. Độ co giãn chéo của cầu (Cross elasticity of Demand)

Độ co giãn chéo của cầu là phản ứng của cầu hàng hóa đối với sự thay đổi về giá của các hàng hóa liên quan (hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung).

  • Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế nhau, độ co giãn chéo của cầu dương, giá của một hàng giảm sẽ làm giảm lượng cầu của hàng kia.

  • Nếu hàng hóa là bổ sung cho nhau, thì độ co giãn chéo sẽ âm và giá của một hàng hóa giảm xuống sẽ làm tăng cầu đối với hàng hóa kia.

Ví dụ:
Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá hàng hóa Y là $200/đơn vị, lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1500 đơn vị sản phẩm. Khi giá hàng hóa Y là $220/đơn vị, lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1300 đơn vị sản phẩm.

Độ co giãn chéo =-1.5 nghĩa là khi giá của hàng hóa Y giảm xuống sẽ làm tăng cầu của hàng hóa X, X và Y là hàng hóa bổ sung cho nhau.

III. Các loại cạnh tranh

5 loại cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể:

Loại cnh tranh

Nội dung

Cạnh tranh hoàn hảo

(Perfect competition)

  • Thị trường có nhiều công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại. Thị trường không có rào cản, dễ dàng vào và ra.

  • Nhà sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin, kiến thức về thị trường. Giá cả và mức sản lượng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo có xu hướng hướng tới điểm cân bằng.

  • Đường cầu nằm ngang, cầu hoàn toàn co giãn (perfect elastic), nghĩa là những thay đổi nhỏ về giá có thể dẫn đến những thay đổi lớn về lượng cầu.

  • Trên thực tế có rất ít thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect competition)

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường không đáp ứng được các yếu tố cần thiết để tạo nên thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Độc quyền (monopoly)

  • Chỉ có một nhà cung trên thị trường, trên thực tế thường được sử dụng để mô tả một công ty có thị phần rất cao

  • Khách hàng không có sản phẩm thay thế do đó không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua sản phẩm mặc dù giá cả thay đổi.

  • Nếu không được kiểm soát, một công ty độc quyền có thể tự định giá trên thị trường, điều này có thể dẫn đến cái mà các nhà kinh tế gọi là 'lợi nhuận siêu bình thường'. Vì lý do này, các công ty độc quyền thường chịu sự kiểm soát hoặc điều tiết của chính phủ.

Độc quyền nhóm (Oligopoly)

  • Thị trường có một vài nhà sản xuất thống trị. Các nhà sản xuất đều có mức độ ảnh hưởng lớn, hiểu biết cao về các chiến lược của đối thủ cạnh tranh của họ

  • Nếu một độc quyền nhóm chỉ có hai nhà sản xuất, nó được gọi là lưỡng độc quyền (duopoly)

  • Đặc trưng bởi sự khác biệt hóa sản phẩm, các rào cản gia nhập đáng kể và mức độ ảnh hưởng cao đến giá cả

Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic competition)

  • Thị trường bao gồm nhiều nhà sản xuất có xu hướng sử dụng sự khác biệt của sản phẩm để phân biệt mình với những người khác

  • Mặc dù các sản phẩm của họ tương tự nhau, nhưng các nhà sản xuất làm khác biệt sản phẩm của họ (bao bì sản phẩm, quảng cáo, etc.), họ có thể tạo ra 'độc quyền' ngắn hạn. Do đó, để cạnh tranh độc quyền tồn tại, người tiêu dùng phải nhận thức được sự khác biệt trong các sản phẩm do các hãng khác nhau cung cấp.

  • Cạnh tranh độc quyền có xu hướng có ít rào cản gia nhập hoặc xuất cảnh hơn so với thị trường độc quyền. 

IV. Bài tập minh họa

Câu 1: A demand curve is drawn on all except which of the following assumptions?

A        Incomes do not change
B        Prices of substitutes are fixed
C        Price of the good is constant
D        There are no changes in tastes and preferences

Phân tích đề:

Đề bài hỏi giả thuyết nào không được sử dụng khi xác định đường cầu?

A        Thu nhập không đổi
B        Giá của hàng hóa thay thế là cố định
C        GIá của hàng hóa là không đổi
D        Không có sự thay đổi trong mùi vị và đặc điểm hàng hóa

Lời giải: C

Như đã nói ở phần I trên về Quy luật cầu, khi các yếu tố khác không đổi, cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ có quan hệ nghịch biến với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Do đó, giá phải là yếu tố thay đổi. 

Câu 2: What is an inferior good?

A         A good of such poor quality that demand for it is very weak
B         A good of lesser quality than a substitute good, so that the price of the substitute is higher
C         A good for which the cross elasticity of demand with a substitute product is greater than 1
D         A good for which demand will fall as household income rise

Phân tích đề:

Đề bài hỏi về đâu là đặc điểm của hàng hóa thứ cấp.

Lời giải: D

Như đã nói ở mục II trên, hàng hóa thứ cấp được định nghĩa trong mối quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập, là loại hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập người tiêu dùng tăng.

Author: Tran Trang