[CMA Part 2 - 2F] - Ethical considerations for Management

CHAPTER 3: GIAN LẬN VÀ MÔ HÌNH RỦI RO GIAN LẬN

Trong bài này chúng ta sẽ xác định các loại gian lận, nhận biết ba thành phần của Tam giác gian lận và tìm hiểu các yếu tố nhận biết cho thấy có khả năng gian lận.

I. Mục tiêu
  • Xác định các loại gian lận (Frauds).
  • Nhận biết ba thành phần của Tam giác gian lận (Fraud Triangle).
  • Các yếu tố nhận biết cho thấy có khả năng gian lận.

II. Nội dung

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:

2F3.1

1. Các loại gian lận (Frauds)

Gian lận được chia làm 2 loại:

  • Gian lận liên quan đến việc lập BCTC (Fraudulent financial reporting): mục đích là đánh lừa người sử dụng BCTC thông qua việc cố tình áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, cố tình bỏ sót các sự kiện, giao dịch trong BCTC hoặc giả mạo, thay đổi hồ sơ kế toán.
  • Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản (Misappropriation of assets): liên quan đến việc ăn cắp tài sản doanh nghiệp với số lượng nhỏ và không trọng yếu như sử dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân.

So sánh tóm tắt về 2 loại gian lận như sau:

2F3.2

2. Mô hình rủi ro gian lận (Fraud Risk Model)

Mô hình tam giác gian lận nghiên cứu về ba đặc điểm của gian lận: Cơ hội (Opportunity), Hợp lý hóa (Rationalization) và Áp lực tài chính/Động cơ (Financial Pressure/Motivation).

2F3.3Cả ba đặc điểm trên đều khó quan sát. Ngay cả khi không có đặc điểm nào trong ba đặc điểm này xuất hiện trong một tổ chức thì nguy cơ gian lận cũng không thể được loại bỏ hoàn toàn.

Cơ hội (Opportunity)

Khả năng một người không chỉ phạm tội mà còn có thể che giấu gian lận.

Xảy ra do thiếu sự giám sát, kiểm soát nội bộ không đầy đủ hoặc thiếu việc thực thi các biện pháp kiểm soát đó.

Hợp lý hoá (Rationalization)

Khả năng một người có thể biện minh cho hành động phù hợp với quy tắc đạo đức cá nhân của mình.

Đặc điểm này phụ thuộc vào quan điểm đạo đức của mỗi người.

Là đặc điểm khó đánh giá nhất. CMA cho rằng bất kỳ ai cũng có thể biện minh cho hành vi gian lận vì mức độ nguyên tắc đạo đức và tính chính trực rất khác nhau giữa các cá nhân.

Áp lực tài chính (Financial Pressure)

Lý do hoặc nhu cầu của một người khi thực hiện hành vi gian lận.

Các tổ chức hiếm khi có thể tác động đến áp lực mà các cá nhân trải qua dẫn đến thực hiện hành vi gian lận.

Ví dụ:

Áp lực biển thủ tài sản: nhu cầu tiền mặt.

Động cơ gian lận báo cáo tài chính: mong đợi được khen thưởng.

3. Các yếu tố về gian lận tiềm ẩn

Có một số dấu hiệu cảnh báo hoặc yếu tố rủi ro cho thấy gian lận tiềm ẩn, bao gồm yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc lập BCTCGian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản, bao gồm:

Yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc lập BCTC:

2F3.4

Yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản

2F3.54. Nguồn lực và kỹ thuật điều tra

4.1. Nguồn lực

a. Chứng từ (Documents)

Các tài liệu, chứng từ cung cấp nguồn bằng chứng quan trọng trong hầu hết các cuộc điều tra gian lận.

Kế toán cần cảnh giác với những tài liệu bị thay đổi

b. Thông tin được công bố (Public searches)

    • Hồ sơ được công bố
      • Hành động dân sự và hình sự
      • Hồ sơ phá sản
      • Giấy phép kết hôn và ly hôn
    • Truyền thông xã hội
    • Những thông tin có thể gây lo ngại về quyền riêng tư
      • Hồ sơ bệnh án
      • Hồ sơ ngân hàng
      • Sở hữu cổ phần

c. Dịch vụ thương mại trực tuyến (Commercial Online Service)

Nhiều dịch vụ thương mại trực tuyến cung cấp thông tin về các hoạt động pháp lý, tài chính, cá nhân và kinh doanh có tính phí.

d. Bằng chứng điện tử (Electronic Evidence)

Kế toán viên có thể cần xem xét bằng chứng điện tử; tuy nhiên, có thể khó xác định ai đã tạo ra nó và nó có thể dễ dàng thay đổi hoặc xóa.

Những yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng bằng chứng điện tử bao gồm: Người tạo; Thời điểm được tạo; Người có khả năng thay đổi; Có bị thay đổi kể từ khi được tạo ra hay không; Được duy trì và lưu trữ như thế nào/ở đâu.

4.2. Kỹ thuật

Phỏng vấn là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng hiệu quả và hữu ích nhất. Một người phỏng vấn có kinh nghiệm có thể nhanh chóng thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn mà có thể không có được dưới bất kỳ hình thức nào khác.

Nhìn chung, một cuộc phỏng vấn nên có các yếu tố như:

  • Đủ dài và đủ sâu để khám phá các sự kiện có liên quan.
  • Loại trừ những sự thật không liên quan hoặc không có ích.
  • Cho phép luồng thông tin từ đi từ đối tượng được phỏng vấn đến người phỏng vấn, không phải ngược lại.
  • Được tiến hành kịp thời.
  • Công bằng và khách quan.

Việc xác định liệu một người có nói dối hay không là rất khó. Tuy nhiên, có một số hành vi thể hiện những người đó đang không nói sự thật như:

  • Lắc đầu thay vì đáp lại bằng lời nói.
  • Trả lời người phỏng vấn bằng một câu hỏi.
  • Thường xuyên di chuyển và bồn chồn.
  • Trì hoãn trả lời câu hỏi.
  • Nhìn xuống thay vì nhìn người phỏng vấn.
  • Đổ mồ hôi.

Phải luôn cẩn thận khi đưa ra kết luận từ một cuộc phỏng vấn về điều gì là trung thực và điều gì không trung thực.

III. Bài tập

Question 1: 

How can a management accountant use the fraud triangle to identify and manage the risk of fraud ?

A. The fraud triangle provides a model for explaining the pressures, rationalizations, and opportunities that influence people to commit fraud.
B. The fraud triangle provides a SOX–compliant model for examining the company’s internal control environment in terms of its risk of fraud.
C. The fraud triangle provides a model explaining the motives, means, and opportunities that influence people to commit fraud.
D. The fraud triangle provides a method for conducting financial audits to detect fraudulent activities within the organization.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

The fraud triangle is a model that identifies three components or circumstances that lead to fraudulent behavior including opportunity, rationalization and pressure. Overlaying this evaluation technique to overall risk assessments can effectively consider fraud risk.

 

Question 2:

Which of the following is least likely to aid the auditor in evaluating the risk of improper revenue recognition due to fraud?

A. Analysis of sales commissions over the most recent five-year period.
B. Comparison of sales volume as determined from recorded revenue amounts with production capacity.
C. Trend analysis of revenues and sales returns by month.
D. Comparison of revenue reported by month and by product line for the current and prior years.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

Items other than revenue may affect sales commissions (e.g., changes to the commission structure), therefore analyzing sales commissions is least likely to aid the auditor in evaluating the risk of improper revenue recognition due to fraud.

“B” is incorrect. An excess of sales volume over production capacity may be indicative of the recording of fictitious sales.

“C” is incorrect. Analysis of sales and returns by month might indicate situations where unauthorized shipments are sent in an effort to overstate revenue. (Larger than average sales in one month would be followed by larger than average returns in the next month)

“D” is incorrect. Analytical procedures using disaggregated revenue data may indicate unusual relationships that are indicative of fraud.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The fraud triangle provides a method for conducting financial audits to detect fraudulent activities within the organization.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

The fraud triangle is a model that identifies three components or circumstances that lead to fraudulent behavior including opportunity, rationalization and pressure. Overlaying this evaluation technique to overall risk assessments can effectively consider fraud risk.

 

Question 2:

Which of the following is least likely to aid the auditor in evaluating the risk of improper revenue recognition due to fraud?

  1. Analysis of sales commissions over the most recent five-year period.
  2. Comparison of sales volume as determined from recorded revenue amounts with production capacity.
  3. Trend analysis of revenues and sales returns by month.
  4. Comparison of revenue reported by month and by product line for the current and prior years.

 

Answer:

→ The answer is choice A.

Items other than revenue may affect sales commissions (e.g., changes to the commission structure), therefore analyzing sales commissions is least likely to aid the auditor in evaluating the risk of improper revenue recognition due to fraud.

“B” is incorrect. An excess of sales volume over production capacity may be indicative of the recording of fictitious sales.

“C” is incorrect. Analysis of sales and returns by month might indicate situations where unauthorized shipments are sent in an effort to overstate revenue. (Larger than average sales in one month would be followed by larger than average returns in the next month)

“D” is incorrect. Analytical procedures using disaggregated revenue data may indicate unusual relationships that are indicative of fraud.