Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về chi phí sử dụng vốn và chi phí vốn cận biên của một công ty...
1. Chi phí sử dụng vốn hiện hành (Current Cost of Capital)
- Tính toán và giải thích chi phí sử dụng vốn (Cost of Capital) và chi phí vốn cận biên (Marginal Cost of Capital) của một công ty
- Mô tả ảnh hưởng của thuế đến chi phí vốn từ các nguồn khác nhau
- Hiểu khái niệm xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho một công ty
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:
1. Chi phí sử dụng vốn hiện hành (Current Cost of Capital)
1.1. Định nghĩa
Chi phí sử dụng vốn (Cost of Capital) là lợi nhuận tối thiểu (company’s minimum return) mà một công ty cần phải có để đánh giá có nên thực hiện một quyết định đầu tư hay không.
Chi phí sử dụng vốn và tỷ lệ chiết khấu (discount rate) thường được sử dụng thay thế cho nhau vì chúng quyết định tỷ lệ ngưỡng (hurdle rate) của các khoản đầu tư để đáp ứng kỳ vọng của người nắm giữ nợ hay nhà đầu tư.
Trong thực tế, không một công ty nào hoạt động chỉ sử dụng một loại nguồn vốn từ nợ hoặc vốn chủ sở hữu mà thường kết hợp cả hai để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, cấu trúc vốn của công ty thường bao gồm các thành phần sau:
1.2. Cách tính
Chi phí vốn của một công ty thường được tính bằng cách sử dụng công thức chi phí vốn bình quân gia quyền (weighted average cost of capital/WACC) có tính đến chi phí của từng thành phần.
Cách tính chi phí vốn như sau:
Từng thành phần vốn có thể được tính như bên dưới.
a. Chi phí vốn cổ phần chung (Cost of Common Equity):
Chi phí vốn cổ phần chung thường được gọi đơn giản là chi phí vốn cổ phần là mức lợi tức mà một công ty phải chi trả cho cổ đông thông thường của mình để thu hút và duy trì vốn từ cổ đông.
Phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí vốn cổ phần là CAPM (Capital Asset Pricing Model).
Chi tiết tính toán như sau:
Chi phí sử dụng vốn = Lãi suất phi rủi ro + Beta x Phần bù rủi ro dự kiến Trong đó: Phần bù rủi ro = Lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường – Lãi suất phi rủi ro Cost of Capital = Risk-free rate + Beta x Expected Risk Premium In which: Risk premium = Expected Return on the market – Risk-free rate |
b. Chi phí vốn cổ phần ưu đãi (Cost of Preferred Equity):
Chi phí vốn cổ phần ưu đãi là chi phí mà một công ty cam kết trả cho cổ đông ưu đãi dưới dạng cổ tức ưu đãi khi phát hành vốn cổ phần ưu đãi.
Trong trường hợp vốn cổ phần ưu đãi không thể chuyển đổi, không thể thu hồi có tỷ lệ cổ tức cố định và không có ngày đáo hạn (vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn có lãi suất cố định), chúng ta có thể sử dụng công thức tính giá trị của vốn cổ phần ưu đãi.
Chi tiết tính toán như sau:
Chi phí vốn cổ phần ưu đãi = Cổ tức trên mỗi cổ phiếu/Giá hiện tại của vốn cổ phần ưu đãi Cost of Preferred Equity = Dividend Per Share/Current Price of Preferred Equity |
Chi phí nợ là chi phí tài trợ bằng nợ cho công ty bằng cách phát hành trái phiếu hoặc vay ngân hàng. Một công ty được coi là rất rủi ro sẽ có chi phí nợ cao hơn một công ty có ít rủi ro đầu tư.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ rủi ro đầu tư bao gồm khả năng sinh lời, tính ổn định của lợi nhuận và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.
Chi tiết tính toán như sau:
Chi phí nợ = Lãi suất thực tế ( 1 – Thuế suất) Cost of Debt = Effective interest rate ( 1 – Tax Rate) |
1.3. Cơ cấu vốn mục tiêu (Target Capital Structure)
Lý thuyết tài chính tiêu chuẩn (Standard financial theory) cung cấp một mô hình cho cấu trúc vốn tối ưu của mọi doanh nghiệp. Mô hình này cho rằng việc tối đa hóa tài sản của cổ đông là kết quả của việc giảm thiểu chi phí vốn bình quân gia quyền. Vì vậy, trọng tâm của ban quản lý không nên là tối đa hóa thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Các mối quan hệ liên quan được mô tả như biểu đồ dưới đây:
Chi phí lãi vay được khấu trừ thuế đối với các công ty đang vay nợ, không giống như cổ tức. Do đó, khi cần vốn, công ty có thể thích phát hành trái phiếu hơn cổ phiếu để hưởng lợi từ chi phí được khấu trừ. Tương tự, các tập đoàn có thể ngần ngại phát hành cổ phiếu phổ thông để tránh làm loãng quyền kiểm soát, trong khi các nhà đầu tư có thể ưa chuộng cổ phiếu do được hưởng ưu đãi thuế.
2. Chi phí sử dụng vốn cận biên (Marginal Cost of Capital)Chi phí vốn cận biên (Marginal Cost of Capital) là sự gia tăng chi phí tài chính của một doanh nghiệp khi thêm một đô la tài trợ mới vào danh mục đầu tư của doanh nghiệp.
Vì là chi phí tăng thêm (incremental cost), chi phí sử dụng vốn cận biên rất quan trọng khi doanh nghiệp cần đưa ra quyết định về cơ cấu vốn trong tương lai.
Mỗi đô la huy động thêm ngày càng trở nên đắt đỏ khi các nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho việc gia tăng rủi ro.
Mối quan hệ liên quan được mô tả như biểu đồ dưới đây:
III. Bài tập
Question 1:
The required rate of return employed in determining an investment's net present value is associated with the company's:
A. Contribution margin.B. Cost of capital.
C. Variable costs.
D. Fixed costs.
Answer:
→ The answer is choice B.
A is incorrect. Contribution margin refers to revenue minus variable costs and is not related to net present value computations.
B is correct. The cost of capital denotes the rate of return demanded by shareholders and creditors, which is associated with the required rate of return utilized in net present value calculations.
C is incorrect. Depreciation methods have no bearing on net present value computations.
D is incorrect. Fixed costs do not factor into net present value calculations.
Question 2:
The coupon rate of a floating-rate note that makes payments in June and December is expressed as six-month LIBOR + 25 bps. Assuming that the six-month LIBOR is 3.00% at the end of June 20XX and 3.50% at the end of December 20XX, applied tax rate is 25%, the cost of debt that applies to the payment due in December 20XX is closest to
A. 3.25%B. 2.44%
C. 3.75%
D. 4.00%
Answer:
→ The answer is choice B.
The interest rate that applies to the payment due in December 20XX is the six-month MRR at the end of June 20XX plus 25 bps. Thus, it is 3.25% (3.00% + 0.25%).
Cost of debt = Effective interest rate x (1 – Tax Rate) = 3.25% x (1 – 25%) = 2.4375%
Question 3:
A preferred stock is being sold at $102 per share, with a face value of $100 per share and underwriting fees of $5 per share. It yields annual dividends of $10 per share. With a tax rate of 40%, the cost of capital for the preferred stock is:
A. 4.10%B. 6.45%
C. 10.00%
D. 10.31%
Answer:
→ The answer is choice D.
The cost of capital for the preferred stock is calculated by dividing the dividend on the stock by the net issue proceeds, which amounts to 10.4%. Since dividends on preferred stock are not tax-deductible, the income tax rate is not a relevant factor.
$10/($102 -$5) = 10.31%