[CMA Part 1 - 1C] - Performance Management

CHAPTER 2 - BIẾN ĐỘNG DOANH THU BÁN HÀNG

Tiếp cận việc tính toán biến động.... Phân tích biến động bán hàng (sales variance analysis) đánh giá sự chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thực tế và doanh thu ....

I.  Mục tiêu

  • Tính biến động sản lượng bán hàng (sales volume variance) và biến động giá bán (sales price variance).
  • Tính toán biến động hỗn hợp bán hàng (sales mix variance) và giải thích tác động của nó đối với doanh thu và lợi nhuận gộp (contribution margin). 

II. Nội dung

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về

  • Có hai cách để tiếp cận việc tính toán biến động - cách tiếp cận khung (framework approach) và cách tiếp cận công thức (formula approach).
  • Phân tích biến động bán hàng (sales variance analysis) đánh giá sự chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thực tế và doanh thu bán hàng theo ngân sách để kịp thời điều chỉnh nhằm tối ưu hóa tổng doanh thu và lợi nhuận.

1CC2.1

1. Khung biến động và công thức (Variance framework and formula) 

Biến động bán hàng (Sales variance) là khoản tiền chênh lệch giữa doanh số bán hàng thực tế và doanh số bán hàng theo ngân sách. 

1CC2.2

a.  Cách tiếp cận khung (Framework approach)

Là phương pháp trực quan hơn trong hai cách tiếp cận. Nó cô lập (isolate) ảnh hưởng của biến động số lượng đối với lợi nhuận hoạt động. 

 Khung biến động (Variance framework)

           (1) (2) (3)

1CC2.3

        • Biến động giá bán (Price variance)

(1) Tính toán (hoặc quan sát) kết quả thực tế dựa trên số lượng thực tế và giá cả thực tế.

(2) Tính toán số tiền lẽ ra phải nhận được (đối với doanh thu) hoặc phải trả (đối với chi phí) dựa trên số lượng thực tế và giá tiêu chuẩn.

→ Biến động giá bán = (1) – (2)

        • Biến động số lượng (Quantity variance)

(2) Tính toán số tiền lẽ ra phải nhận được (đối với doanh thu) hoặc phải trả (đối với chi phí) dựa trên số lượng thực tế và giá tiêu chuẩn.

(3) Số lượng tiêu chuẩn ở mức giá tiêu chuẩn

+ Đối với doanh thu: số lượng tiêu chuẩn là số lượng dự kiến ​​bán được (ngân sách tổng thể).

+ Đối với chi phí: số lượng tiêu chuẩn là lượng nguyên liệu hoặc nhân công, v.v. đầu vào lẽ ra phải được sử dụng để tạo ra số lượng đầu ra thực tế (ngân sách linh hoạt).

→ Biến động số lượng = (2) – (3) 

b. Cách tiếp cận công thức (Formula approach) 

Giúp rút ngắn cách tiếp cận khung trực quan (visual framework approach) bằng cách tính toán trực tiếp biến động.  

Biến động giá bán = Số lượng thực tế x (Giá chuẩn - Giá thực tế)

Biến động số lượng = (Số lượng tiêu chuẩn - Số lượng thực tế) x Giá tiêu chuẩn 

2. Biến động giá bán (Sales price variance) 

a. Định nghĩa

Biến động giá bán đo lường tác động của chênh lệch giá bán thực tế so với ngân sách đến lợi nhuận kỳ vọng (expected profit).

Nó tính toán chênh lệch giữa doanh thu thực tế (actual revenue) của số lượng sản phẩm đã bán ra với doanh thu ngân sách (budgeted revenue).

Giá bán thực tế > giá bán theo ngân sách → Biến động có lợi

Giá bán thực tế < giá bán theo ngân sách → Biến động bất lợi 

b. Công thức

1CC2.4

c. Ví dụ

Công ty Taurus Table

Yêu cầu: Tính biến động giá bán của Công ty Taurus Table. 

Công ty Taurus Table

Ngân sách

Classic (Apwa)

Deluxe (Mawa)

Sản lượng bán theo ngân sách

150 chiếc

40 chiếc

Giá tiêu chuẩn mỗi chiếc bàn

$1,500

$3,500

Thực tế

Classic (Apwa)

Deluxe (Mawa)

Sản lượng bán thực tế

145 chiếc

45 chiếc

Giá thực tế mỗi chiếc bàn (tổng)

$1,600

$3,400

 Lời giải 

1CC2.5

3. Biến động sản lượng bán hàng (Sales volume variance)

a. Định nghĩa

Biến động sản lượng hàng bán là biến động dựa trên ngân sách linh hoạt (flexible budget). Nó thể hiện sự chênh lệch giữa ngân sách linh hoạt (flexible budget) và ngân sách cố định (static budget) nếu giá bán và chi phí không đổi.

Sản lượng bán thực tế > sản lượng bán theo ngân sách → Biến động có lợi

Sản lượng bán thực tế < sản lượng bán theo ngân sách → Biến động bất lợi 

1CC2.6

1CC2.7

b. Công thức

1CC2.8

c. Ví dụ

    • Biến động sản lượng bán hàng – Sử dụng giá bán
      Tính toán biến động doanh số bán hàng của công ty Taurus Table. 

Ngân sách

Classic (Apwa)

Deluxe (Mawa)

Sản lượng bán dự kiến

   150 chiếc

40 chiếc

Giá tiêu chuẩn mỗi chiếc bàn

   $ 1,500

$   3,500

Thực tế

Classic (Apwa)

Deluxe (Mawa)

Sản lượng bán thực tế

     145 chiếc

   45 chiếc

Giá thực tế mỗi chiếc bàn (tổng)

     $ 1,600

   $ 3,400

Lời giải 

1CC2.9

    • Biến động sản lượng bán hàng – Sử dụng lợi nhuận gộp
      Tính toán biến động khối lượng bán hàng theo phương pháp đo lường bằng lợi nhuận gộp cho Công ty Taurus Table cùng với dữ liệu được cung cấp.

 Ngân sách

Classic (Apwa)

Deluxe (Mawa)

 Sản lượng bán dự kiến

     150 chiếc

40 chiếc

 Sản lượng bán thực tế

     145 chiếc

45 chiếc

 Giá tiêu chuẩn mỗi chiếc

$ 1,500

$ 3,500

 Chi phí khả biến tiêu chuẩn

$ 545

$ 1,525

 Lợi nhuận gộp tiêu chuẩn

$ 955

$ 1,975

Lời giải

1CC2.10

4. Biến động bán hàng hỗn hợp và biến động số lượng (Sales mix and quantity variances) 

a. Định nghĩa

Biến động bán hàng hỗn hợp (sales mix variance) xảy ra khi tỷ lệ (proportions) bán thực tế của các sản phẩm khác nhau (various products) chênh lệch với tỷ lệ dự kiến trong ngân sách.

Biến động số lượng bán hàng (sales quantity variance) cho thấy sự khác biệt trong lợi nhuận gộp (contribution margin)/lợi nhuận (profit)do thay đổi về số lượng bán hàng thực tế so với số lượng bán hàng dự kiến.

Biến động sản lượng bán hàng có thể được chia thành biến động bán hàng hỗn hợp (sales mix variance) và biến động số lượng bán hàng (sales quantity variance) khi có nhiều hơn một sản phẩm được bán. 

1CC2.11

Một công ty có thể ưu tiên việc tính toán kết hợp biến động bán hàng hỗn hợp và biến động số lượng bán hàng thay vì tính những biến động sản lượng bán hàng riêng biệt. 

1CC2.12

Ghi chú:

Có thể phân tích biến động sản lượng bán hàng tổng thể (overall sales volume variance) bằng cách phân tích (analyze) biến động bán hàng hỗn hợp và biến động số lượng bán hàng nếu một công ty bán nhiều hơn một sản phẩm. 

b. Công thức

1CC2.13

c. Ví dụ

    • Biến động bán hàng hỗn hợp (Sale mix variance)
      Tính toán chênh lệch doanh số bán hàng cho Công ty Taurus Table dựa trên thông tin bên dưới.

1CC2.14

 Lời giải 

1CC2.15-1

    • Biến động số lượng bán hàng (Sales quantity variance)
      Tính chênh lệch s lượng bán hàng cho Công ty Taurus Table dựa trên thông tin bên dưới. 

1CC2.14

Lời giải 

1CC2.16-1

1CC2.17-1

5. Đánh giá biến động bán hàng (Sales variance) 

  • Biến động giá bán (Sales price variance)

Giá bán thực tế > giá bán theo ngân sách → Biến động có lợi

Giá bán thực tế < giá bán theo ngân sách → Biến động bất lợi 

1CC2.18

  • Biến động sản lượng bán hàng (Sales volume variance)

Sản lượng bán thực tế > khối lượng bán theo ngân sách → Biến động có lợi

Sản lượng bán thực tế < khối lượng bán theo ngân sách → Biến động bất lợi 

1CC2.19

Biến động giá bán và biến động sản lượng bán hàng có liên quan đến nhau. Ví dụ: Giá bán tăng nghĩa là biến động giá bán có lợi nhưng nó cũng đồng nghĩa với biến động sản lượng bán hàng bất lợi do nhu cầu khách hàng do giá tăng. 

III. Bài tập

The OIU Company sells two different products. It expected to sell 20,000 units of Product A and 5,000 units of Product B, but it actually sold 21,000 units of Product A and 4,000 units of Product B. If Product

A sells for a higher price than Product B, what will be the impact on actual revenue relative to budgeted revenue?

A. Actual sales revenue will be higher than budgeted sales revenue.
B. Actual sales revenue will be the same as budgeted sales revenue.
C. It is not possible to tell the impact on sales revenue without knowing the actual selling prices.
D. Actual sales revenue will be lower than budgeted sales revenue.

 

Answer

Choice A is correct

The sales mix variance for a product considers the difference in revenue caused by the product’s actual percentage of unit sales (sales mix) being different from its budgeted percentage of unit sales. If the actual sales mix percentage is lower than expected, its sales mix variance is unfavorable. If the actual sales mix percentage is higher than expected, its sales mix is favorable.

In this problem, Product A’s sales mix variance will be favorable and Product B’s sales mix variance will be unfavorable. Since Product A has the higher sales price, its favorable variance will be larger than Product B’s unfavorable variance which means actual sales revenue will be higher than budgeted sales revenue. (1)