Cách sử dụng khung biến động tổng thể để xây dựng các tính toán cho giá nguyên vật liệu trực tiếp và biến động sử dụng, tỷ lệ lao động trực tiếp và biến động hiệu quả, cũng như biến động hỗn hợp và năng suất.
1. Biến động chi phí vật liệu trực tiếp (Direct material cost variances)
2. Biến động chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor cost variances)
3. Biến động hỗn hợp và biến động năng suất (Mix and yield variances)
I. Mục tiêu
-
- Tìm hiểu về biến động (tỷ lệ - rate) giá và áp dụng để tính biến động giá (price variance) liên quan đến vật liệu trực tiếp (direct material) và lao động trực tiếp (direct labor) đầu vào.
- Tìm hiểu về biến động hiệu quả (sử dụng - usage) và áp dụng để tính toán biến động hiệu quả (efficiency variance) liên quan đến vật liệu đầu vào trực tiếp và lao động trực tiếp.
- Tính toán và giải thích một biến động hỗn hợp (mix variance).
- Tính toán và giải thích biến động năng suất (yield variance).
II. Nội dung
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về
Sử dụng khung biến động tổng thể để xây dựng các tính toán cho giá nguyên vật liệu trực tiếp và biến động sử dụng, tỷ lệ lao động trực tiếp và biến động hiệu quả, cũng như biến động hỗn hợp và năng suất.
1. Biến động chi phí vật liệu trực tiếp (Direct material cost variances)
a. Định nghĩa
Biến động vật liệu là chênh lệch giữa chi phí vật liệu đầu ra (output material cost) thực tế và chi phí chi phí vật liệu đầu ra dự kiến.
Biến động giá vật liệu là chênh lệch giữa giá thực tế (actual price) và giá dự kiến (budgeted price) của vật liệu.
Biến động sử dụng vật liệu là chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn (standard cost) của vật liệu nên được sử dụng và chi phí tiêu chuẩn của vật liệu đã được sử dụng.
Phương pháp tiếp cận khung (framework approach) giúp mang đến một cái nhìn trực quan hơn về biến động vật liệu
b. Công thức
(*) Phương pháp tiếp cận khung (framework approach) giúp mang đến một cái nhìn trực quan hơn về biến động vật liệu.
(*) Phương pháp tiếp cận công thức (Formula approach) cũng có thể sử dụng để tính biến động.
c. Ví dụ
Sản phẩm X có chi phí vật liệu trực tiếp cố định như sau:
Vật liệu Y có đơn giá $10/kg.
10 kg vật liệu Y sản xuất được $100 đơn vị vật liệu X.
Trong kỳ 4, công ty đã sản xuất được 1,000 đơn vị vật liệu X sử dụng 11,700 kg vật liệu Y với tổng chi phí là $98,600.
Yêu cầu
Tính các biến động sau:
(a) Tổng biến động vật liệu.
(b) Biến động giá vật liệu.
(c) Biến động sử dụng vật liệu.
Lời giải
(a) Tổng biến động vật liệu trực tiếp
Chênh lệch giữa chi phí dự kiến và chi phí thực tế của 1,000 đơn vị vật liệu.
Chi phí vật liệu thực tế (Actual material cost) |
|
$98,600 |
Chi phí vật liệu tiêu chuẩn (Standard material cost) |
1,000 đơn vị × $100 |
$100,000 |
Tổng biến động vật liệu (Material total variance) |
$98,600 - $100,000 |
$1,400 (F) |
Đây là biến động có lợi vì chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến.
(b) Biến động giá vật liệu
Chênh lệch giữa chi phí dự kiến và chi phí thực tế của 11,700 kg vật liệu
Sử dụng công thức: Biến động giá vật liệu = AQ × (AP – SP), ta có:
Đây là biến động có lợi vì chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến
Giá thực tế (Actual price (AP)) |
$98,600/11,700kg |
$8.42 |
Giá tiêu chuẩn (Standard price (SP)) |
|
$10 |
|
$8.42 - $10 |
$1.57 (F) |
Số lượng sửa dụng thực tế (Actual quantity usage (AQ)) |
1,000 đơn vị × 10kg |
11,700 kg |
Biến động giá vật liệu (Material price variance) |
$1.57 × 11,700kg |
$18,400 (F) |
(c) Biến động sử dụng vật liệu
Chênh lệch giữa số kg vật liệu Y dự kiến và thực tế cần sử dụng để sản xuất 1,000 đơn vị vật liệu X, với chi phí cho mỗi kg vật liệu là chi phí tiêu chuẩn.
Áp dụng công thức: B vật liệu = SP × (AQ – SQ), ta có:
Số lượng sử dụng thực tế (Actual quantity usage (AQ)) |
1,000 đơn vị × 10kg |
11,700 kg |
Số lượng sử dụng tiêu chuẩn (Standard quantity usage (SQ)) |
|
10,000 kg |
|
11,700kg – 10,000kg |
1,700 kg (U) |
Giá tiêu chuẩn mỗi kg (Standard price per kilogram (SP)) |
|
$10 |
Biến động sử dụng vật liệu (Material usage variance) |
$10 × 1,700kg |
$17,000 (U) |
Đây là biến động bất lợi do số lượng sử dụng thực tế nhiều hơn dự kiến.
Kết luận
Biến động giá |
$18,400 (F) |
Biến động sử dụng |
$17,000 (U) |
Tổng biến động |
$1,400 (F) |
d. Đánh giá biến động chi phí vật liệu (Material cost variance)
-
-
- Biến động giá vật liệu
-
Chi phí thực tế < Chi phí dự kiến → Biến động có lợi
Chi phí thực tế > Chi phí dự kiến → Biến động bất lợi
-
-
- Biến động sử dụng vật liệu
-
Số lượng sử dụng thực tế < Số lượng sử dụng dự kiến → Biến động có lợi
Số lượng sử dụng thực tế > Số lượng sử dụng dự kiến → Biến động bất lợi
Biến động giá vật liệu và biến động sử dụng vật liệu có liên quan đến nhau. Ví dụ, việc mua vật liệu chất lượng kém hơn có thể dẫn đến chênh lệch giá có lợi nhưng chênh lệch sử dụng bất lợi.
2. Biến động chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor cost variances)
a. Định nghĩa
Biến động nhân công là chênh lệch chi phí đầu ra dự kiến và chi phí đầu ra thực tế dựa trên nhân công.
Biến động giá định mức nhân công là chênh lệch giữa chi phí nhân công dự kiến và chi phí nhân công thực tế.
Biến động lượng định mức nhân công là chênh lệch chi phí tiêu chuẩn giữa số giờ lao động thực tế với số giờ lao động dự kiến. Biến động lượng định mức nhân công còn được gọi là biến động giờ lao động (Labor hour variance).
b. Công thức
(*) Phương pháp tiếp cận khung (Framework approach)
(*) Phương pháp tiếp cận công thức (Formula approach)
c. Ví dụ
Chi phí nhân công trực tiếp tiêu chuẩn của sản phẩm X như sau:
Công nhân nhóm Z có chi phí làm việc là $5 mỗi giờ.
2 giờ làm việc của công nhân nhóm Z làm ra $10 đơn vị sản phẩm X.
Trong kỳ 4, công ty sản xuất được 1,000 sản phẩm X và chi phí nhân công trực tiếp của công nhân nhóm Z là $8,900 cho 2,300 giờ làm việc.
Yêu cầu: Tính các biến động sau
(a) Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp
(b) Biến động giá định mức nhân công trực tiếp
(c) Biến động lượng định mức nhân công trực tiếp
Lời giải
(a) Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp
Chênh lệch giữa chi phí thực tế và dự kiến của 1,000 sản phẩm.
Chi phí nhân công thực tế (Actual labor cost) |
|
$8,900 |
Chi phí nhân công tiêu chuẩn (Standard labor cost) |
|
$10,000 |
Biến động chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor variance) |
$8,900 - $10,000 |
$1,100 (F) |
Đây là biến động có lợi vì chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí dự kiến.
(b) Biến động giá định mức nhân công trực tiếp
Chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự kiến của 2,300 giờ làm việc.
Sử dụng công thức: Biến động giá định mức nhân công = AH × (AR – SR), ta có:
Giá định mức thực tế (Actual rate (AR)) |
$8,900/2,300 giờ |
$3.87 |
Giá định mức tiêu chuẩn (Standard rate (SR)) |
|
$5 |
|
$3.87 - $5 |
$1.13 (F) |
Số giờ làm việc thực tế (Actual labor hours (AH)) |
|
2,300 giờ |
Biến động giá định mức nhân công (Labor rate variance) |
$1.13 × 2,300 giờ |
$2,600 (F) |
Đây là biến động có lợi vì chi phí nhân công thực tế nhỏ hơn dự kiến.
(c) Biến động lượng định mức nhân công trực tiếp
Sử dụng công thức: Biến động lượng định mức nhân công = SR x (AH - SH), ta có:
Số giờ làm việc thực tế (Actual labor hours (AH)) |
1,000 đơn vị × 2 giờ |
2,000 giờ |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn (Standard labor hours (SH)) |
|
2,300 giờ |
|
2,000 giờ – 2,300 giờ |
300 giờ (U) |
Giá định mức tiêu chuẩn mỗi giờ (Standard rate per hours (SR)) |
|
$5 |
Biến động lượng định mức nhân công (Labor efficiency variance) |
$5 × 300 giờ |
$1,500 (U) |
Đây là biến động bất lợi vì số giờ làm việc thực tế nhiều hơn số giờ làm việc dự kiến.
Kết luận
Biến động giá định mức nhân công |
$2,600 (F) |
Biến động lượng định mức nhân công |
$1,500 (U) |
Tổng biến động nhân công |
$1,100 (F) |
d. Đánh giá biến động chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor cost variance)
(+) Biến động giá định mức nhân công
Chi phí nhân công thực tế < Chi phí nhân công dự kiến → Biến động có lợi
Chi phí nhân công thực tế > Chi phí nhân công dự kiến → Biến động bất lợi
(+) Biến động giá định mức nhân công
Số giờ làm việc thực tế < số giờ làm việc dự kiến → Biến động có lợi
Số giờ làm việc thực tế > số giờ làm việc dự kiến → Biến động bất lợi
Biến động giá định mức nhân công và biến động lượng định mức nhân công có liên quan đến nhau. Ví dụ, sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao hơn có thể dẫn đến biến động giá định mức bất lợi nhưng lại tạo ra biến động lượng định mức có lợi.
3. Biến động hỗn hợp và biến động năng suất (Mix and yield variances)
a. Định nghĩa
Biến động sử dụng vật liệu có thể được chia nhỏ thành bi vật liệu hỗn hợp (materials mix variance) và biến động năng suất vật liệu (materials yield variance) khi có nhiều hơn một loại vật liệu được sử dụng để sản xuất một sản phẩm.
Biến động lượng định mức nhân công có thể được chia thành biến động nhân công hỗn hợp (labor mix variance) và biến động năng suất nhân công (labor yield variance) khi sử dụng nhiều loại lao động được trả các mức lương khác nhau để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Biến động hỗn hợp xảy ra khi các vật liệu không được trộn hoặc pha theo tỷ lệ tiêu chuẩn và là thước đo xem hỗn hợp thực tế rẻ hơn hay đắt hơn hỗn hợp tiêu chuẩn.
Biến động năng suất xảy ra do có sự khác biệt giữa giá trị đầu vào dự kiến (của sản phẩm đầu ra thu được) và giá trị đầu vào thực tế.
b. Công thức
(*) Phương pháp tiếp cận khung (Framework approach)
(*) Phương pháp tiếp cận công thức (Formula approach)
c. Ví dụ
Hondru vận hành một hệ thống chi phí tiêu chuẩn. Vật liệu trực tiếp tiêu chuẩn để sản xuất 1.000 đơn vị sản phẩm như sau:
Loại vật liệu |
Số lượng đầu vào (kg) |
Giá tiêu chuẩn mối kg ($) |
A |
600 |
1.10 |
B |
240 |
2.40 |
C |
360 |
1.50 |
Trong tháng 4, sản lượng thực tế của sản phẩm là 21,000 chiếc. Vật liệu thực tế sử dụng để sản xuất là:
Loại vật liệu |
Số lượng (kg) |
A |
14,000 |
B |
5,500 |
C |
5,500 |
Yêu cầu:
Tính biến động vật liệu hỗn hợp và biến động năng suất vật liệu.
Lời giải
Vật liệu |
Số lượng tiêu chuẩn |
Tỉ lệ hỗn hợp tiêu chuẩn % |
Số lượng thực tế |
TỈ lệ hỗn hợp thực tế % |
Giá tiêu chuẩn |
Biến động |
A |
600 kg |
50% (600/1200) |
14,000 kg |
56% (14,000/25,000) |
$1.10 |
$1,650 (U) |
B |
240 kg |
20% (240/1200) |
5,500 kg |
22% (5,500/25,000) |
$2.40 |
$1,200 (U) |
C |
360 kg |
30% (360/1200) |
5,500 kg |
22% (5,500/25,000) |
$1.50 |
3,000 (F) |
Tổng |
1200 kg |
|
25,000 kg |
|
|
150 (F) |
Sử dụng công thức sau để tính biến động:
Biến động vật liệu hỗn hợp = Tổng số lượng thực tế x (Tỉ lệ hỗn hợp tiêu chuẩn % - Tỉ lệ hỗn hợp thực tế %) x Giá tiêu chuẩn
$1,650 (U) = 25,000 kg x (50% - 56%) x $1.1
$1,200 (U) = 25,000 kg x (20% - 22%) x $2.4
$3,000 (F) = 25,000 kg x (30% - 22%) x $1.5
Biến động vật liệu hỗn hợp là 150 F.
d. Đánh giá biến động hỗn hợp và biến động năng suất (Mix and yield variance)
Biến động hỗn hợp và biến động năng suất có liên quan đến nhau.
III. Bài tập
Use of a standard cost system can include all of the following advantages, except that it:
A. Permits development of flexible budgeting.
B. Allows employees to better understand what is expected of them.
C. Emphasizes qualitative characteristics.
D. Assists in performance evaluation.
Answer
→ The answer is choice C.
A is incorrect. Use of a standard cost system can include permitting development of flexible budgeting.
B is incorrect. Use of a standard cost system can include allowing employees to better understand what is expected of them.
C is correct. Under a standard cost system, advantages include that it assists in performance evaluations, permits development of flexible budgeting, and allows employees to better understand what is expected of them.
D is incorrect. Use of a standard costs system can include assisting in performance evaluation.