Kinh nghiệm tự học và thi các môn ACCA

Bí Kíp Chinh Phục Đề Thi Môn SBL Đạt 80/100 Điểm Từ Học Viên Tại SAPP Academy

SBL - Lãnh đạo chiến lược kinh doanh là môn học nâng cao của BT/F1 và thuộc cấp độ Chuyên nghiệp của ACCA. Bạn bắt buộc phải hoàn thành môn SBL để trở thành ACCA Member.

>> Tham khảo lộ trình chinh phục môn SBL tại đây: https://hubs.ly/Q02KnGPJ0

SBL - Lãnh đạo chiến lược kinh doanh là môn học nâng cao của BT/F1 và thuộc cấp độ Chuyên nghiệp của ACCA. Bạn bắt buộc phải hoàn thành môn SBL để trở thành ACCA Member. Đặc biệt, nếu bạn muốn hướng đến vị trí công việc cao hơn và có một bước tiến lớn trong sự nghiệp, SAPP tin rằng môn SBL sẽ là "trợ thủ đắc lực" cho mục tiêu trở thành lãnh đạo.

Tuy nhiên, môn SBL được đánh giá là “cửa ải” với nhiều người học vì đây là môn yêu cầu phải có các năng lực như:

  • Áp dụng mô hình vào thực tế;
  • Phân tích, đánh giá và phản biện;
  • Đưa ra ý tưởng kinh doanh chiến lược;
  • Giao tiếp rõ ràng và phù hợp với bối cảnh.

Nhờ áp dụng phương pháp học tập thông minh và chiến lược ôn thi hiệu quả, cùng với kinh nghiệm thực tế từ công việc, Tiểu Nhi - học viên tại SAPP Academy đã xuất sắc đạt 80/100 điểm môn SBL trong kỳ thi ACCA tháng 06/2024. Hãy cùng khám phá chiến lược học tập mà Tiểu Nhi đã sử dụng để đạt được thành tích ấn tượng này nhé! 

>> Tham khảo lộ trình chinh phục các môn ACCA tại đây: https://hubs.ly/Q02KnGPJ0 

>> Trải nghiệm miễn phí khóa học ACCA Online tại đây: https://hubs.ly/Q02KnJN30

Xây Dựng Phương Pháp Học Tập Thông Minh

Thay vì chỉ cần học thuộc và tính toán như các môn F, SBL đòi hỏi bạn phải viết bằng tiếng Anh 100% và sử dụng tư duy quản trị để đánh giá tình huống cụ thể của một doanh nghiệp. Với hơn 20 dạng bài như phân tích lựa chọn chiến lược, E-business, quản lý rủi ro,... SBL cũng là một thử thách lớn, đặc biệt đối với những người có quỹ thời gian “eo hẹp”. Vì vậy, Tiểu Nhi đã xây dựng chiến lược học tập “nhàn” mà hiệu quả:

Xác định nội dung cần học: Trước tiên, hãy dành thời gian để nắm rõ Learning outcome của môn học qua việc đọc Syllabus and Study Guide SBL từ ACCA. Điều này giúp bạn nắm vững cấu trúc và dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi. Hình thức học online qua nền tảng LMS đã giúp Tiểu Nhi tối ưu hóa thời gian học tập. Trong suốt quá trình ôn thi, cô bạn luôn chú trọng việc nghiên cứu các tài liệu từ SAPP. Tiểu Nhi chia sẻ: “Điều mình ấn tượng nhất ở tài liệu của SAPP là nó giúp mình hiểu sâu cốt lõi vấn đề, liên kết bối cảnh thực tế với lý thuyết, từ đó ghi điểm cao ở phần viết. Hơn nữa, SAPP còn giới thiệu các dạng bài thi trong mỗi chương, làm cho việc học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.”

Luyện tập với các Past exams: Hầu hết các câu hỏi trong đề thi SBL đều yêu cầu trả lời dưới dạng tự luận. Việc đọc và thực hành với các đề thi cũ sẽ giúp bạn tích lũy nhiều ý tưởng phong phú cho kỳ thi thực tế. Đồng thời, việc tham khảo Examiner’s Report cũng giúp bạn nhận biết những yêu cầu của người chấm bài và tránh được những lỗi sai phổ biến.

Đến 2 tuần tổng ôn cuối, bên cạnh việc dồn hết “tốc lực” vào buổi tối để xem lại từng bài, Tiểu Nhi đã áp dụng 2 phương pháp học tập thông minh là Active recall và Spaced repetition:

Active Recall: Đây là phương pháp học tập mà người học chủ động nhớ lại thay vì chỉ đọc hoặc xem lại tài liệu. Phương pháp này giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và củng cố kiến thức hiệu quả hơn. Trước khi bắt đầu ôn tập, hãy chia nhỏ các chương trong tài liệu SBL thành các phần nhỏ hơn và tạo các câu hỏi tự luyện cho từng phần. Ví dụ: "Các yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp?" hoặc “Mô hình 7Ps bao gồm các Ps nào?”.

Spaced Repetition: Đây là kỹ thuật mà các lần ôn tập được lặp lại theo khoảng thời gian tăng dần, giúp tối ưu hóa việc ghi nhớ và duy trì thông tin trong trí nhớ dài hạn. Hãy phân loại các chủ đề và nội dung trong môn SBL theo mức độ quan trọng và độ khó nhớ. Lên kế hoạch ôn tập từng dạng theo lịch trình cụ thể, lặp lại nhiều lần với khoảng cách thời gian tăng dần. Ví dụ, ôn lý thuyết và các mô hình của Chương 5: External Strategic Analysis vào ngày 1, sau đó lặp lại vào ngày 3, ngày 7,...

Phân Bổ Thời Gian Làm Bài Hợp Lý

Với tổng thời gian làm bài thi môn SBL là 3 giờ 15 phút, việc tối ưu hóa thời gian là rất quan trọng. Để đảm bảo hoàn thành bài thi một cách hiệu quả, các thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi. Chiến thuật của Tiểu Nhi là:

  • Dành 180 phút để giải quyết 100 điểm, tương đương với khoảng 1,8 phút cho mỗi điểm;
  • Sử dụng 15 phút còn lại để thực hiện các điều chỉnh và hoàn thiện bài thi.

Trong quá trình làm bài, việc tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch thời gian đã đề ra là rất quan trọng. Ví dụ, với một câu hỏi 10 điểm có 5 ý, bạn cần phân bổ 3,6 phút cho mỗi ý để đảm bảo không bị sa vào một câu quá lâu. Khi thời gian dự kiến cho một phần đã hết, bạn nên chuyển sang phần tiếp theo để giữ nhịp độ làm bài. 15 phút cuối cùng của bài thi là khoảng thời gian quý báu để bạn rà soát lại các câu trả lời, điều chỉnh nội dung nếu cần thiết, và hoàn thiện bài viết. Đây là thời điểm để đảm bảo rằng tất cả các phần của bài thi đều được trình bày rõ ràng, mạch lạc và chính xác nhất có thể.

Đặc biệt, có một tips nhỏ đã giúp Tiểu Nhi tiết kiệm thời gian hiệu quả đó là sử dụng chức năng Copy paste của phần mềm để nhanh chóng tìm ra các ý chính từ “scenario”. Việc này đã làm thời gian trở nên “dư dả” hơn để tập trung vào việc đánh giá và phân tích chuyên sâu.

Đặt Ra Chiến Thuật Làm Bài “Ẵm Trọn” Cả Professional Marks

Đề thi SBL không tập trung quá nhiều vào một nội dung cụ thể mà bao quát tất cả các chủ đề một cách đồng đều. Các thí sinh cần tập trung vào việc nắm vững các mô hình và cách áp dụng chúng vào các tình huống doanh nghiệp thực tế. Các câu hỏi trong đề thi chủ yếu yêu cầu khả năng ứng dụng, phân tích, đánh giá và ra quyết định, với phần lý thuyết chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó, ngoài việc hiểu lý thuyết, việc tích lũy kiến thức thực tế và kinh nghiệm ứng dụng cũng rất quan trọng để thành công trong kỳ thi SBL. Nếu chưa có kinh nghiệm, các bạn nên làm thêm nhiều Past exams để có thêm ý tưởng cho bài làm.

Để đáp ứng 5 kỹ năng chuyên nghiệp của môn SBL yêu cầu là: Phân tích; Đánh giá; Phản biện; Ý tưởng có tính khả thi về kinh doanh; Giao tiếp để “ôm trọn” cả Professional marks, Tiểu Nhi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm:

1️. PLAN: Chuẩn bị kỹ càng trước khi viết:

  • Hình dung cấu trúc bài viết và lập dàn ý chi tiết;
  • Sắp xếp các ý tưởng theo trình tự logic;
  • Gộp các ý trùng lặp hoặc nhỏ lẻ vào các ý lớn hơn;
  • Chọn chủ ngữ thích hợp (I, We, hoặc The Company) để duy trì sự thống nhất trong toàn bài.

2️. WHO: Khi trả lời câu hỏi cần có bối cảnh:

  • Xác định vai trò của bạn khi viết bài này: Bạn đang “đóng vai” là ai trong ngữ cảnh;
  • Hiểu rõ đối tượng người đọc hoặc người nhận bài viết là ai;
  • Sử dụng từ ngữ và phong cách phù hợp với đối tượng mục tiêu;
  • Đảm bảo bài viết của bạn tạo ra sự chân thực và thuyết phục, phản ánh đúng vai trò và mục đích của bạn.

3️. MODEL: Cần để ý đến mô hình sử dụng để diễn đạt vấn đề:

  • Đảm bảo lựa chọn mô hình giải quyết được vấn đề nêu ra;
  • Lấy các thông tin từ đề bài và lắp vào mô hình để minh họa lập luận.

4️. EVIDENCE: Cần đưa ra bằng chứng để chứng minh luận điểm đang viết:

  • Xem xét cụ thể bối cảnh doanh nghiệp để xác định cách xử lý;
  • Sử dụng các bằng chứng để chứng minh luận điểm là các dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp trong đề bài.

5️. SPACE: Sử dụng các khoảng cách giữa các đoạn văn ngoài việc dùng heading để:

  • Giúp người chấm dễ dàng nhận biết bạn đã kết thúc một ý;
  • Tránh mất điểm oan do phân tách ý không rõ ràng;
  • Làm cho bài viết trông "chuyên nghiệp" hơn.

6️. BULLET POINT

Không sử dụng bullet point khi viết các dạng bài báo cáo hoặc thư kinh doanh vì nó sẽ khiến bài viết thiếu chuyên nghiệp.

Thay vào đó, hãy sử dụng các đoạn văn mạch lạc với tiêu đề rõ ràng để trình bày các ý một cách có tổ chức.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)
  • Email: support@sapp.edu.vn
Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/