[CMA Part 2 - 2B] - Corporate Finance

CHAPTER 16 – QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ các tài khoản phải thu. Quản trị khoản phải thu (receivables management) thường được gọi là chính sách tín dụng thương mại (trade credit policy)...

I. Mục tiêu:
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ các tài khoản phải thu.
  • Hiểu về tác động của việc thay đổi điều khoản tín dụng hoặc chính sách thu hồi đối với các khoản phải thu, vốn lưu động và doanh số bán hàng.
  • Xác định và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định một chính sách tín dụng tối ưu.
II. Nội dung:
1. Khoản phải thu:

Quản trị khoản phải thu (receivables management) thường được gọi là chính sách tín dụng thương mại (trade credit policy).

Mục tiêu duy trì khoản phải thu:

2B16.1

1.1. Yếu tố quản trị (Administrative factors) ảnh hưởng đến khoản phải thu:
  • Quy trình đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng
  • Công thức để thiết lập các điều khoản tín dụng tiêu chuẩn
  • Hệ thống theo dõi phải thu và lập hóa đơn cho khách hàng
  • Quy trình theo dõi và xử lý các tài khoản quá hạn.
1.2. Yếu tố thị trường (Market factors) ảnh hưởng đến khoản phải thu:
Chi phí vay (borrowing cost) và chi phí cơ hội (opportunity cost) cho doanh số tái tiêu thụ.

Công ty có lợi nhuận gộp thấp và hoạt động ở công suất tối đa không nên giảm điều khoản tín dụng.

1.3. Chính sách tín dụng tối ưu (Optimal credit policy):

Chính sách tín dụng tối ưu không chỉ nhằm mục đích tăng cường doanh số bán hàng.

Chính sách tối ưu tín dụng có thể được đạt bằng cách tăng chiết khấu, cung cấp thời gian thanh toán dài hơn hoặc chấp nhận khách hàng có rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, công ty không thể bỏ qua việc nợ xấu gia tăng và tác động tiêu cực của nó đến dòng tiền thu. Do đó, công ty phải cân nhắc giữa rủi ro mất nợ (default risk) và tối đa hóa doanh số bán hàng.

1.4. Rủi ro mất nợ (Default risk):

Các công ty thường sử dụng phương pháp đánh giá tín dụng (credit scoring) để xác định có nên cấp tín dụng cho một khách hàng cụ thể hay không. Phương pháp đánh giá tín dụng sẽ gán giá trị số cho các yếu tố về khả năng tín dụng.

1.5. Vòng quay tiền mặt (Cash conversion cycle):

- Vòng quay tiền mặt là thời gian trung bình mà công ty chi trả cho việc mua hàng tồn kho và thu tiền từ khách hàng khi bán hàng tồn kho đó.

- Chu kỳ hoạt động (operating cycle) là vòng quay tiền mặt cộng với thời gian giữa việc mua hàng và thanh toán.

2. Phân loại tuổi của các khoản phải thu (Aging accounts receivable):

Một công cụ phân tích phổ biến là bảng phân loại tuổi các khoản phải thu (aging schedule) - phân loại dựa trên thời gian nợ.

Vì các khoản phải thu đã tồn tại trong thời gian dài sẽ ít có khả năng thu hồi, việc phân loại tuổi của các khoản phải thu cung cấp thông tin hữu ích về khả năng thu hồi nợ.

3. Thuật ngữ cơ bản về khoản phải thu:

Điều khoản tín dụng phổ biến được cung cấp là 2/10, net 30.

=> Khách hàng có thể được giảm 2% hóa đơn nếu thanh toán trong vòng 10 ngày, hoặc phải thanh toán toàn bộ số dư trước ngày thứ 30).

3.1. Thời gian thu hồi trung bình:

Là số ngày trung bình trôi qua từ thời điểm bán hàng cho đến khi thanh toán hóa đơn.

3.2. Khoản phải thu trung bình:

2B16.2

Phương pháp thay thế:

2B16.3

4. Đánh giá tác động của việc thay đổi điều khoản tín dụng:

Số tiền phải thu là một chi phí cơ hội, tức là lợi nhuận có thể kiếm được nếu số tiền đó được đầu tư vào nơi khác. Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ thay đổi nào trong điều khoản tín dụng là cân nhắc giữa nhu cầu cạnh tranh cung cấp tín dụng và chi phí cơ hội phát sinh.

4.1. Tăng đầu tư vào khoản phải thu:

Công thức:

2B16.4Ví dụ: Một công ty đang đánh giá một đề xuất để nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng. Theo kế hoạch mới, doanh số bán hàng dự kiến tăng thêm $600,000. Các khách hàng mới của kế hoạch này dự kiến có chu kỳ thu tiền trung bình là 40 ngày. Giả sử một năm có 360 ngày. Chi phí biến đổi chiếm 80% tổng doanh số bán hàng.

Doanh số bán hàng tăng

$600,000

Nhân: tỷ lệ chi phí biến đổi

X 80%

Chi phí biến đổi tăng

$480,000

Tăng đầu tư vào khoản phải thu = $480,000 x (40 ngày ÷ 360 ngày) = $53,333

4.2. Chi phí của việc thay đổi điều khoản tín dụng:

Công thức:

Tăng đầu vào khoản phải thu

(Increased investment in receivables)

X

Chi phí cơ hội của vốn 

(Opportunity cost of funds)

Chi phí cơ hội là lợi ích tối đa bị bỏ lỡ khi chọn một quyết định đầu tư.

Ví dụ: Các công cụ thị trường tiền tệ đang trả lãi suất 12%

Tăng đầu tư vào tài sản phải thu

$53,333

Nhân: Chi phí cơ hội của vốn

x 12%

Chi phí của kế hoạch tín dụng mới

$6,400

4.3. Lợi ích hoặc thiệt hại từ thay đổi điều khoản tín dụng

Công thức:

Biên lãi góp tăng thêm 

(Incremental contribution margin)

-

Chi phí thay đổi 

(Cost of change)

Ví dụ: Công ty có thể tính toán lợi ích ròng từ việc thay đổi chính sách tín dụng:

Tăng doanh số bán hàng

$600,000

Nhân: Tỷ lệ biên lãi góp

x 20%

Tỷ lệ lãi góp tăng

$120,000

Trừ: Chi phí điều khoản tín dụng

(6,400)

Lợi ích của điều khoản tín dụng mới

$113,600

5. Nhượng quyền tín dụng (Factoring):

Factoring là việc chuyển nhượng các khoản phải thu cho một bên thứ ba (gọi là factor) nhận trách nhiệm thu hồi.

Một factor thường thu được phí tài trợ (financing fee) cao cùng với phí thu hồi (collection fee). Factor thường hoạt động hiệu quả hơn khách hàng của mình do tính chuyên môn đặc thù của dịch vụ.

Ví dụ: Một factor thu 2% phí cùng lãi suất 18% trên số tiền ứng cho người chuyển nhượng các khoản phải thu. Doanh số bán hàng hàng tháng là 100.000 đô la, và factor ứng 90% số tiền phải thu sau khi trừ phí 2% và lãi suất. Thời hạn tín dụng là 60 ngày. Tổng chi phí cho người chuyển nhượng trong thỏa thuận này là bao nhiêu?

Số tiền phải thu được gửi đi

$100,000

 

Trừ: 10% dự trữ

(10,000)

 

Trừ: 2% phí của factor

(2,000)

 

Số tiền thuộc về người chuyển nhượng

$ 88,000

 

Trừ: 18% lãi suất trong vòng 60 ngày

(2,640)

[$88,000 x 18% x (60÷360)]

Số tiền nhận được ngay lập tức

$ 85,360

 

Người chuyển nhượng cũng sẽ nhận được khoản dự trữ $10,000 vào cuối giai đoạn 60 ngày nếu nó không được hấp thụ bởi trả hàng và giảm giá. Do đó, tổng chi phí cho người chuyển nhượng để nhượng quyền tín dụng cho tháng này là $4,640 ($2,000 phí factor + lãi suất $2,640). Giả sử rằng factor đã duyệt tín dụng của khách hàng trước (giao dịch không có rủi ro), người chuyển nhượng sẽ không phải chịu bất kỳ khoản nợ xấu nào.

Bán hàng qua thẻ tín dụng là một hình thức phổ biến của nhượng quyền tín dụng. Người bán lợi ích bằng việc nhận tiền một cách nhanh chóng và tránh các khoản nợ xấu và chi phí khác. Đổi lại, công ty thẻ tín dụng thu phí

 

6. Thế chấp (Pledging):

Thế chấp là việc sử dụng các khoản phải thu làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay. Người vay đồng ý sử dụng các khoản phải thu để thanh toán khoản vay.

  • Trong trường hợp vi phạm, ngân hàng có thể bán các khoản phải thu để thu hồi số tiền vay.
  • Vì thế chấp là một thỏa thuận tương đối không chính thức, nó không được phản ánh trong sổ sách.
III. Bài tập:

A firm average $4,000 in sales per day and is paid, on an average, within 30 days of the sale. After they receive their invoice, 55 percent of the customers pay by check, while the remaining 45 percent pay by credit card.

Approximately how much would the company show in accounts receivable on its balance sheet on any given date?

A. $120,000
B. $48,000
C. $54,000
D. $21,600

 

Answer:

Sales per day

$4,000/Day

A/R days outstanding on average

X 30 days

Accounts receivable on balance sheet

$120,000

Choice “A” is correct. $120,000 accounts receivable approximation. There is no effect on total A/R based on how (i.e., check or credit card) the customers actually pay their AR.