Nguyễn Quốc Trung, học viên ACCA của SAPP vừa qua đã xuất sắc hoàn thành môn AA/F8 ACCA. Chàng trai đa tài này đã làm gì để chinh phục môn học được đánh giá “khó nhằn” này? Hãy cùng khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mục lục:
1. Phân chia cấu trúc đề thi hợp lý
2. Chia sẻ kinh nghiệm học tập môn AA/F8 ACCA
2.1. Phần Trắc nghiệm (30 điểm)
2.2. Phần tự luận (70 điểm)
3. Mẹo học tập và lời nhắn dành cho các bạn học viên đang theo học môn AA/F8 ACCA
Lời kết
1. Phân chia cấu trúc đề thi hợp lý
Thay vì xét theo cấu trúc 2 phần như thông thường, Quốc Trung thực hiện chia đề thi thành 3 phần và áp dụng cách học khác nhau tương ứng, cụ thể như sau:
- Phần Trắc nghiệm: Phần này có tối đa 30 điểm, đề bài sẽ đưa ra 3 case study khác nhau và sẽ có 5 câu hỏi/mỗi tình huống.
- Phần Tự luận: Tổng điểm tối đa là 70 điểm, gồm các phần kiến thức như sau:
- Theory question;
- Risk assessment, TOC, TOD;
Phạm vi kiến thức môn AA/F8 ACCA và những chủ điểm quan trọng mà bạn nhất định không thể bỏ qua trong quá trình ôn tập:
- Chương 1: Audit framework and regulations (Corporate governance + Code of ethics);
- Chương 2: Planning and risk assessment (Risk assessment);
- Chương 3: Internal control (TOC);
- Chương 4: Audit evidence (TOD);
- Chương 5: Review and reporting (Going concern, Auditor's report)
Top 02 điểm đặc biệt của môn AA/F8 ACCA:
- 99.9% ko có tính toán (nếu có tính toán thì là tính ratio rất dễ ăn điểm);
- Viết nhiều và viết bằng tiếng anh;
2. Chia sẻ kinh nghiệm học tập môn AA/F8 ACCA
Được biết, sau khi đã chia cấu trúc đề thi thành 3 phần, Quốc Trung sẽ lên kế hoạch học tập dựa trên exam-based đó.
2.1. Phần Trắc nghiệm (30 điểm)
Về phạm vi kiến thức cần ôn tập: Tất cả các chương và tuyệt đối không được học “tủ”. Đề thi sẽ chủ yếu vào chương 1 và chương 5. Vì nội dung của các chương 2, 3, 4 sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong phần tự luận.
Quốc Trung chia sẻ, “Phần trắc nghiệm nhiều khi còn khó hơn tự luận, vì đôi khi bạn sẽ thấy đọc câu nào cũng đúng và phải dùng common sense khá nhiều.” Chàng trai này đã làm 3 lần bài tập trong cuốn BPP với chiến lược ôn tập như sau:
- Lần 1: Sau khi ôn tập xong lý thuyết của chương nào thì có thể làm bài tập của chương đó. Và với lần làm bài đầu tiên này, bạn cần chấp nhận sẽ sai khá nhiều câu hỏi.
- Lần 2: Tập trung hoàn thành các bài tự luận bên dưới và để dành phần trắc nghiệm này lại sau. Quốc Trung cho biết: “ Sau khi làm rất nhiều bài tự luận, mình quay lại làm trắc nghiệm lần 2 thấy tự tin hơn hẳn”.
- Lần 3: Lần làm bài này sẽ không giới hạn thời điểm bạn muốn làm bài, nếu gần thi bạn cảm thấy lo lắng thì bạn nên làm bài tập này.
2.2. Phần tự luận (70 điểm)
Đối với phần tự luận, Quốc Trung chia thành 2 phần chính, gồm theory questions và risk assesment/TOC/TOD.
Về Theory questions:
- Phạm vi kiến thức: Tất cả các chương;
- Đặc điểm: Chủ yếu là lý thuyết và rất dễ ăn điểm nếu bạn hiểu vaf nắm chắc kiến thức. Quốc Trung cũng cho biết: “Sau khi quan sát và nhận ra các câu hỏi lý thuyết này có tính chất lặp lại. Em đã ngồi lục lại tất cả các câu hỏi lý thuyết này từ năm 2010 cho đến tận thời điểm gần đi thi và tự trả lời”. Bạn có thể tham khảo tổng hợp theory question được Quốc Trung tổng hợp theo thứ tự nội dung, wording tại đây.
- Cách học: Hãy tự trả lời câu hỏi, đọc lời giải và bổ sung vào câu trả lời của mình sao cho hoàn thiện. Sau khi đã hoàn thành câu trả lời mà bạn thấy bạn ưng ý nhất, bạn nên ôn tập và viết lại phần này trong khoảng thời gian rảnh rỗi. Quốc Trung chia sẻ, với phần lý thuyết này: “Mình đã dậy sớm và ôn tập lý thuyết như ngày xưa thi lịch sử”.
Về Risk assessment, TOC, TOD:
Phần Risk assessment (Đánh giá rủi ro) là có tỷ lệ điểm cao nhất trong bài thi môn AA/F8 ACCA. Về dạng bài, chủ yếu sẽ là audit risk (rủi ro kiểm toán) và audit response (ý kiến kiểm toán). Theo Quốc Trung, đây là phần khá dễ nếu bạn có nền tảng kiến thức kế toán hoặc môn FR/F7 ACCA tốt. Ngoài ra, các dạng audit risk (rủi ro kiểm toán) có tính chất lặp lại trong các đề thi nên cứ làm nhiều là quen tay thôi.
“Vì nó dễ và có tỷ trọng điểm lớn nên mình đã dồn hết sức vào để làm bài, phần này thì bạn nên làm hết các dạng trong quyển BPP là có thể tự tin bước vào phòng thi. Về kinh nghiệm làm bài, Quốc Trung chia sẻ: “Dù bạn có viết mây viết trời gì cuối cùng phải kết lại nó ảnh hưởng như thế nào đến Báo cáo Tài chính. Đặc biệt là phân biệt được rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán
Cùng tham khảo cấu trúc làm bài của cậu bạn Intern PwC trong phần này:
Điểm kiến thức |
Nội dung cần ôn tập |
Ví dụ |
Audit risk |
Fact + (Calculating material if any) + Explain accounting treatment + Risk/Impact to FS? |
The company has incurred expenditure of $1.8m relating to the research and development of a new type of material. $0.6m of the expenditure has been written off to SOPL. The remaining $1.2m has been capitalised as an ITA. The company has PBT is $12.2m and total assset is $28.5m. Gợi ý lời giải: Audit risk: Hart Co incurred expenditures of $1.8 relating to research and development cost. $0.6m of expenditure has been written off to SOPL and the remaining has been capitalised as an ITA (Fact). The amount relating to research and development costs $1.2m accounts for 9.8% of PBT and 4.2% oftotal assets of 2025. Hence, this amount is a material balance to FS (Calculating material if any). According to IAS 38, research costs should be written off immediately to SOPL. Whereas development costs, if certain criteria are met, they must be capitalized in intangible assets and depreciation should be charged when assets are available for use (Explain account treatment). There is a risk the company accounts wrongly for development costs, resulting in material misstatements in FS, e.g. some items can be influenced by the event such as expense, profit, and assets (risk/impact to FS). |
Auditor respons |
Phần này thí sinh có thể “lên tay” sau khi làm nhiều câu hỏi về TOC, TOD. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài bạn không cần phải viết chi tiết như phần TOC hay TOC, theo Quốc Trung. |
Phần TOC sẽ rơi vào dạng bài điển hình như: Control deficiencies - Control activities. Theo cảm nhận của Quốc Trung, “ Đây có lẽ là khó nhất trong chương trình AA/F8. Mình đọc lời giải nhiều, dùng common sense để viết và cố gắng làm nhiều bài nhất có thể.”
Về phần TOD, dạng bài tập thường gặp nhất sẽ là “ Describe substantive procedure for …”.
- Cảm nhận: bình thường, cũng hơi mang tính chất lý thuyết
- Cách học: cố gắng đọc nhiều giải và viết ra nhiều nhất có thể nhé. Và ai tin thì tin, chứ cái nào mà mang tính lý thuyết là Quốc Trung hay dậy từ 5h sáng ngồi đọc và viết lại lắm.
3. Mẹo học tập và lời nhắn dành cho các bạn học viên đang theo học môn AA/F8 ACCA
"There are no tips if you are not well prepared!". Chàng trai Intern tại PwC chia sẻ về mẹo "chinh phục" môn ACCA:
- Đối với theory question và TOD: Hãy chú ý đến số điểm của mỗi câu trong quá trình triển khai luận điểm. Theo mình, 1 điểm sẽ gần như tương đương với 1 gạch đầu dòng.
- Tránh mất thời gian liên quan đến vấn đề tiếng anh như: lặp từ, cấu trúc ngữ pháp… Thay vì đắn đo, bạn hãy cố gắng dành thời gian để hoàn thiện các phần còn lại.
- Trong phần bài làm tự luận, để thể hiện rằng mình không viết quá tổng quan và liên quan tới tình huống mà đề bài đưa ra, bạn hãy sử dụng các tên riêng. Ví dụ: Thay vì viết "The company..." thì viết thành "Hart Co.." giống ví dụ tham khảo ở phần trước.
- Về Risk assessment, TOC, TOD: Nếu bí quá thì chúng ta luôn có một câu để viết về thủ tục kiểm toán đó là phỏng vấn "enquiry" và câu thần chú "any differences should be investigated". Mẹo này xuất phát từ tình huống thực tế: Nếu không biết thì hãy sang công ty khách hàng hỏi. Ví dụ: Discuss (verb) with management (noun) to ensure (what purpose) that they understand the required accounting treatment of IAS 38 regarding intangible assets.
- Đối với các thủ tục kiểm toán cho cả 3 dạng risk assessment, TOC, TOD, các bạn có thể viết theo cấu trúc: Verb + Noun + for what purpose.
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi của Quốc Trung sẽ giúp các bạn “bỏ túi” những mẹo học tập môn AA/F8 ACCA hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ kinh nghiệm ôn tập các môn trong chương trình học ACCA từ học viên của SAPP trong thời gian tới!
>> Xem thêm:
- [Câu chuyện thành công] - Kinh nghiệm ôn thi và “chinh chiến” môn FR/F7 ACCA từ học viên của SAPP;
- [Câu chuyện thành công] - Hé lộ bí quyết học và “vượt bão” môn AA/F8 ACCA từ học viên SAPP (Phần 2);
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/