Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về công cụ phái sinh và các loại công cụ cơ bản bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và công cụ phái sinh tín dụng...
1. Tổng quan về công cụ phái sinh
2. Cam kết kỳ hạn (Forward Commitment)
2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
2.2. Hợp đồng tương lai (Future Contract)
3. Cam kết tuỳ chọn (Contingent Claim)
- Tìm hiểu về công cụ phái sinh (derivatives) và các loại công cụ cơ bản bao gồm hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng tương lai (future), hợp đồng hoán đổi (swaps), hợp đồng quyền chọn (options) và công cụ phái sinh tín dụng (credit derivatives).
- Hiểu cách công ty phát triển chiến lược phòng ngừa rủi ro (hedging strategy) bằng cách sử dụng các loại công cụ tài chính khác nhau (financial instrument).
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:
1. Tổng quan về công cụ phái sinh
a. Định nghĩa
Công cụ phái sinh (Derivatives) là các hợp đồng tài chính được thiết lập giữa các bên, dựa trên giá trị của một tài sản cơ bản (underlying asset), một nhóm tài sản hoặc một điểm chuẩn. Mục tiêu chính của công cụ phái sinh là giảm rủi ro về giá hoặc phòng ngừa rủi ro.
Phòng ngừa rủi ro (Hedging) là quá trình sử dụng các cam kết bù trừ (offsetting commitments) để giảm thiểu hoặc tránh tác động của biến động giá bất lợi.
b. Các khái niệm liên quanMột số khái niệm phổ biến liên quan đến công cụ phái sinh bao gồm:
Khái niệm |
Định nghĩa |
Vị thế mua (Long Position) |
Vị thế mua đề cập đến việc mua một tài sản với kỳ vọng nó sẽ tăng giá trị - vị thế đầu cơ giá lên. |
Vị thế bán (Short Position) |
Vị thế bán đề cập đến một kỹ thuật giao dịch trong đó nhà đầu tư bán chứng khoán với kế hoạch mua nó sau này - vị thế đầu cơ giá xuống. Bán khống (Shorting) là một chiến lược được sử dụng khi nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán sẽ giảm trong thời gian ngắn. |
Phòng vệ giá trị hợp lý (Fair value hedge) |
Phòng vệ giá trị hợp lý là một công cụ phòng ngừa rủi ro trước những thay đổi về giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả. |
Phòng vệ giá tự nhiên (Natural hedge) |
Phòng vệ giá tự nhiên dựa trên các hoạt động hoặc yếu tố tự nhiên của một doanh nghiệp, và không yêu cầu phải sử dụng những công cụ tài chính phức tạp. |
c. Phân loại
Công cụ phái sinh được phân loại thành: Cam kết kỳ hạn và Cam kết tuỳ chọn.
|
Cam kết kỳ hạn (Forward Commitment) |
Cam kết tuỳ chọn (Contingent Claim) |
Định nghĩa |
Cam kết kỳ hạn là một thỏa thuận ràng buộc (binding agreement) nhằm thực hiện một giao dịch cụ thể vào một ngày nhất định trong tương lai |
Cam kết tuỳ chọn là một hợp đồng phái sinh (derivative contract) gắn liền với việc xảy ra một sự kiện nhất định |
Tính tuỳ chọn |
Có nghĩa vụ thực hiện giao dịch theo kế hoạch |
Có quyền thực hiện giao dịch nhưng không có nghĩa vụ |
Giá |
Giá dao động nhiều hơn hoặc ít hơn tương ứng giá của tài sản cơ sở (underlying asset’s price) |
Giá dao động tương ứng với khả năng thực hiện quyền được để thu được lợi nhuận |
Phân loại |
Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Hợp đồng tương lai (Future) Hợp đồng hoán đổi (Swap) |
Hợp đồng quyền chọn (Options) Công cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives) |
2. Cam kết kỳ hạn (Forward Commitment)
2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
a. Định nghĩa
Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai tại một mức giá xác định trước.
Hợp đồng kỳ hạn không được giao dịch trên thị trường tập trung (centralized exchange), và được phân loại là công cụ phái sinh phi tập trung (over-the-counter (OTC) instruments).
b. Vị thế lãi lỗBên tham gia vị thế mua (long position) hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở và thanh toán cho người bán. Bên tham gia vị thế bán (short position) hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở cho người mua và nhận về khoản tiền bán.
Các trường hợp có thể xảy ra vào ngày thực hiện hợp đồng:
- Nếu giá thị trường của tài sản cơ sở cao hơn giá theo giá hợp đồng thì bên tham gia vị thế mua sẽ có lãi.
- Nếu giá thị trường của tài sản cơ sở thấp hơn giá theo hợp đồng thì bên tham gia vị thế bán sẽ có lãi.
2.2. Hợp đồng tương lai (Future Contract)
Hợp đồng tương lai (future contract) là một hợp đồng chuẩn hóa được giao dịch trên sàn (exchange) giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai tại một mức giá xác định trước.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thanh toán lãi lỗ hàng ngày (mark-to-market). Vì vậy, giá thị trường được niêm yết vào thời điểm đóng cửa mỗi ngày.
Điều khoản theo giá thị trường giảm thiểu khả năng vỡ nợ của hợp đồng tương lai vì lãi và lỗ trên hợp đồng phải được nhận hoặc thanh toán mỗi ngày thông qua cơ quan thanh toán bù trừ (clearinghouse).
Hợp đồng tương lai thường được sử dụng làm công cụ tài chính để bù đắp rủi ro khi điều kiện kinh tế thay đổi. Như vậy, hai bên chỉ cần trao đổi phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường trước ngày hết hạn.
2.3. Hợp đồng hoán đổi (Swap)Hợp đồng hoán đổi (Swap) là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên đối tác mà tại đó các bên đồng ý trao đổi các dòng tiền trong tương lai và thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau tại các thời điểm xác định trước.
Hoán đổi đóng vai trò như một công cụ phòng ngừa rủi ro để ổn định các khoản thanh toán khỏi biến động của thị trường.
Ví dụ: Australian Ltd. muốn bắt đầu kinh doanh tại Anh và tỷ giá hối đoái hiện tại AUD/GBP là 0,5. Để đầu tư 5 triệu GBP, Australian Ltd. cần chi 10 triệu AUD. Đồng thời, British Inc. muốn thành lập doanh nghiệp tại Úc nên cần 10 triệu AUD. Cả hai công ty đều cần vay vốn để trả trong 6 tháng. Ở cả hai nước, chi phí vay đối với các công ty nước ngoài cao nhưng lại khá thấp đối với các công ty trong nước. Do đó, Australian Ltd. có thể vay 10 triệu AUD và British Inc. có thể vay 5 triệu GBP. Sau đó 2 công ty hoán đổi khoản vay với nhau.
3. Cam kết tuỳ chọn (Contingent Claim)
3.1. Hợp đồng quyền chọn (Options)
a. Định nghĩa
Hợp đồng quyền chọn (Options) là công cụ phái sinh tài chính cung cấp cho người mua quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định tại một mức giá xác định trước.
b. Phân loạiHợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại, bao gồm hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option).
Dựa vào thời điểm của việc thực hiện quyền chọn mà hợp đồng quyền chọn còn được phân loại thành:
- Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Style): Hợp đồng quyền chọn cho phép người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện quyền mua/bán vào bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn quy định trong hợp đồng.
- Hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu (European Style): Hợp đồng quyền chọn chỉ cho phép người sở hữu hợp đồng thực hiện quyền chọn mua/bán vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Người mua quyền chọn mua sẽ thanh toán phí quyền chọn mua (call option premium) cho bên bán quyền chọn và nhận được quyền thực hiện giao dịch mua tài sản cơ ở một mức giá định trước - giá thực hiện (exercise price).
Bên mua quyền sẽ thực hiện quyền chọn mua để mua tài sản cơ sở khi (Giá giao ngay tại ngày đáo hạn – Giá thực hiện) > 0 và ngược lại.
Khoản lãi (lỗ) của người mua nhất thiết phải phản ánh khoản lỗ (lãi) của người bán. Số tiền lãi và lỗ của quyền chọn mua có thể được tính như sau:
Người mua/Người nắm giữ (Vị thế mua) |
Số lượng đơn vị của tài sản cơ sở x [Max(0, Giá giao ngay tại ngày đáo hạn - Giá thực hiện) - Phí quyền chọn] |
Người bán/Người nắm giữ (Vị thế bán) |
Số lượng đơn vị của tài sản cơ sở x [Phí quyền chọn - Max(0, Giá giao ngay tại ngày đáo hạn - Giá thực hiện)] |
Mối quan hệ giữa người mua và người bán quyền chọn mua được mô tả như sơ đồ sau:
d. Hợp đồng quyền chọn bán (Put Option)Người mua quyền chọn bán sẽ thanh toán phí quyền chọn bán (put option premium) cho bên bán quyền chọn và nhận được quyền thực hiện giao dịch bán tài sản cơ ở một mức giá định trước - giá thực hiện (exercise price).
Bên mua quyền sẽ thực hiện quyền chọn bán để bán tài sản cơ sở khi (Giá giao ngay tại ngày đáo hạn – Giá thực hiện) < 0 và ngược lại.
Khoản lãi (lỗ) của người mua nhất thiết phải phản ánh khoản lỗ (lãi) của người bán. Số tiền lãi và lỗ của quyền chọn bán có thể được tính như sau:
Người mua/Người nắm giữ (Vị thế mua) |
Số lượng đơn vị của tài sản cơ sở x [Max(0, Giá thực hiện - Giá giao ngay tại ngày đáo hạn) - Phí quyền chọn] |
Người bán/Người nắm giữ (Vị thế bán) |
Số lượng đơn vị của tài sản cơ sở x [Phí quyền chọn - Max(0, - Giá thực hiện - Giá giao ngay tại ngày đáo hạn)] |
Mối quan hệ giữa người mua và người bán quyền chọn bán được mô tả như sơ đồ sau:
Ví dụ: Vào ngày 1 tháng 3, một nhà đầu tư bán khống quyền chọn mua kiểu Châu Âu với 50 cổ phiếu của một công ty cụ thể với mức phí quyền chọn là 2 USD/cổ phiếu. Giá thực hiện quyền chọn mua là 176 USD và đáo hạn vào ngày 30 tháng 6. Cổ phiếu được giao dịch ở giá 178 USD vào ngày 1 tháng 3 và giá cổ phiếu đã tăng lên 186 USD vào ngày 30 tháng 6. Không tính đến khoản thanh toán phí quyền chọn, nhà đầu tư lãi hay lỗ bao nhiêu từ giao dịch quyền chọn này?
A. Lãi $100B. Lỗ $100
C. Lỗ $500
D. Lãi $500
Hướng dẫn giải:
Đáp án D đúng.
($186 - $176) × 50 cổ phiếu = $500.
Vì nhà đầu tư là người bán quyền chọn nên nhà đầu tư phải trả cho đối tác $500, do đó sẽ chịu lỗ trong giao dịch này.
3.2. Công cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives)
Công cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives) là hợp đồng phái sinh cho phép người cho vay chuyển rủi ro tín dụng của công cụ nợ sang bên thứ ba để đổi lấy một khoản thanh toán. Tuy nhiên, không có sự chuyển giao quyền sở hữu thực tế của công cụ nợ này.
Công cụ phái sinh tín dụng bảo vệ người cho vay khỏi những tổn thất liên quan đến rủi ro vỡ nợ của người đi vay.
Ví dụ: Lehman Brothers (LB) mua trái phiếu do General Electric (GE) phát hành với số lượng lớn. LB kỳ vọng GE sẽ trả khoản lãi của trái phiếu này trong nửa năm. Nhưng LB sợ nếu GE phá sản thì LB sẽ phải chịu một khoản lỗ.
Vì vậy, LB quyết định mua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), một dạng của công cụ phái sinh tín dụng từ AIG để đảm bảo cho khoản đầu tư của mình. Như vậy, nếu GE phá sản, LB sẽ nhận được khoản thanh toán từ AIG. Nhưng mặt khác, nếu GE không phá sản thì họ vẫn tiếp tục nhận được lợi nhuận từ GE. Tuy nhiên, nó phải từ bỏ số tiền đã trả như phí bảo hiểm cho CDS.
III. Bài tậpQuestion 1:
A derivative security:
A. is like a callable bond
B. has its valuation tied to another security or index
C. never has negative payoffs
D. has its worth influenced by the configuration of the yield curve.
Answer:
→ The answer is choice B.
A is incorrect. A callable bond permits the issuer to repay the bond before its maturity date. While the bond's value may fluctuate, it is not reliant on the value of another security.
B is correct. Derivatives derive their value from an underlying asset, such as the price of a stock or commodity.
C is incorrect. Derivatives can entail adverse outcomes. For instance, if an investor incurs losses on a forward or futures contract, they will be required to cover the difference
D is incorrect. Derivatives derive their value from an underlying asset, such as the price of a stock or commodity.
Question 2:
If a corporation holds a forward contract for the delivery of U.S. Treasury bonds in 6 months and, during that period, interest rates decline, the value of the forward contract at the end of the 6 months will have
A. Decreased
B. Increased.
C. Remaining constant.
D. Any of the answers may be correct, depending on the extent of the decline in interest rates.
Answer:
→ The answer is choice B.
A is incorrect because the value of the forward contract will actually increase when interest rates decrease.
B is correct. Interest rate futures contracts involve risk-free bonds, such as U.S. Treasury bonds. When interest rates decrease over the period of a forward contract, both the value of the bonds and the forward contract increase.
C is incorrect for the same reason; the value will not remain constant but rather increase.
D is incorrect because any decline in interest rates leads to an increase in the value of the bonds and the forward contract.