[CMA Part 2 - 2B] - Corporate Finance

CHAPTER 10: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp định giá cổ phiếu, và phân biệt việc sử dụng các mô hình chiết khấu cổ tức khác nhau cho các mẫu hình cổ tức khác nhau trong thực tế.

I. Mục tiêu

  • Tìm hiểu các phương pháp định giá cổ phiếu (stock valuations) khác nhau bao gồm phương pháp so sánh (comparable method), phương pháp định giá dựa trên tài sản (asset-based valuation method) và phương pháp giá trị hiện tại (present value method).
  • Phân biệt việc sử dụng các mô hình chiết khấu cổ tức khác nhau (discounted dividend models) cho các mẫu hình cổ tức khác nhau trong thực tế.
II. Nội dung

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:

2B10.1

1. Phương pháp so sánh (Comparable method)
a. Định nghĩa và cơ sở lý luận

Phương pháp so sánh (Comparable method) về cơ bản là so sánh các giá trị được ước lượng tương đối bằng cách sử dụng các bội số hoặc các giá trị tương đối của chúng.

Cơ sở lý luận kinh tế đằng sau phương pháp so sánh là quy luật một giá: Các tài sản tương đồng nên được bán với cùng một giá.

Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng một bội số giá để đánh giá xem một tài sản có được định giá hợp lý, định giá thấp hơn, hoặc định giá cao hơn so với một giá trị chuẩn của bội số.

b. Các bước tiến hành phương pháp so sánh

Khi thực hiện phương pháp so sánh, chúng ta sẽ đi qua các bước như sơ đồ dưới đây:

2B10.2 Ví dụ:

Một nhà phân tích thu thập các thông tin sau về các ngân hàng tương đồng trong ngành:

2B10.3

Trong số các ngân hàng trên, ngân hàng nào có khả năng bị định giá thấp nhất?

Hướng dẫn giải:

So với các ngân hàng khác, VC Bank có tỷ lệ P/E thấp nhất và tỷ lệ P/B được xếp hạng thấp nhất đồng hạng với VPBank. Dựa trên luật một giá, các ngân hàng tương đồng nên được giao dịch ở mức tỷ lệ P/B và P/E tương tự nhau. Do đó, dựa trên thông tin được trình bày, khả năng cao nhất là VC Bank bị định giá thấp.

2. Phương pháp định giá dựa trên tài sản (Asset-based Valuation Method)
a. Định nghĩa và cơ sở lý luận

Phương pháp định giá dựa trên tài sản (Asset-based Valuation Method) của một công ty sử dụng các ước lượng của thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty.

Công thức định giá như sau:

Giá trị công ty = Giá trị tài sản - Giá trị nợ phải trả

(Company Valuation = Valuation of Asset - Valuation of Liabilities)

b. Thách thức

Một số thách thức khi sử dụng phương pháp định giá dựa trên tài sản bao gồm

2B10.4

Ví dụ:

Một nhà phân tích thu thập các thông tin về Công ty A như sau:

Tiền

$ 5.000

Khoản phải thu

15.000

Hàng tồn kho

30.000

Tài sản cố định ròng

50.000

Tổng tài sản

$100.000

 

 

Khoản phải trả

$ 3.000

Công nợ phải trả

17.000

Khoản vay dài hạn

25.000

Vốn chủ sở hữu

55.000

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

$100.000

Sử dụng phương pháp định giá dựa trên tài sản, ước tính giá trị mỗi cổ phiếu từ giá trị sổ sách đã được điều chỉnh. Giả định rằng giá trị thị trường của khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản nợ phải trả bằng giá trị sổ sách được báo cáo. Giá trị thị trường của tài sản cố định ròng bằng 110% so với giá trị sổ sách được báo cáo.

Với giá cổ phiếu là $50,8 và đang có 1.000 cổ phiếu được lưu hành.

Cổ phiếu công ty A đang được định giá thấp hơn, cao hơn hay hợp lý so với giá trị thị trường?

Hướng dẫn giải:

Giá trị thị trường của tài sản = 5.000 + 15.000 + 30.000 + 1,1 x 50.000 = $105.000

Giá trị thị trường của khoản nợ phải trả= $3.000 + 17.000 + 25.000 = $45.000

Giá trị sổ sách điều chỉnh = $105.000 – 45.000 = $60.000

Giá trị ước tính (giá trị sổ sách điều chỉnh trên mỗi cổ phiếu) = $60.000 ÷ 1.000 shares = $60,00

Với giá cổ phiếu là $50,8, phương pháp định giá dựa trên tài sản chỉ ra rằng cổ phiếu bị định giá thấp.

3. Phương pháp giá trị hiện tại (Present Value Method)

a. Nền tảng

Theo phương pháp giá trị hiện tại, cổ phiếu được định giá bằng cách chiết khấu tất cả các dòng tiền tương lai về hiện tại. Các dòng tiền tiền tương lai tạo ra từ cổ phiếu bao gồm:

  • Cổ tức
  • Giá trị kỳ vọng của cổ phiếu tại cuối thời kỳ nắm giữ

Do đó, phương pháp này còn được gọi là Phương pháp Dòng tiền Chiết khấu (Discounted Cash Flow Method).

Việc định giá cổ phiếu bằng phương pháp giá trị hiện tại phức tạp vì 3 lý do:

  • Sự không chắc chắn về thời gian và quy mô của cổ tức.
  • Không có ngày đáo hạn chính xác như trái phiếu.
  • Tỷ lệ chiết khấu khó để xác định hoặc ước lượng.

Phương pháp giá trị hiện tại xem xét 3 yếu tố trong phân tích giá trị cổ phiếu, bao gồm:

2B10.5b. Mô hình cổ tức không tăng trưởng (Zero-Growth Dividend Model)

Mô hình cổ tức không tăng trưởng giả định rằng cổ tức sẽ không tăng theo thời gian. Điều này cũng có thể áp dụng cho cổ phiếu ưu đãi với cổ tức không đổi, không có các quyền chọn và ngày đáo hạn bổ sung.

Công thức:

Giá cổ phiếu = Cổ tức/Tỷ lệ chiết khấu

(Stock price = Dividend/Discount rate)

Ví dụ:

Một công ty bảo hiểm nhân thọ Mỹ phát hành một loại cổ phiếu ưu đãi vô thời hạn, không có khả năng chuyển đổi, không thể thu hồi, với giá trị cổ tức 4,80% và mệnh giá $25. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của các cổ phiếu tương tự là 4,49%. Giá trị nội tại của một cổ phiếu ưu đãi là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Cổ tức dự kiến nhận mỗi năm = 4,80% x $25 = $1,20

Giá trị nội tại của một cổ phiếu ưu đãi = $1,20/4,49% = $26,73.

c. Mô hình cổ tức tăng trưởng không đổi (Constant-Growth Dividend Model)

Mô hình cổ tức tăng trưởng không đổi giả định rằng cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi vô thời hạn.

Công thức:

Giá cổ phiếu = Cổ tức dự kiến nhận năm sau/(Tỷ lệ chiết khấu – Tỷ lệ tăng trưởng)

(Stock price = Expected Dividend next year/(Discount rate – Growth rate)

Ví dụ:

Tập đoàn Beck vừa trả cổ tức 1,75 USD/cổ phiếu. Nếu tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 12,3% mỗi năm và cổ tức dự kiến ​​sẽ tăng vô thời hạn với tỷ lệ không đổi 9,2% mỗi năm thì giá trị nội tại của cổ phiếu của Beck là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Giá cổ phiếu = [1,75 x (1 + 9,2%)]/(12,3% – 9,2%) = $61,65

d. Mô hình cổ tức tăng trưởng biến đổi (Variable Dividend Growth Model)

Mô hình tăng trưởng cổ tức biến đổi giả định rằng tại một thời điểm nào đó, công ty sẽ bắt đầu trả cổ tức tăng trưởng với một tỷ lệ không đổi, nhưng trước thời điểm đó, công ty sẽ trả cổ tức tăng trưởng với một tỷ lệ cao hơn so với mức có thể duy trì trong dài hạn.

Quy trình tính cổ tức sẽ bao gồm 3 bước theo sơ đồ dưới đây:

2B10.6

Ví dụ: Một nhà phân tích thu thập các thông tin về một loại cổ phiếu như sau:

Giá cổ phiếu ở hiện tại

€22,56

Cổ tức mỗi năm nhận được trên mỗi cổ phiếu ở hiện tại

€1,60

Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức mỗi năm từ Năm 1 đến Năm 4

9,00%

Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức mỗi năm từ Năm 1 trở đi

4,00%

Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu

12,00%

Dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức, cổ phiếu có thể đang được:

A. Định giá cao
B. Định giá hợp lý
C. Định giá thấp

Hướng dẫn giải:

Đáp án A đúng.

D1 = €1,60 × 1,09 = €1,744

D2 = €1,60 × (1,09)^2 = €1,901

D3 = €1,60 × (1,09)^3 = €2,072

D4 = €1,60 × (1,09)^4 = €2,259

D5 = [€1,60 × (1,09)^4](1,04) = €2,349

V4 = €2,349/(0,12 – 0,04) = €29,363

V0 = 1,744/1,12 + 1,901/(1,12)^2 + 2,072/(1,12)^3 + 2,259/(1,12)^4 + 29,363/(1,12)^4

= 1,557 + 1,515 + 1,475 + 1,436 + 18,661

= €24,64 (Cao hơn giá cổ phiếu ở hiện tại €22.56)

=> Cổ phiếu đang bị định giá cao.

III. Bài tập

Question 1:

Shareholders of a publicly traded company anticipate receiving a $20 per share dividend in one year. Following the dividend distribution, analysts predict the stock to be priced at $244 per share. Given that investors demand a 20% return, what is the current value of the stock?

A. $264
B. $244
C. $230
D. $220

 

Answer:

→ The answer is choice D.

One method of valuing stock is shareholder return, which measures the return on a purchase of stock. Shareholder return is equal to the required rate of return. In this case, the current value of the stock is equal to the beginning stock price. In the calculation below, x is the beginning stock price.

Shareholder return = (Ending stock price - Beginning stock price + Annual dividends per share)/Beginning stock price

=> 20% = ($244 – x + $20) + x
=> 2x = $264 - x

=> x = $220

 

Question 2:

If a firm's shares are priced at $20 each and the company declares a dividend of $1 per share for the upcoming year, and the company has a cost of capital of 7%, what is the dividend growth rate anticipated by investors?

A. 700%
B. 5.00%
C. 7.05%
D. 6.95%

 

Answer:

→ The answer is choice D.

Stock Price = D1/(r- g) => g = r – D1/Stock price = 7% - ($1/$20) = 6.95%