Bài viết tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong đề thi CMA Part 1 thuộc nội dung Môn 1B - Chủ đề 2 - Lập Ngân Sách.
CHƯƠNG 4 - THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ LẬP NGÂN SÁCH
Câu hỏi 1: Which of the following is not a characteristic of successful budgeting?
A. The budget has a good balance of firmness and flexibility.
B. The results of every budgeting cycle should be assessed and that insight should inform and improve the next budgeting cycle.
C. Everyone in the organization understands and commits to the budget.
D. The budget should not establish expectations of performance. This should be determined by team leaders and individual employees.
Ôn tập kiến thức:
Có 6 đặc điểm của việc lập ngân sách thành công:
- Kết nối rõ ràng và hỗ trợ chiến lược của tổ chức.
- Cân bằng thông minh giữa độ chắc và tính dẻo.
- Thể hiện chính xác các dự báo về các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Tất cả nhân viên hiểu rõ và cam kết mạnh mẽ về ngân sách.
- Tạo động lực cho mọi người trong tổ chức.
- Quá trình phản hồi học tập.
Diễn giải:
Câu hỏi yêu cầu xác định yếu tố không phải là đặc trưng của việc lập ngân sách thành công (successful budgeting).
Đáp án: D. The budget should not establish expectations of performance. This should be determined by team leaders and individual employees.
Việc lập ngân sách thành công bao gồm 6 đặc trưng sau:
- Kết nối và hỗ trợ chiến lược của doanh nghiệp (clearly connect to and support organization’s strategy).
- Cân bằng giữa sự ổn định và tính linh hoạt (intelligent balance between firmness and flexibility).
- Dự báo chính xác môi trường kinh doanh bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp (accurately represent forecasts of external and internal business factors).
- Mọi người trong doanh nghiệp hiểu rõ và cam kết chắc chắn với ngân sách (clearly understand and strongly commit to budget).
- Tạo động lực cho mọi người trong doanh nghiệp (motivating for everyone in the organization).
- Là một quá trình phản hồi rút kinh nghiệm (learning feedback process).
Từ những đặc trưng trên có thể thấy một ngân sách hiệu quả cần trình bày những nguồn lực khác nhau mỗi nhân viên có thể sử dụng đồng thời chắc chắn phải thiết lập kỳ vọng về hiệu suất một cách rõ ràng và dễ hiểu. Do đó, phát biểu về việc ngân sách không nên thiết lập kỳ vọng về hiệu suất (establish expectations of performance) là hoàn toàn không chính xác.
CHƯƠNG 5 - QUY TRÌNH LẬP NGÂN SÁCH
Câu hỏi 2: Which of the following correctly orders the budgeting process?
A. Form Budget Committee, Submit Budget Proposals, Negotiate Budget Proposals, Establish Budget Guidelines, Review & Approve the Final Budget
B. Establish Budget Guidelines, Form Budget Committee, Negotiate Budget Proposals, Submit Budget Proposals, Review & Approve the Final Budget
C. Establish Budget Guidelines, Form Budget Committee, Submit Budget Proposals, Negotiate Budget Proposals, Review & Approve the Final Budget
D. Form Budget Committee, Establish Budget Guidelines, Submit Budget Proposals, Negotiate Budget Proposals, Review & Approve the Final Budget
Ôn tập kiến thức:
Có 5 bước trong quy trình lập ngân sách truyền thống:
• Bước 1: Thành lập Ủy ban Ngân sách.
• Bước 2: Thiết lập Nguyên tắc Ngân sách.
• Bước 3: Gửi Đề xuất Ngân sách.
• Bước 4: Đàm phán Đề xuất Ngân sách.
• Bước 5: Xem xét và Phê duyệt Ngân sách Cuối cùng.
Diễn giải:
Câu hỏi yêu cầu xác định quy trình thiết lập ngân sách (budgeting process) theo thứ tự các bước phù hợp.
Đáp án: D. Form Budget Committee, Establish Budget Guidelines, Submit Budget Proposals, Negotiate Budget Proposals, Review & Approve the Final Budget
Quy trình lập ngân sách truyền thống bao gồm 5 bước lần lượt như sau:
Bước 1: Thành lập Ủy ban Ngân sách (Form Budget Committee).
Bước 2: Thiết lập hướng dẫn lập ngân sách (Establish budget guidelines).
Bước 3: Đệ trình đề xuất ngân sách (Submit budget proposals).
Bước 4: Thảo luận về đề xuất ngân sách (Negotiate budget proposals).
Bước 5: Xem xét và phê duyệt ngân sách chính thức (Review & Approve final budget).
Trên thực tế có thể tùy theo quy mô, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp và bối cảnh thị trường trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp khác nhau có thể vận dụng điều chỉnh quy trình phù hợp nhất với mình. Nhìn chung đây là quy trình chuẩn hóa về việc lập ngân sách.
CHƯƠNG 6 - XÂY DỰNG CHUẨN MỰC NGÂN SÁCH
Câu hỏi 3: Which of the following statements concerning establishing standards is true?
A. Using historical data to establish standards is typically more difficult than using activity analysis to establish them.
B. Using historical data to establish standards is typically more expensive than using activity analysis to establish them.
C. Using historical data to establish standards is typically less accurate than using activity analysis to establish them.
D. Using historical data to establish standards is typically more time-consuming than using activity analysis to establish them.
Ôn tập kiến thức:
- Sử dụng dữ liệu lịch sử: Phân tích dữ liệu (lịch sử) trong quá khứ để xác định thời gian trung bình và chi phí cần thiết để thực hiện một hoạt động.
- Sử dụng phân tích hoạt động: Chia nhỏ và xác định thời gian và chi phí thực sự được sử dụng như thế nào trong hoạt động gần đây.
Diễn giải:
Câu hỏi yêu cầu xác định phát biểu đúng về việc thiết lập tiêu chuẩn (establishing standards).
Đáp án: C. Using historical data to establish standards is typically less accurate than using activity analysis to establish them.
Sử dụng dữ liệu lịch sử (using historical data) liên quan đến việc phân tích dữ liệu trong quá khứ để xác định thời gian và chi phí trung bình (average time and cost) cần thiết để thực hiện một hoạt động. Những giá trị trung bình này là cơ sở cho các tiêu chuẩn (basis for standards).
Trong khi đó, việc phân tích hoạt động (activity analysis) sử dụng thông tin gần đây hơn (more recent information) và phân tích từ chính hoạt động đó (analyze activities themselves) để xác định các nguồn lực và quy trình cần thiết để thực hiện hoạt động đó.
Thông thường, dữ liệu lịch sử dễ thu thập, ít tốn kém thời gian, chi phí. Tuy nhiên, bản chất dữ liệu lịch sử có thể không đáng tin cậy trong việc thiết lập các tiêu chuẩn vì điều kiện hiện tại có thể khác với điều kiện quá khứ. Do đó, việc sử dụng dữ liệu lịch sử thường kém chính xác hơn so với phân tích hoạt động.