[CMA Part 2 - 2F] - Ethical considerations for Management

CHAPTER 2: ĐẠO ĐỨC CHO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Viện Kế toán Quản trị (IMA) cung cấp các hướng dẫn cụ thể về các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giúp các thành viên IMA thực hành tốt hơn các giá trị đạo đức của họ với tư cách là chuyên gia kinh doanh....

I. Mục tiêu

  • Tìm hiểu bốn nguyên tắc đạo đức tổng quát và bốn tiêu chuẩn.
  • Xác định và mô tả các tiêu chuẩn liên quan có thể đã bị vi phạm trong một tình huống kinh doanh nhất định và lý do áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể đó.

II. Nội dung

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:

2FC2.1

Note: IMA là viết tắt của Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (Institute of Management Accountant). IMA chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho ngành Kế toán quản trị.

1. Tuyên bố về Thực hành đạo đức nghề nghiệp của IMA (IMA’s Statement of Ethical Professional Practice)

1.1. Các nguyên tắc

Tuyên bố về Thực hành đạo đức nghề nghiệp của IMA bao gồm bốn nguyên tắc tổng quát:

2FC2.2

1.2. Các tiêu chuẩn

Tuyên bố cũng bao gồm bốn tiêu chuẩn cụ thể:

Năng lực (Competence)

Các thành viên IMA có năng lực đạo đức sẽ thể hiện những đặc điểm cụ thể sau:

  • Duy trì và nâng cao kiến thức, kỹ năng.
  • Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Cung cấp thông tin và khuyến nghị hỗ trợ quyết định chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và kịp thời.
  • Nhận biết và giúp quản lý rủi ro.

Tính bảo mật (Confidentiality)

Các thành viên IMA thực hiện cách tiếp cận có đạo đức đối với vấn đề bảo mật sẽ tham gia vào các quy trình sau:

  • Giữ bí mật thông tin trừ khi việc tiết lộ được cho phép hoặc được pháp luật yêu cầu.
  • Thông báo cho tất cả các bên liên quan về việc sử dụng thông tin bảo mật một cách thích hợp.
  • Tránh sử dụng thông tin bảo mật vì lợi ích phi đạo đức hoặc bất hợp pháp.

Tính chính trực (Integrity)

Các thành viên IMA có tính chính trực trong cách ứng xử sẽ có sau đây:

  • Giảm thiểu xung đột lợi ích thực tế. Thường xuyên liên lạc với các đối tác kinh doanh để tránh xung đột lợi ích rõ ràng. Thông báo cho tất cả các bên về mọi xung đột lợi ích tiềm ẩn.
  • Tránh tham gia vào bất kỳ hành vi nào làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện nhiệm vụ một cách có đạo đức.
  • Tránh tham gia hoặc hỗ trợ bất kỳ hoạt động nào có thể làm mất uy tín nghề nghiệp.
  • Đóng góp tích cực vào nền văn hóa đạo đức và đặt tính liêm chính của nghề nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.

Độ tin cậy (Creditability)

Các thành viên IMA có độ tin cậy cao trong hành vi của họ sẽ được thể hiện qua các hành động sau:

  • Truyền đạt thông tin một cách công bằng và khách quan.
  • Cung cấp tất cả thông tin liên quan mà có thể ảnh hưởng đến việc người dùng hiểu về các báo cáo, phân tích hoặc đề xuất một cách hợp lý.
  • Báo cáo mọi sự chậm trễ hoặc thiếu sót về thông tin, tính kịp thời, xử lý hoặc kiểm soát nội bộ phù hợp với chính sách của tổ chức và/hoặc luật hiện hành.
  • Truyền đạt những hạn chế về mặt chuyên môn hoặc những ràng buộc khác có thể cản trở việc đưa ra phán quyết có trách nhiệm hoặc thực hiện thành công một hoạt động.

1.3. Giải quyết các vấn đề đạo đức

Không nên phớt lờ khi bắt gặp các hành vi phi đạo đức. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng những rủi ro có thể xảy ra trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan.

Trọng tâm đầu tiên cần quan tâm là các chính sách và thủ tục của tổ chức liên quan đến thực hành đạo đức. Nếu tổ chức chưa thiết lập chính sách liên quan, nhân viên nên xem xét các phương án hành động sau:

  • Quá trình giải quyết có thể bao gồm cuộc thảo luận với người giám sát trực tiếp. Nếu người giám sát có liên quan, vấn đề có thể được trình bày lên cấp quản lý tiếp theo hoặc ban giám đốc.
  • IMA cung cấp một đường dây trợ giúp ẩn danh mà thành viên có thể gọi để hỏi về cách áp dụng của Tuyên bố về Thực hành đạo đức nghề nghiệp của IMA.
  • Thành viên nên cân nhắc việc tham khảo ý kiến luật sư riêng của mình để tìm hiểu về mọi nghĩa vụ pháp lý, quyền và rủi ro liên quan đến vấn đề này.

2. Xung đột lợi ích (Conflict of Interest)

2.1. Định nghĩa và ví dụ

Mâu thuẫn lợi ích (Conflict of Interest) xảy ra khi có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm chính của một cá nhân hoặc tổ chức. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định một cách độc lập và khách quan trong công việc của doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • Người quản lý cung cấp dịch vụ tư vấn trả phí cho khách hàng, nhà cung cấp hoặc đối tác kinh doanh khác của công ty.
  • Sử dụng thông tin đặc quyền có được từ vị trí chính thức của một người để tham gia giao dịch vì lợi ích cá nhân.

2.2. Phương pháp kiểm soát xung đột lợi ích

Một số phương pháp để kiểm soát xung đột lợi ích bao gồm: 

2FC2.3

III. Bài tập

Question 1:

Which standard in IMA’s Statement of Ethical Professional Practice states that financial management professionals should not engage in activities that might discredit the profession?

A. Integrity
B. Confidentiality
C. Competence
D. Credibility

 

Answer:

→ The answer is choice A.

The IMA Statement of Ethical Professional Practice states that financial management professionals should not engage in activities that might discredit the profession.

 

Question 2:

An accountant at Green Corp. was surprised to learn that one of its main suppliers is owned by Green’s vice president of purchasing. When the accountant mentioned this relationship to his immediate supervisor, he was told that the supplier provides high-quality products at a market price and, therefore, no conflict of interest exists.

Under IMA’s Statement of Ethical Professional Practice, the accountant:

A. Should follow the company’s established policies about reporting apparent conflicts of interest.
B. Is not obligated to act because the vice president of purchasing is not required to follow IMA practices.
C. Does not need to act since the supplier provides high-quality goods at market prices.
D. Should first consult with his attorney about any legal obligation and risk related to this issue.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

The IMA Statement of Ethical Professional Practice includes a two-step response to unethical behavior.

  1. The initial response to unethical behavior is to ascertain the existence of established policies, including anonymous reporting options, and take appropriate action as provided by those mechanisms.
  2. If no policy exists, consider the steps provided in the order they are listed:
    a. Bring the unethical behavior to the attention of the immediate supervisor.
    b. If the supervisor is involved, notify and consult with the next-level manager.
    c. Contact the IMA helpline for guidance.
    d. Consult with a personal attorney or resign.