[CMA Part 2 - 2B] - Corporate Finance

CHAPTER 1: TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là hình thức tài trợ nợ dài hạn chủ yếu dành cho các tập đoàn và cơ quan chính phủ. Các nhà đầu tư có thể đánh giá uy tín tín dụng của một đợt phát hành trái phiếu bằng cách tham khảo xếp hạng do cơ quan xếp hạng tín dụng ấn định...

I. Mục tiêu

  • Tìm hiểu về trái phiếu (bond), giao ước nợ (covenant) và giải thích ưu điểm & nhược điểm của trái phiếu.
  • Xác định các loại hình trái phiếu, việc xếp hạng trái phiếu, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và rủi ro lãi suất.
  • Mô tả đường cong lợi suất (yield curve), trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) và đặc điểm của việc định giá trái phiếu. 

II. Nội dung

Có 7 loại hình trái phiếu: 

2BC1.1

  • Trái phiếu được xếp hạng từ tỷ lệ hoàn vốn (rate of return) thấp nhất đến tỷ lệ hoàn vốn cao nhất (tương ứng từ rủi ro thấp nhất đến rủi ro cao nhất).
  • Cấu trúc của lãi suất bao gồm lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn.
  • Trái phiếu được định giá theo giá trị hiện tại của dòng tiền với lãi suất thực tế.

2BC1.2

1. Khía cạnh của trái phiếu

1.1. Định nghĩa

Trái phiếu (Bond) là hình thức tài trợ nợ dài hạn (long-term debt financing) chủ yếu dành cho các tập đoàn và cơ quan chính phủ (governmental bodies). 

Trái phiếu là một nghĩa vụ hợp đồng (contractual obligation) chính thức để trả một số tiền (được gọi là mệnh giá – par value) cho người nắm giữ vào một ngày nhất định, cộng với các khoản thanh toán tiền lãi (cash interest payments) dựa trên một tỷ lệ nhất định của mệnh giá trong các khoảng thời gian xác định.

2BC1.3-1

    • Giá trị đáo hạn hoặc giá trị danh nghĩa được nhận vào ngày đáo hạn trái phiếu. 
      Ví dụ: Ngày đáo hạn trái phiếu là 20 năm sau ngày mua trái phiếu.
    • Tiền lãi hàng năm của trái phiếu = Mệnh giá trái phiếu x Lãi suất
      Ví dụ: $1.000 mệnh giá x 4% lãi suất phiếu = $40 tiền lãi hàng năm.

Phát hành trái phiếu (Bond issue) ra thị trường đòi hỏi nhiều công việc kế toán và pháp lý.

2BC1.4-1 

    • Ngân hàng chịu hoàn toàn rủi ro biến động giá trong quá trình phân phối (bán lại).
    • Chênh lệch giữa giá mua (hoặc chi phí bảo lãnh phát hành) với giá bán lại là lợi nhuận kiếm được.

*Lưu ý: kỳ hạn của trái phiếu càng dài thì lợi tức (return) mà các nhà đầu tư yêu cầu để bù đắp cho rủi ro (risk) gia tăng sẽ càng cao.

1.2. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Tiền lãi trả cho khoản nợ (debt) được khấu trừ thuế (tax deductible).
  • Quyền kiểm soát doanh nghiệp không phải chia sẻ với người giữ trái phiếu (debtholders).
  • Việc thanh toán tiền lãi và nợ gốc là một nghĩa vụ pháp lý.
  • Yêu cầu pháp lý phải trả nghĩa vụ nợ làm tăng mức độ rủi ro của công ty.
  • Bản chất dài hạn của nợ trái phiếu cũng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.
  • Một số đặc quyền của giới quản lý (managerial prerogatives) thường bị bỏ qua trong hợp đồng ký quỹ (indenture contract) của trái phiếu.
  • Giới hạn về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-equity ratio) đối với một công ty riêng lẻ.

1.3. Giao ước nợ (Debt covernant)

a. Định nghĩa

Giao ước nợ là các điều khoản hạn chế (restrictions) hoặc bảo vệ được chủ nợ (creditor) đặt ra dành cho người đi vay (borrower) trong một thỏa thuận nợ (debt agreement) chính thức hoặc một khế ước (indenture).

Khế ước trái phiếu (bond indenture) yêu cầu tổ chức phát hành thành lập và duy trì một quỹ thanh toán nợ trái phiếu (bond sinking fund) nhằm tách biệt và tích lũy đủ tài sản để thanh toán nợ gốc trái phiếu (bond principal) khi đáo hạn.

Ví dụ: 

      • Hạn chế phát hành nợ dài hạn (long-term debt) và nợ ngắn hạn (short-term debt).
      • Hạn chế về chi trả cổ tức (dividend payments).
      • Duy trì các chỉ số tài chính (financial ratios) nhất định.
      • Duy trì tài sản thế chấp (collateral) hỗ trợ cho các khoản nợ. 

b. Nguyên tắc của giao ước nợ

2BC1.5

2. Phân loại trái phiếu

Trái phiếu được chia thành 7 loại hình như sau:

Mô hình đáo hạn

(Maturity pattern)

  • Trái phiếu có kỳ hạn (term bond) có một ngày đáo hạn duy nhất vào cuối kỳ hạn.
  • Trái phiếu đáo hạn chuỗi (serial bond) là loại trái phiếu có vốn gốc được chia thành nhiều kì đáo hạn trong các khoảng thời gian đều đặn (regular intervals). Nhà đầu tư có thể lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của mình.

Định giá

(Valuation)

  • Trái phiếu có lãi suất thay đổi (variable rate bonds) phụ thuộc vào điều kiện thị trường.
  • Trái phiếu không lãi suất (zero-coupon) hoặc trái phiếu chiết khấu cao (deep-discount bonds) không có lãi suất quy định và do đó không liên quan đến thanh toán định kỳ (periodic cash payments).
  • Trái phiếu có hàng hóa đảm bảo (Commodity-backed bonds) được thanh toán theo giá liên quan đến hàng hóa.
    Ví dụ: hàng hóa đảm bảo là vàng.

Giá trị thu hồi

(Redemption provisions)

  • Trái phiếu thu hồi có thể được phát hành mua lại ở một mức giá xác định trước khi đáo hạn.
  • Trái phiếu chuyển đổi (Convertible bonds) có thể được chuyển đổi thành chứng khoán vốn (equity securities) theo lựa chọn của người nắm giữ với những điều kiện nhất định.

Chứng khoán hóa

(Securitization)

  • Trái phiếu thế chấp (Mortgage bonds) được đảm bảo bởi các tài sản cụ thể, thường là bất động sản.
  • Trái khoán tín dụng (Debentures) được hỗ trợ bởi niềm tin và tín dụng của người phát hành chứ không bằng tài sản thế chấp cụ thể. Do đó, các khoản nợ có rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư so với trái phiếu có bảo đảm (secured bonds).
  • Trái phiếu ủy thác thiết bị (Equipment trust bonds) được đảm bảo bằng quyền nắm giữ đối với một thiết bị cụ thể, chẳng hạn như máy bay hoặc toa xe lửa. Chúng được sử dụng chủ yếu trong ngành vận tải.

Quyền sở hữu

(Ownership)

  • Trái phiếu có đăng ký (Registered bonds) được phát hành dưới tên của người nắm giữ. Chỉ chủ sở hữu đã đăng ký mới có thể nhận được tiền lãi và tiền gốc.
  • Trái phiếu vô danh (Bearer bonds) không được đăng ký riêng lẻ. Tiền lãi và tiền gốc được trả cho bất kỳ ai xuất trình trái phiếu.

Sự ưu tiên

(Priority)

  • Trái khoán thứ cấp (Subordinated debentures) và trái phiếu thế chấp thứ cấp (Second mortgage bonds) là chứng khoán thứ cấp (junior securities) có yêu cầu thấp hơn so với trái phiếu cao cấp (senior bonds).

Quy định hoàn trả

(Repayment provisions)

  • Trái phiếu lợi tức (Income bonds) chỉ trả lãi nếu người phát hành kiếm được tiền lãi.
  • Trái phiếu thu nhập (Revenue bonds) do chính phủ phát hành và được thanh toán từ các nguồn doanh thu cụ thể.

3. Xếp hạng trái phiếu

Các nhà đầu tư có thể đánh giá uy tín tín dụng (creditworthiness) của một đợt phát hành trái phiếu bằng cách tham khảo xếp hạng do cơ quan xếp hạng tín dụng ấn định. Xếp hạng càng cao, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thực hiện tốt cam kết trả lãi và nợ gốc.

Trái phiếu cấp đầu tư

(Investment-grade bonds)

Trái phiếu không đầu tư

(Non-investment grade bonds)

Được coi là khoản đầu tư an toàn và có rủi ro vừa phải.

Còn được gọi là trái phiếu cấp thấp (speculative-grade bonds), trái phiếu lãi suất cao (high-yield bonds) hoặc trái phiếu rác (junk bonds).

Có độ rủi ro cao.

Sau đây là danh sách các trái phiếu phổ biến được xếp hạng từ tỷ lệ hoàn vốn (rate of return) thấp nhất đến tỷ lệ hoàn vốn cao nhất (tương ứng từ rủi ro thấp nhất đến rủi ro cao nhất):

2BC1.6

4. Lãi suất (Interest Rates)

a. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (Term structure of interest rates) là mối quan hệ giữa lợi suất đáo hạn (yield to maturity) và thời gian đáo hạn (time to maturity).

Lãi suất trái phiếu cao hơn dẫn đến tăng nhu cầu đầu tư vào trái phiếu, làm giảm nhu cầu về cổ phiếu thường (common stock) và khiến giá cổ phiếu thường giảm. 

 

b. Đường cong lợi suất (yield curve)

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là một yếu tố quan trọng đối với các thủ quỹ của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nó ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp nên phát hành nợ ngắn hạn hay dài hạn và nhà đầu tư nên mua nợ ngắn hạn hay dài hạn.

Do đó, điều quan trọng là phải hiểu lãi suất dài hạn và ngắn hạn có liên quan như thế nào và nguyên nhân gây ra sự thay đổi vị trí của chúng.

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất được mô tả bằng đường cong lợi suất qua biểu đồ sau:

2BC1.7-1

Do lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất dài hạn nên đường cong lợi suất thường dốc lên. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra trường hợp các đường cong lợi suất biểu hiện ở hình dạng khác. Biểu đồ trên minh họa bốn đường cong lợi suất phổ biến sau:

1) Đường dốc lên (Upward sloping): Lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn.

2) Đường bằng phẳng (Flat): Lãi suất dài hạn bằng lãi suất ngắn hạn.

3) Đường dốc xuống (Downward sloping): Lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn.

4) Đường hình chuông (Humped): Lãi suất trung hạn cao hơn các lãi suất khác. 

 

c. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà chứng khoán đầu tư sẽ biến động về giá trị do thay đổi lãi suất.

Rủi ro lãi suất được thể hiện qua những yếu tố sau: 

2BC1.8

5. Định giá trái phiếu (Bond Valuation) 

a. Đặc điểm

Mối quan tâm chính của tổ chức phát hành trái phiếu là số tiền nhận được từ các nhà đầu tư vào ngày trái phiếu được bán. 

2BC1.9

b. Giá trị hiện tại (Present value)

Việc tính toán giá trị hiện tại có thể dẫn đến số tiền thu được bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn mệnh giá của trái phiếu, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa lãi suất công bố của trái phiếu với lãi suất thị trường. 

Lãi suất công bố = Lãi suất thị trường

Giá trị hiện tại của trái phiếu sẽ chính xác bằng mệnh giá của chúng và trái phiếu được bán "ngang giá".

Lãi suất công bố < Lãi suất thị trường

Các nhà đầu tư cần được khuyến khích để mua trái phiếu.

Người phát hành nhận được ít tiền hơn mệnh giá và trái phiếu được bán với giá chiết khấu.

Lãi suất công bố > Lãi suất thị trường

Các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho trái phiếu.

Người phát hành nhận được nhiều tiền hơn mệnh giá và trái phiếu được bán với giá cao hơn.

 

c. Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds)

Nợ chuyển đổi (Convertible debt) được trao đổi để lấy cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi (conversion ratio) được tính bằng mệnh giá (par value) trái phiếu chuyển đổi chia cho giá chuyển đổi (conversion price). 

2BC1.10

III. Bài tập

Question 1:

Debentures are:

A. Income bonds that require interest payments only when earnings permit.

B. Subordinated debt and rank behind convertible bonds.

C. Bonds secured by the full faith and credit of the issuing firm.

D. Mortgage bonds secured by a lien on specific assets of the firm.

 

Answer:

→ The answer is choice C

C is correct. Entities use various forms of debt in their capital structure. Common forms of short-term debt include income bonds, debentures, and mortgage bonds. Debts may also have a specific rank or order of preference for payment. Debt is classified by duration (short- and long-term) and by degree of security or collateralization. Shorter-term collateralized debt is less risky than longer-term unsecured debt. Subordinated debt ranks lower than other forms of debt. Debentures are bonds that are not secured by specific assets of the company and mortgage bonds are fully secured. Debenture bonds are guaranteed only by the issuer's (the debtor's) full faith and credit.

A is incorrect. Bonds that only require interest payments when earnings targets are met are income bonds, not debentures.

B is incorrect. Debentures need not be subordinated debt and need not rank behind convertible bond debt. Subordinated debt (also known as a subordinated debenture) is an unsecured loan or bond that ranks below other, more senior loans or securities (senior bondholders) for which the issuer has provided collateral to those creditors. Subordinated debentures are also known as junior securities. In the case of borrower default, creditors who own subordinated debt will not be paid out until after senior bondholders are paid in full.

D is incorrect. Bonds secured by a lien on specific assets are mortgage bonds. Debentures are not secured by specific assets of the issuer (debtor). Debentures are guaranteed only by the issuer's full faith and credit.

 

Question 2:

Which of the following statements accurately describes bond yields assuming an upward sloping yield curve?

A. Higher-quality bonds typically have lower yields than lower-grade bonds of the same maturity.

B. Short-term bonds have higher yields than do long-term bonds.

C. Secured bonds have higher yields than do unsecured bonds.

D. Fixed interest rate bonds earn more than do zero coupon bonds.

 

Answer:

→ The answer is choice A

A is correct. Higher-quality bonds are sold at the lowest rates of interest. Because of the risk associated with lower- grade, non-investment quality (junk) bonds, they are typically higher-yield bonds. Junk bonds have a greater chance of defaulting, but in some circumstances they may also be an emerging entity or become a star and provide a highly profitable return.

B is incorrect. "Short-term bonds have higher yields than do long-term bonds" does not accurately describe bond yields assuming an upward sloping yield curve.

C is incorrect. "Secured bonds have higher yields than do unsecured bonds" does not accurately describe bond yields assuming an upward sloping yield curve.

D is incorrect. "Fixed interest rate bonds earn more than do zero coupon bonds" does not accurately describe bond yields assuming an upward sloping yield curve.