Chia sẻ từ các chuyên gia

Bí quyết ăn mặc chuyên nghiệp khi đi làm

Cùng với năng lực, ngoại hình sáng sẽ mang lại nhiều cơ hội trong cuộc sống. Việc hiểu về tầm quan trọng của ngoại hình trong các bối cảnh khác nhau sẽ giúp bạn tạo một vẻ ngoài chuyên nghiệp và giúp nâng tầm sự nghiệp.

Startup Financing (2)

Mục lục

1. Ngoại hình trong ngành dịch vụ 

1.1. Đặc tính ngành dịch vụ

1.2. Yêu cầu ngoại hình trong ngành dịch vụ

1.3. Chi tiết về trang phục trong ngành dịch vụ

2. Cách phối đồ cho các dịp khác nhau

2.1 Đi làm

2.2 Các cuộc họp quan trọng hoặc phỏng vấn

2.3 Dự tiệc

1. Ngoại hình trong ngành dịch vụ 

Kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết khi làm việc nhưng tất cả mọi người lại đều chú ý nhiều đến cả ngoại hình trong lần gặp đầu tiên. Ấn tượng đầu tiên của đối tác/khách hàng về người làm dịch vụ sẽ ảnh hưởng toàn bộ hành trình dịch vụ sau này.

Trong nhiều trường hợp thì “ấn tượng đầu tiên” (first impression) còn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của đối tác/khách hàng. Một vài câu hỏi thường được đặt ra trong lần đầu gặp về ngoại hình bao gồm:

  • Liệu người nhân viên có giao tiếp bằng mắt và tươi cười với khách hàng không?
  • Dáng đi lại của người nhân viên có cho thấy thái độ sẵn sàng và chuyên nghiệp không?
  • Trang phục của họ có chỉn chu và phù hợp với môi trường tại nơi làm việc không ?

Ngoại hình của một người là những yếu tố cấu thành nên diện mạo tổng thể của một cá nhân bao gồm: thần thái và biểu cảm khuôn mặt, dáng vẻ và tư thế (ngôn ngữ cơ thể), diện mạo cá nhân (như tóc, móng tay, hình xăm,…), trang phục, phụ kiện.

1.1. Đặc tính ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ là ngành cung cấp cho khách hàng các sản phẩm hoặc dịch vụ vô hình để từ đó đem lại những lợi ích cho khách hàng, doanh nghiệp. Những cá nhân hay tổ chức làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tập trung vào việc hoàn thành yêu cầu và đáp ứng các dịch vụ mà khách hàng  mong muốn.

Bên cạnh đó, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong ngành dịch vụ. Bởi lẽ ngành dịch vụ mang tính chất phục vụ, hướng đến sự thỏa mãn một cách toàn diện về cảm xúc của khách hàng, bao gồm cả yếu tố thẩm mỹ trong cảm nhận của họ. Vì vậy, diện mạo của người trong ngành dịch vụ cũng sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công mà dịch vụ mang lại.

1.2. Yêu cầu ngoại hình trong ngành dịch vụ

a. Biểu cảm khuôn mặt

  • Nụ cười: Điều giúp khách hàng cảm nhận đầu tiên về dịch vụ khách hàng của anh/ chị chính là nụ cười. Nụ cười chào đón thân thiện bao gồm:

  • Nói nguyên âm "i" rồi đẩy khóe miệng lên, cười tự nhiên và nên để lộ 8 chiếc răng hàm trên (nghĩ đến 1 câu chuyện vui để có thần thái tươi tỉnh thực sự)

  • Điều chỉnh mắt cười tự nhiên

  • Giữ nụ cười, thả lỏng cơ mặt để nụ cười tự nhiên

  • Ánh mắt: 


Picture1-1

b. Ngôn ngữ cơ thể

  • Tư thế cơ thể: Khi giao tiếp với khách hàng anh/ chị hãy chú ý mở rộng vai, đứng thẳng người, ngồi thẳng lưng khi trò chuyện với người khác. Đồng thời, anh/ chị hạn chế khua chân múa tay quá nhiều vì người đối diện sẽ nghĩ rằng anh/ chị đang cố gắng che đi sự lúng túng, lo lắng của mình.

  • Tư thế của gương mặt và cằm: Gương mặt và cằm không nên ngẩng cao quá vì sẽ dễ khiến người đối diện cảm thấy anh/ chị là người kiêu căng và ngạo mạn. Thế nhưng nếu cúi xuống thấp sẽ khiến anh/ chị trông thiếu tự tin. Vì vậy, việc giữ một tư thế vừa đủ và tự nhiên cho gương mặt và cằm là rất quan trọng.

  • Một số lưu ý khác khi giao tiếp ngôn ngữ cơ thể như: giữ khoảng cách hợp lý với khách hàng, không chạm tay lên mặt quá nhiều, cử chỉ tay có chủ ý và hợp lý, không khoanh tay trước ngực. 

c. Trang phục và phụ kiện

Ăn mặc lịch sự, gọn gàng và sạch sẽ giúp tạo ấn tượng anh/ chị đầu mạnh mẽ và chuyên nghiệp với đồng nghiệp và khách hàng. Trang phục của anh/ chị tại nơi làm việc gửi đi nhiều thông điệp về cách anh/chị nhìn nhận môi trường, mức độ tôn trọng mà anh/chị dành cho anh/chị thân và công việc của mình, cũng như giúp xác định được cấp bậc và vị trí của anh/ chị.

1.3. Chi tiết về trang phục trong ngành dịch vụ

a. Nguyên tắc chung trong trang phục ngành dịch vụ

Trang phục trong ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cao cấp sẽ ảnh hưởng đến cách mà khách hàng đánh giá về năng lực của anh/chị sau đó quyết định họ có tôn trọng hoặc đối xử tôn trọng với anh/chị hay không. Nếu khách hàng tôn trọng, hầu như anh/chị luôn được ứng xử nhẹ nhàng, ít bị khách hàng phẫn nộ hoặc ít nhất là không làm mất niềm tin của khách.

Trong ngành dịch vụ, ví dụ trong các lĩnh vực như khách sạn, ngân hàng, nhà hàng,...thì trang phục của nhân viên thường sẽ là đồng phục. Chính vì vậy, những nguyên tắc chung trong trang phục đối với ngành này không phức tạp như anh/ chị nghĩ và mục đích cuối cùng là trông anh/ chị sáng sủa, gọn gàng, đáng tin, chuyên nghiệp, vậy nên những nguyên tắc chung khi lựa chọn trang phục bao gồm:

  •       Quần áo sạch sẽ và phẳng phiu
  •       Quần áo vừa người
  •       Quần áo không phai màu hay rách
  •       Sơ vin
  •       Giày dép giữ gìn sạch sẽ và đánh bóng
  •       Trang sức phù hợp với yêu cầu công việc

b. Phân loại về phong cách

Chúng ta có 4 kiểu dress code dành cho văn phòng bao gồm: business formal, business professional (hoặc business informal), business casual và casual.

Picture3-2

c. Ví dụ về ăn mặc

Bên cạnh những trang phục riêng thì đồng phục tại SAPP được thiết kế phù hợp để thể hiện sự chuyên nghiệp khi gặp khách hàng như học viên, phụ huynh, giảng viên, đối tác:

  •       Đối với nam: áo sơ mi trắng, quần tây, cà vạt, bảng tên.
  •       Đối với nữ: áo sơ mi trắng, vest, váy bút chì, nơ, bảng tên.

d. Ví dụ về phụ kiện

Picture6-1

e. Ví dụ về diện mạo cơ thể

  • Tóc: Tóc của cá nhân làm việc trong ngành dịch vụ thường sẽ không được nhuộm hoặc nhuộm những màu trầm và trung tính ( như nâu, đỏ trầm,...) và phải có độ dài hợp lý. Bên cạnh đó, tóc của anh/ chị luôn phải được cắt gọn gàng đối với nam và buộc gọn gàng đối với nữ.
  • Râu: Trong ngành dịch vụ, thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên không được để râu. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ do công ty và doanh nghiệp cho phép, và đối với những người để râu thì râu cần được tỉa gọn và có độ dài phù hợp với quy định tại nơi làm việc        
  • Trang điểm: Đối với nữ thì việc trang điểm khi đi làm sẽ giúp người phụ nữ tự tin và trông rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, anh/ chị cũng không nên trang điểm quá đậm mà nên phù hợp với hoàn cảnh và trang phục để một diện mạo hài hòa nhất.
  • Móng tay: Nhìn chung móng tay của nam và nữ sẽ luôn cần cắt gọn gàng và để móng tay sạch. Bên cạnh đó, đối với những anh/chị nữ làm nail thì nên chọn những màu trung tính, dịu mắt, không trang trí quá nổi bật và có độ dài phù hợp.
  • Hình xăm và xỏ khuyên: Trong ngành dịch vụ thì tuyệt đối anh/ chị không nên để lộ hình xăm và xỏ khuyên (ngoại trừ xỏ khuyên tai) vì những hình thức trên sẽ hoàn toàn bị cấm bởi các nhà tuyển dụng cũng như sẽ ảnh hưởng không tốt trực tiếp tới hình ảnh chất lượng dịch vụ và cả hình ảnh công ty đó.

2. Cách phối đồ cho các dịp khác nhau

2.1 Đi làm

Đối với việc đi làm công sở hằng ngày, đi gặp khách hàng hoặc tiệc liên hoan công ty, các anh/ chị có thể áp dụng semi-formal hoặc business casual dress code, vừa thoải mái lại không mất đi tính chuyên nghiệp.


2.2 Các cuộc họp quan trọng hoặc phỏng vấn

Đối với các hội nghị quan trọng hay các cuộc phỏng vấn thì đòi hỏi trang phục cần phải có nguyên tắc và trang trọng hơn. Việc ăn mặc cẩn thận và tuân thủ nguyên tắc sẽ giúp anh/ chị trông chuyên nghiệp hơn và dễ tạo cảm tình với người khác. Thông thường, business formal dress code sẽ được ứng dụng trong các dịp này.


2.3 Dự tiệc

Đối với các buổi tiệc tối trang trọng tại các nhà hàng lớn như nhà hàng 5 sao, các buổi buffet đứng thì thường sẽ yêu cầu các anh/ chị ăn mặc theo những khuôn mẫu nhất định. Lúc này, black-tie dress code sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho anh/ chị vì nó sẽ tạo ra vẻ ngoài lịch sự, trang trọng và thống nhất với mọi người trong buổi tiệc.