[CMA Part 2 - 2C] - Decision Analysis

CHAPTER 2: TÍNH TOÁN THU NHẬP MỤC TIÊU

Phân tích CVP có thể được sử dụng để tính toán thu nhập mục tiêu và phân tích lợi nhuận mục tiêu. Cũng dựa trên công thức CVP, doanh nghiệp có thể tính toán bất kỳ yếu tố nào cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

I. Mục tiêu

  • Tính điểm hòa vốn theo đơn vị và số tiền doanh thu để đạt được thu nhập hoạt động mục tiêu hoặc thu nhập ròng mục tiêu.
  • Tìm hiểu về tác động của thuế thu nhập đối với phân tích CVP. 

II. Nội dung

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Cách sửa đổi công thức CVP cơ bản để đánh giá lợi nhuận mục tiêu.
  • Cách điều chỉnh lợi nhuận mục tiêu sau thuế thành lợi nhuận mục tiêu trước thuế trước khi sử dụng nó trong công thức CVP. 

1. Thu nhập mục tiêu (Target income)

Thu nhập mục tiêu là một khoản thu nhập hoạt động được thể hiện dưới dạng số tiền hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. 

1.1. Thu nhập hoạt động mục tiêu (Target operating income)

Thu nhập hoạt động mục tiêu là một khoản thu nhập hoạt động được thể hiện dưới dạng số tiền hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu.

Phân tích CVP có thể được sử dụng để tính toán thu nhập mục tiêu bằng cách coi thu nhập mục tiêu là chi phí cố định bổ sung. 

2CC2.1

1.2. Thu nhập ròng mục tiêu (Target net income)

Thu nhập ròng mục tiêu là một biến thể của thu nhập mục tiêu. Nó đề cập đến số tiền sau thuế thay vì số tiền trước thuế như thu nhập hoạt động.

Thu nhập ròng mục tiêu có thể được dùng để tính toán thu nhập mục tiêu. 

2CC2.2

2. Lợi nhuận mục tiêu (Targeted profit)

Lợi nhuận mục tiêu đề cập đến việc áp dụng phân tích CVP (phân tích điểm hòa vốn) để tính toán phương án giúp đạt được mức lợi nhuận nhất định còn được gọi là phân tích lợi nhuận mục tiêu.

Công thức CVP có thể được áp dụng vào phân tích lợi nhuận mục tiêu, nhưng số lợi nhuận sẽ là bất kỳ con số nào mà doanh nghiệp hướng đến thay vì đặt lợi nhuận = 0.

Cũng dựa trên công thức CVP, doanh nghiệp có thể tính toán bất kỳ yếu tố nào cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn có lợi nhuận mục tiêu ở mức 10.000 đô la thì: Khối lượng cần là bao nhiêu? Hoặc Giá bán sẽ là bao nhiêu? Hoặc Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sẽ là bao nhiêu? hoặc Tổng chi phí cố định cần phải là bao nhiêu? 

3. Thuế thu nhập và công thức CVP điều chỉnh

Các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công thức CVP đều là số tiền trước thuế. Vì vậy khi lợi nhuận mục tiêu là lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cần chuyển đổi nó thành lợi nhuận trước thuế trước khi áp dụng phân tích CVP.

Doanh nghiệp cần chú ý đến những yếu tố có liên quan đến thuế và ghi nhớ sự khác biệt giữa lợi nhuận hoạt động trước thuế và sau thuế. 

2CC2.3

 Công thức chuyển đổi lợi nhuận sau thuế thành lợi nhuận trước thuế như sau: 

2CC2.4

III. Bài tập

Question 1:

A manufacturer is considering introducing a new product that will require a $250,000 investment of capital. The necessary funds would be raised through a bank loan at an interest rate of 8%. The fixed operating costs associated with the product would be $122,500, while the contribution margin percentage would be 42%. Assuming a selling price of $15 per unit, determine the number of units (rounded to the nearest whole unit) the manufacturer would have to sell to generate earnings before interest and taxes (EBIT) of 32% of the amount of capital invested in the new product.

A.

35,318 units.

B.

32,143 units.

C.

25,575 units.

D.

23,276 units.

 

Answer:

The correct answer is choice B.

The manufacturer has determined it must generate EBIT equal to 32% of the capital invested in this project, or $80,000 ($250,000 x 32%). The number of units it must produce to achieve this level of EBIT can be derived as follows:

Breakeven point

= (Fixed costs + EBIT) + Unit contribution margin

 

= ($122,500+ $80,000) + ($15 x 42%) = $202,500+ $6.30

 

= 32,142.86 units