Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Kế Kiểm Thuế
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Nghề nghiệp và kinh nghiệm thi tuyển trong lĩnh vực Kế Kiểm Thuế
  3. Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Kế Kiểm Thuế

Cách xây dựng Profile LinkedIn chuyên nghiệp cho ứng viên ngành Kế Kiểm (Phần 2)

Ở phần trước, SAPP Academy đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin tổng quan về Linkedin và khám phá một số lợi ích của nền tảng này. Trong phần này, SAPP sẽ hướng dẫn chi tiết bạn tạo tài khoản LinkedIn chuyên nghiệp nhé!

>> Đón đọc phần 1: Cách xây dựng Profile LinkedIn chuyên nghiệp cho ứng viên ngành Kế Kiểm (Phần 1) 

hướng dẫn tạo tài khoản Linkedin chuyên nghiệp

3. Hướng dẫn tạo tài khoản LinkedIn 

3.1 Bước 1: Đăng ký tài khoản LinkedIn tại Linkedin.com 


Truy cập vào website www.linkedin.com. Bạn sẽ thấy lựa chọn “Sign In” hoặc “Join Now”, lựa chọn Join Now và bắt đầu tạo tài khoản.

Để tạo một tài khoản LinkedIn bạn cần có một địa chỉ email (tài khoản email mà bạn thường xuyên sử dụng). Điều này giúp bạn nhận những thông báo quan trọng và không bỏ lỡ những cập nhật mới từ LinkedIn.

Sau khi hoàn thành bước nhập email và mật khẩu sẽ đến phần nhập tên.

Lưu ý: Để tạo sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên dùng tên thật của mình, không dấu, viết hoa đầy đủ các chữ cái đầu (ví dụ  như: Giang Pham, Thuy Le, Harry Tran,...) và phần giới thiệu bản thân nên ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ gây ấn tượng. 

3.2 Bước 2: Điền những thông tin cơ bản về bạn 


Tiếp theo, hãy cập nhật thông tin về công việc hoặc trường học. Nếu bạn là người vẫn đang đi học, hãy chọn I’m a student”. Còn nếu bạn là người đã đi làm, hãy nhập vị trí công việc hiện tại của mình vào mục “Your most recent job title”. Thuật toán của LinkedIn sẽ giúp bạn tìm kiếm các người dùng có chung lĩnh vực với bạn một cách nhanh chóng.

Sau đó, bạn có thể sẽ thấy danh sách những đồng nghiệp đã có mặt trên LinkedIn để dễ dàng kết nối với họ. Hoặc nếu là học sinh, sinh viên thì bạn sẽ tìm được các bạn bè và các anh chị cựu học sinh “đồng môn” của mình.

3.3 Bước 3: Xác nhận tạo lập tài khoản thông qua email đã đăng ký


Bước tiếp theo là xác nhận địa chỉ email của bạn nhằm xác nhận thông tin tài khoản và khởi tạo những kết nối đầu tiên trên LinkedIn.

Sau khi xác nhận, LinkedIn sẽ đề xuất những người dùng LinkedIn đã từng tương tác bằng email của mình, giúp bạn với những người quen dễ dàng kết nối với nhau.

3.4 Bước 4: Chỉnh sửa URL cá nhân của bạn trên Linkedin


Ban đầu, Linkedin sẽ tạo một URL mặc định có chứa các ký tự và số ngẫu nhiên cho tài khoản của bạn. Tuy nhiên để hồ sơ Linkedin của bạn có thể nổi bật, tăng khả năng tìm kiếm và dễ dàng chia sẻ thì việc chỉnh sửa một URL cá nhân là điều cần thiết.

Để chỉnh sửa URL cá nhân của bạn trên LinkedIn, làm theo các bước sau:

  • Trên trang chủ, bạn nhấn vào phần "Edit public profile & URL" (Chỉnh sửa URL và hồ sơ công khai) ở phía trên bên phải.
  • Trong hộp văn bản, nhập vào URL tùy chỉnh mà bạn muốn sử dụng. Hãy nhớ rằng URL chỉ có thể chứa từ 3-100 chữ cái hoặc, dấu gạch ngang (-) và không được chứa khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt.
  • Khi bạn nhập xong, hãy nhấp vào nút "Save" (Lưu) để áp dụng thay đổi.

Sau khi lưu thành công, bạn có thể sao chép URL này và thử tìm kiếm trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Lúc này, màn hình sẽ lập tức hiển thị hồ sơ cá nhân Linkedin của bạn.

3.5 Bước 5: Thay ảnh đại diện và ảnh bìa


Thêm ảnh đại diện và ảnh bìa là một trong những bước quan trọng nhất tạo ấn tượng đầu tiên khi bất kì ai hay nhà tuyển dụng nhìn thấy profile của bạn. Khi cập nhật ảnh đại diện và ảnh bìa trên LinkedIn, hãy lưu ý các điều sau: 

  • Về ảnh đại diện: kích thước chuẩn được đề xuất là 800x800 px. Bức ảnh được chọn phải là ảnh chính diện có thể nhìn đầy đủ khuôn mặt của bạn. Nếu được hãy chọn 1 bức ảnh chuyên nghiệp, rõ nét, chỉn chu và mang lại sự tự tin nhất cho bạn. Hạn chế dùng ảnh selfie hay các bức ảnh chỉ thấy một phần gương mặt. 
  • Về ảnh bìa: kích thước được đề xuất là 1584 x 396 px. Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc đến sự hài hòa giữa ảnh banner và ảnh đại diện. Đảm bảo chúng cùng một phong cách, màu sắc hoặc thông điệp để tạo nên sự nhất quán trong hồ sơ LinkedIn của bạn.

Mẹo nhỏ: Bằng cách tìm kiếm từ khóa “Linkedin Profile”“Linkedin Banner” trên Canva, bạn có thể tự thiết kế cho riêng mình những bức ảnh đại diện và ảnh bìa trông thật chuyên nghiệp và thu hút. 

3.6 Bước 6: Tạo lập CV Online với Linkedin


Được xem như một bản CV online, Linkedin cung cấp một giao diện và công cụ để hiển thị thông tin cá nhân, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm làm việc và thành tựu chuyên nghiệp của bạn. Bằng cách “lấp đầy” những thông tin này, bạn sẽ trở nên nổi bật giữa vô vàn những ứng viên và người dùng Linkedin. Để tạo hồ sơ Linkedin trở nên trông thật chuyên nghiệp. Bạn có thể theo dõi cách điền thông tin mà SAPP hướng dẫn theo những hạng mục dưới đây. 

Đầu tiên, bạn vui lòng ấn vào mục chỉnh sửa, biểu tượng là hình cây bút và bắt đầu các thao tác chỉnh sửa thông tin về bản thân. 

3.6.1 Viết tiêu đề Linkedin chuyên nghiệp 


Tiêu đề trên LinkedIn, còn được gọi là "Professional Headline", là một câu ngắn gọn mô tả vị trí công việc hiện tại của bạn hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn. Đây là một phần quan trọng trên hồ sơ cá nhân của bạn, vì nó xuất hiện ngay phía dưới tên của bạn và là điểm đầu tiên mà người khác thấy khi xem trang cá nhân của bạn.

 Dưới đây là một số gợi ý để tạo headline thu hút:

  • Tóm tắt chuyên nghiệp: Sử dụng câu ngắn gọn và súc tích để mô tả vị trí công việc hiện tại của bạn hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Ví dụ: "Internal Auditor at TCB", "Financial Analysis at FPTS", "Experienced Project Manager".

  • Kỹ năng chuyên môn: Liệt kê một số kỹ năng chuyên môn mạnh mẽ mà bạn sở hữu trong headline của bạn.

Ví dụ: "Sales Leader | Business Development | Relationship Management".

  • Giá trị độc đáo: Đề cập đến những yếu tố đặc biệt, giá trị độc đáo mà bạn mang đến.

Ví dụ: "Helping Businesses Drive Growth through Data-Driven Strategies".

  • Tính chuyên nghiệp và uy tín: Sử dụng từ ngữ và thuật ngữ chuyên nghiệp để thể hiện uy tín và sự chuyên môn của bạn.

Ví dụ: "Marketing Strategist | Branding Expert | ROI-driven Solutions".

3.6.2 Chỉnh sửa phần giới thiệu (Education, Location, Experience,...)


Để người xem có thể hiểu rõ hơn về  bạn, hãy điền một cách chính xác và đầy đủ những thông tin về học vấn, địa điểm sinh sống và kinh nghiệm làm việc của bạn trong các mục "Education", "Location" và "Experience".

Một số lưu ý khi trình bày thông tin về phần kinh nghiệm (Experience) làm việc của bạn để trông thật chuyên nghiệp: 

  • Sắp xếp theo thứ tự từ quá khứ đến hiện: Bắt đầu từ kinh nghiệm làm việc hiện tại và di chuyển ngược về quá khứ. Điều này giúp người đọc theo dõi sự tiến triển và thấy rõ nhất vị trí công việc hiện tại của bạn.
  • Tóm tắt vai trò và trách nhiệm: Cho biết tên công ty, chức vụ và thời gian bạn đã làm việc tại mỗi vị trí. Tóm tắt những trách nhiệm và vai trò chính bạn đã đảm nhận. Đặc biệt, nhấn mạnh những thành tựu và kết quả mà bạn đã đạt được trong từng vị trí.
  • Mô tả công việc chi tiết: Đưa ra một mô tả chi tiết về nhiệm vụ và công việc bạn đã thực hiện trong từng vị trí. Sử dụng các số liệu, dữ liệu cụ thể và các tài liệu đính kèm, hình ảnh trực quan để minh họa thành tựu của bạn. 
  • Cập nhật thường xuyên: Hãy đảm bảo cập nhật thông tin về kinh nghiệm làm việc thường xuyên để người xem thấy được những thay đổi mới nhất và sự phát triển trong sự nghiệp của bạn.

3.6.3 Viết giới thiệu tổng quan về bản thân (Add About)


Giới thiệu tổng quan là cách để bạn gây sự chú ý và tạo ấn tượng ban đầu của người xem đối với hồ sơ cá nhân của bạn. Hãy chắc chắn rằng nó phản ánh đầy đủ và chân thực về năng lực và mục tiêu của bạn trong nghề nghiệp. Để viết phần giới thiệu tổng quan ấn tượng, bạn có thể tham khảo những template có sẵn dưới đây. 

3.6.4 Thêm thông tin về các phần: Skills, volunteer, Licenses & certifications,..


Chọn phần "Add profile section" (nút màu xanh dương ở trên hồ sơ của bạn).

Một danh sách các mục sẽ xuất hiện. Tìm và chọn mục "Skills" để thêm kỹ năng của bạn, "Volunteer Experience" để thêm hoạt động tình nguyện bạn đã từng tham gia, và "Certifications" để thêm chứng chỉ. Sau đó, nhập thông tin cần thiết cho từng mục. 

Ví dụ: Khi thêm kỹ năng, hãy nhập tên kỹ năng và mô tả ngắn về khả năng của bạn trong lĩnh vực đó. Khi thêm hoạt động tình nguyện, hãy nhập tên tổ chức, thời gian tham gia và mô tả công việc bạn đã thực hiện. Khi thêm chứng chỉ, hãy nhập tên chứng chỉ, tên tổ chức cấp chứng chỉ và thời gian cấp chứng chỉ.

3.7 Bước 7: Hoàn thành các chi tiết để nâng điểm Profile

Hãy để mắt đến thang Profile Strength của bạn ở phía dưới ảnh đại diện. Profile Strength được đo dựa trên mức độ hoàn chỉnh của profile của bạn.

Khi bạn hoàn thành tất cả các mục LinkedIn yêu cầu, đạt đến mức All-Star, thì bạn mới có thể bắt đầu kết nối với những người xung quanh và ngược lại.

3.8 Bước 8: Hoàn thành đăng ký

Và đến đây, bạn đã hoàn thành các bước để tạo lập một tài khoản LinkedIn của riêng mình. Đừng quên kiểm tra lại các thông tin, giao diện trang trước khi bắt đầu mở rộng network bằng cách click vào mục “My Network” và follow, connect với cộng đồng nghề nghiệp của bạn. 

Lời kết

LinkedIn đã và đang trở thành một nền tảng tuyển dụng lớn tại Việt Nam. Nếu biết cách tạo dấu ấn trên mạng xã hội này, bạn chắc chắn sẽ trở thành một viên ngọc sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích. Ở các bài viết sau SAPP sẽ cung cấp cho bạn cách sử dụng LinkedIn để tìm việc hiệu quả cũng như những mẹo để thu hút nhà tuyển dụng thông qua Profile LinkedIn của mình. Đừng quên đón đọc nhé!

>>> Theo dõi bài viết phần 1 ngay tại đây

https://docs.google.com/document/d/1ToQx2jpysl9qZbRXys44gOHr3AR-boiZ22TGsGKqIXU/edit

      Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.