[CMA Part 2 - 2F] - Ethical considerations for Management

CHAPTER 1: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về đạo đức kinh doanh và các khái niệm trong việc phân tích hành vi đạo đức. Đồng thời tìm hiểu triết lý đạo đức và các loại chính của triết lý đạo đức trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.

I. Mục tiêu
  • Hiểu được đạo đức kinh doanh (Business Ethics) và các khái niệm trong việc phân tích hành vi đạo đức (Ethical behaviors).
  • Tìm hiểu triết lý đạo đức (Moral philosophy) và các loại chính của triết lý đạo đức trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Mô tả những khái niệm khác ảnh hưởng đến việc ra quyết định mang tính đạo đức.
II. Nội dung

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:

2F1.1-2

1. Đạo đức kinh doanh (Business Ethics)

a. Định nghĩa

Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) là những nguyên tắc đạo đức hướng dẫn các hành vi đạo đức trong các tình huống kinh doanh và ra quyết định.

Đạo đức kinh doanh áp dụng cho hành vi của cả tổ chức và cá nhân trong tổ chức:

  • Đối với tổ chức: Là sứ mệnh, tiêu chuẩn và văn hóa ứng xử được đưa ra nhằm thiết lập nền tảng đạo đức của tổ chức và giúp định hướng cho các nhà quản lý trong quá trình làm việc và ra quyết định của họ.
  • Đối với cá nhân: Là một tập hợp các nguyên tắc và cam kết cá nhân giúp định hướngcác cá nhân trong phạm vi chuyên môn công việc của họ khi xảy ra xung đột về giá trị.
b. Các khái niệm

Có 3 khái niệm cần được hiểu và ghi nhớ khi phân tích hành vi đạo đức:

2F1.2-1Ví dụ: Phân biệt đạo đức và đức hạnh

Một Giám đốc quan tâm đến việc bảo vệ môi trường luôn cố gắng ngăn chặn việc thải ra các chất độc hại ngay cả khi việc làm đó không phù hợp với nguyên tắc đạo đức chung của tổ chức.

=> Ví dụ này thể hiện giám đốc là người có đạo đức tốt (đức hạnh).

Trong một trường hợp khác, Giám đốc không có bất kỳ mối quan tâm nào về bảo vệ môi trường nhưng đã áp dụng các nguyên tắc đạo đức của công ty khibiết công ty không muốn gây ô nhiễm nguồn nước .

=> Ví dụ này thể hiện giám đốc là người có đạo đức.

Việc tập trung vào làm điều đúng đắn chính là hành vi đạo đức. Việc thực hiện nhiều hành động đúng đắn hơn và thiết lập một tiêu chuẩn cá nhân là một hành vi đức hạnh.

2. Triết lý đạo đức (Moral philosophy)
a. Định nghĩa

Triết lý đạo đức (Moral philosophy) là một nhánh của triết học nghiên cứu về điều gì là đúng và điều gì là sai.

Triết lý đạo đức có thể được chia thành một số dòng chính liên quan đến đạo đức kinh doanh bao gồm:

2F1.3-1Nội dung chính:

Mục đích luận (Teleology)

Quan tâm đến việc các lựa chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đạo đức mong muốn cụ thể. Việc đặt ra các câu hỏi về mục đích đạt được cuối cùng của một quyết định giúp xác định liệu hành động (hoặc lựa chọn) đó là tốt hay xấu..

Đạo nghĩa luận (Deontology)

Tập trung vào việc tuân thủ một quy tắc hoặc luật lệ trong quá trình đưa ra quyết định ngay cả khi nó để lại hậu quả xấu thay vì tập trung vào kết quả cuối cùng (Ngược lại với mục đích luận).

Luân lý luận

(Virtue ethics)

Nhấn mạnh việc tính cách sẽ ảnh hưởng tới quyết định của một người. Một quyết định được cho là đúng nếu một người đức hạnh (có đạo đức) sẽ làm cùng một điều tương tự trong cùng một tình huống.

Thuyết vị lợi (Utilitarianism)

Có liên quan tới mục đích luận. Đề cập đến việc quyết định đúng đắn về mặt đạo đức là quyết định tối đa hóa những tác động tích cực. “Hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất” là thước đo cho quyết định đúng hay sai.

Thuyết tương đối (Relativism)

Có hai hình thức riêng biệt của thuyết tương đối về đạo đức. Thuyết tương đối cá nhân cho rằng một quyết định là đúng nếu nó được dựa trên điều dường như đúng hoặc hợp lý trong hệ thống niềm tin hoặc giá trị của chính mình. Trong khi đó thuyết tương đối văn hóa cho rằng một quyết định có đạo đức là quyết định được đặt nền tảng trên sự chấp thuận của xã hội.

Thuyết công bằng (Justice)

Đề cập tới việc phân phối công bằng lợi ích và chi phí. Mỗi cá nhân nên được nhận những gì họ xứng đáng. Người bình đẳng nên được đối xử bình đẳng, người không bình đẳng nên được đối xử không bình đẳng.

b. Một số khái niệm khác (Other concepts)

Đạo đức kinh doanh còn gồm các khái niệm nhất định bên dưới có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày:

Công bằng (Fairness)

Áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc tiêu chí giống nhau trong cùng một tình huống. Sự thiên vị cá nhân có thể được giảm thiểu.

Chính trực (Integrity)

Nghĩa là một người sẽ làm những gì anh ta nói.

Nguyên tắc cốt lõi: đức hạnh, lòng nhân ái, sự trung thực, lòng trung thành và sự khách quan.

Thẩm định chuyên sâu

(Due Diligence)

Hiểu biết rõ ràng về sứ mệnh, giá trị và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Đồng thời, tuân thủ mọi yêu cầu pháp lý, có sự quan tâm của các bên liên quan.

Trách nhiệm ủy thác (Fiduciary responsibility)

Trách nhiệm pháp lý hành động chỉ vì lợi ích tốt nhất của người khác. Phải đặt lợi ích của người mà họ đại diện lên hàng đầu và hành động với mức độ tôn trọng và trung thực cao nhất.

III. Bài tập

Question 1:

The difference between morality and virtue is:

A. Morality is the application of ethical principles, and virtues are the characteristics of morality of an individual.
B. Virtues are applications of ethical principles, and morality is the characteristic of an ethical individual.
C. Morality is the understanding of what is right and wrong, and virtues are the characteristics of morality of an individual.
D. Morality and virtues are synonymous and can be used interchangeably.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

Morality is the application of ethical principles, and virtues are the characteristics of morality of an individual. A moral decision can be made by someone who is not virtuous but who applies ethical standards.

“B” is incorrect. Virtues are the characteristics of morality of an individual, and morality is about the application of ethical standards.

“C” is incorrect. Ethics is a philosophical understanding of what is right and wrong, good and bad.

“D” is incorrect. Morality and virtues are not the same concepts. Morality is the application of ethical principles, and virtues are the characteristics of morality of an individual.

 

Question 2:

Generally, when a company raises the proportion of short-term financing compared to long-term financing, it:

A. Justice
B. Virtue ethics.
C. Teleology
D. Deontology

 

Answer:

→ The answer is choice B.

According to virtue ethics, a decision is right if a virtuous person would do the same in the same circumstances. Virtue ethics is focused on the individual, not the action itself (deontology) or the outcome (teleology).

(A) is incorrect. Justice is about giving every individual what (s)he deserves. The most common interpretation of justice is that equals should be treated equally, and unequal should be treated unequally. Judging an action as right or wrong is not necessarily part of justice.

(C) is incorrect. According to teleology, whether an action is right depends on the outcome, that is, what is achieved. What a virtuous person would do or the existence of a moral rule or law is irrelevant.

(D) is incorrect. Deontology judges the action itself as right or wrong according to the valid rules in the case. What a virtuous person would do or the result of the action is not considered.