Các yếu tố bên ngoài môi trường tạo ra các cơ hội và các mối đe dọa, từ đó tạo ra sự không chắc chắn về giá cả, khối lượng và chi phí của một tổ chức.
1. Sự không chắc chắn (Uncertainty)
2. Biên độ an toàn (Margin of safety)
I. Mục tiêu
- Xác định, tính toán và diễn giải biên độ an toàn (margin of safety) và tỷ lệ biên độ an toàn (margin of safety ratio).
- Áp dụng phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) trong phân tích CVP khi có sự không chắc chắn (uncertainty) về doanh số.
II. Nội dung
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:
- Cách xây dựng biên độ an toàn trong phân tích CVP của các doanh nghiệp.
- Sử dụng phân tích độ nhạy để phát hiện các tác động của những thay đổi dự kiến.
1. Sự không chắc chắn (Uncertainty)
Sự không chắc chắn trong quá trình quản lý doanh nghiệp xuất phát từ các cơ hội và mối đe dọa được tạo ra do các yếu tố bên ngoài môi trường.
Sự không chắc chắn trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
Các doanh nghiệp không quản lý sự không chắc chắn mà quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh không chắc chắn, đặc biệt là trong phân tích CVP.
Các yếu tố bên ngoài môi trường có ảnh hưởng tới sự không chắc chắn bao gồm:
2. Biên độ an toàn (Margin of safety)
Biên độ an toàn là chênh lệch giữa mức doanh thu hiện tại và điểm hòa vốn. Nó cho biết khối lượng bán hàng (sales volume) (tính bằng đơn vị) hoặc doanh thu (tính bằng số tiền) có thể giảm bao nhiêu trước khi thu nhập hoạt động (operating income) giảm xuống mức âm.
Tương tự như tính điểm hòa vốn hoặc lợi nhuận, biên độ an toàn có thể được tính dưới dạng số lượng hàng bán hoặc doanh thu bán hàng.
Công thức tính biên độ an toàn có thể dựa trên doanh số hiện tại hoặc doanh số theo kế hoạch.
Biên độ an toàn cũng có thể được tính dưới dạng phần trăm.
Tỷ lệ phần trăm biên độ an toàn cũng có thể được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng có thể giảm trước khi đạt điểm hòa vốn.
3. Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)
Phân tích độ nhạy xác định tác động của những thay đổi của các yếu tố đầu vào trong phân tích CVP đối với điểm hòa vốn hoặc một số mục tiêu lợi nhuận tối thiểu khác. Nó giúp xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến sự thay đổi.
Phân tích độ nhạy có thể được tiến hành bằng cách sử dụng công thức CVP. Các yếu tố đầu vào được giữ nguyên, sau đó từng yếu tố thay đổi được điều chỉnh theo tỉ lệ phần trăm hoặc số tiền. Từ đó phát hiện sự thay đổi trong lợi nhuận. Tác động tới lợi nhuận càng lớn thì độ nhạy càng cao.
III. Bài tập
Question 1:
Hola Tax Preparation Services has annual total budgeted revenues of $618,000, based on an average price of $206 per tax return prepared. The company's current fixed costs are $326,600 and variable costs average $64 per tax return.
Calculate Hola's break-even point and margin of safety in units.
A. |
Break-even point is 2,300 tax returns; margin of safety is 3,000 tax returns. |
B. |
Break-even point is 2,300 tax returns; margin of safety is 700 tax returns. |
C. |
Break-even point is 1,586 tax returns; margin of safety is 1,414 tax returns. |
D. |
Break-even point is 1,586 tax returns; margin of safety is 3,000 tax returns. |
Answer:
→ The correct answer is choice B.
Using the C-V-P formula, Hola's break-even point is found by solving:
$206(Volume) - $64(Volume) - $326,600 = $0
$142(Volume) = $326,600
Break-even volume = $326,600 ÷ $142 = 2,300 tax returns
Current sales volume = $618,000 ÷ $206 = 3,000 tax returns
Margin of safety = 3,000 tax returns - 2,300 tax returns = 700 tax returns.