[CMA Part 1 - 1B] - Planning, Budgeting and Forecasting

CHAPTER 3 – THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ LẬP NGÂN SÁCH

Mô tả vai trò của việc lập ngân sách trong quy trình đánh giá hiệu suất (overall planning) và lập kế hoạch tổng thể (evaluation process).

I.  Mục tiêu

  • Mô tả vai trò của việc lập ngân sách trong quy trình đánh giá hiệu suất (overall planning) và lập kế hoạch tổng thể (evaluation process).
  • Xác định vai trò của lập ngân sách trong việc xây dựng các mục tiêu ngắn hạn (short-term objectives), lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động để đáp ứng các mục tiêu đó
  • Giải thích vai trò của ngân sách trong việc giám sát và kiểm soát chi tiêu để đáp ứng các mục tiêu chiến lược

II.  Nội dung

1BC3.1

    1.  Vai trò của ngân sách (Roles of budgeting)

    a.  Ngân sách như một công cụ (Usage as a tool)

    1BC3.2

    b.  Ngân sách như một định lượng của kế hoạch chiến lược (Usage as quantification of strategic plan)

    1BC3.3

    Mà trong đó:

      • Kế hoạch chiến lược/ mục tiêu dài hạn (Strategic plan/ long-term objectives):
        Tiếp theo, tổ chức vạch ra kế hoạch chiến lược của mình bao gồm các phương tiện mà công ty mong đợi để hoàn thành tuyên bố sứ mệnh của mình. Ở một mức độ lớn (great extent), kế hoạch chiến lược được tạo thành từ các mục tiêu dài hạn (long-term objectives), một tập hợp các mục tiêu cụ thể (a set of specific), có thể đo lường được (measurable goals)
      • Ưu tiên (Priorities)
        Khi các mục tiêu dài hạn (long-term objectives) được thiết lập. Điều bình thường là các nguồn lực sẵn có (available resources) mà tổ chức sở hữu bị hạn chế (limited), do đó, điều quan trọng là phải xác định ưu tiên những gì để tối đa hóa giá trị của công ty (maximize the firm’s value) cũng như đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức.
      • Mục tiêu ngắn hạn (Short-term objectives)
        Các mục tiêu ngắn hạn (Short-term objectives) chảy (flow) trực tiếp từ các ưu tiên. Sau đó, tổ chức chuyển từ mục tiêu ngắn hạn này sang mục tiêu ngắn hạn tiếp theo (moves from one short-term objective to the next), biết rằng mỗi mục tiêu đã hoàn thành sẽ đưa tổ chức đến gần mục tiêu tổng thể ( overall goal) hơn

    2.    Quy trình thực hiện chiến lược (Strategy implementation process)

    Các nhà quản lý làm việc để thực hiện chiến lược bằng cách thiết lập các mục tiêu hoạt động (establishing operational objectives).

    Để đạt được các mục tiêu hoạt động là một quá trình ra quyết định và quản lý (decision-making and management process) bao gồm:

    • Lập kế hoạch (planning)
    • Kiểm soát (controlling)
    • Đánh giá (evaluating ) các hoạt động trong tổ chức. 

    Quá trình này là một vòng phản hồi có thể được minh họa như sau:

    1BC3.4