[CMA Part 1 - 1A] - External Financial Reporting Decision

CHAPTER 5 – CÁC KHOẢN PHẢI THU

Có 2 hình thức bán hàng: Bán hàng thu tiền luôn (Cash Sale) và Bán hàng cho Nợ (Credit Sale). Đối với hình thức bán hàng cho Nợ sẽ xuất hiện tài khoản Phải thu khách hàng (Receivables). Bao thanh toán truy đòi (Factoring with recourse) và ...

I.  Mục tiêu

  • Phương pháp trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi: Xóa nợ (Direct write-off) và dự phòng các khoản phải thu (Allowance)
  • Bao thanh toán các khoản phải thu (Factoring receivable)
II.  Nội dung

Có 2 hình thức bán hàng: Bán hàng thu tiền luôn (Cash Sale) và Bán hàng cho Nợ (Credit Sale). Đối với hình thức bán hàng cho Nợ sẽ xuất hiện tài khoản Phải thu khách hàng (Receivables).

Trong các khoản phải thu, ngoài khoản chắc chắn sẽ thu hồi được còn có các khoản Nợ xấu (Bad debt). Đối với các khoản Nợ xấu kế toán thực hiện xóa nợ trực tiếp (Direct write-off) hoặc trích lập khoản Dự phòng khoản phải thu (Allowances).

Bao thanh toán (Factoring receivable) là một nghiệp vụ tài chính, theo đó một doanh nghiệp bán các khoản phải thu của nó cho một bên thứ ba (gọi là người bao thanh toán) với một chiết khấu nhất định (Finance charge). Tùy thuộc vào đối tượng chịu rủi ro tài chính, Bao thanh toán được chia thành 2 loại: Bao thanh toán truy đòi (Factoring with recourse) và Bao thanh toán miễn truy đòi (Factoring without recourse).

1.  Các khoản phải thu và dự phòng phải thu

Theo quy định của U.S.GAAP, các khoản phải thu được ghi nhận cùng thời điểm phát sinh doanh thu. 

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng cho nợ:

DR Account Receivable

$1,000  
CR Sales   $1,000

Khi khách hàng thanh toán khoản nợ

DR Cash/Bank $1,000  
CR Account Receivable   $1,000

1.1  Xóa nợ (Direct write-off)

a. Định nghĩa

Một khoản nợ xấu được xác định là không có khả năng thu hồi sẽ được loại bỏ khỏi tài khoản Phải thu (Accounts receivable) bằng cách ghi nhận nó như một khoản chi phí phát sinh trong kỳ.

b. Cách ghi nhận

DR Bad debt expenses $1,000  
 CR Account Receivable   $1,000

-  Theo luật Thuế tại Mỹ, chi phí nợ xấu chỉ được ghi nhận khi sử dụng phương pháp xóa nợ trực tiếp (Direct write-off)
-  Phương pháp xóa nợ trực tiếp (Direct write-off) là phương pháp đơn giản dễ sử dụng nhất
-  Nhược điểm: chi phí nợ xấu phát sinh không gắn liền với doanh thu tương ứng
-  Phương pháp xóa nợ trực tiếp (Direct write-off) không được áp dụng cho mục đích lập báo cáo tài chính trừ trường hợp khoản nợ không có khả năng thu hồi chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không có cơ sở để trích lập dự phòng.

1.2  Dự phòng nợ phải thu (Allowance)
         a. Định nghĩa

Đơn vị xác định giá trị khoản nợ xấu có khả năng sẽ xảy ra và ghi nhận như một loại chi phí trong cùng kỳ phát sinh doanh thu tương ứng bằng cách sử dụng tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi (Allowance for uncollectible accounts)

b. Cách ghi nhận

DR Bad debt expenses

$1,000

 

CR Allowance for uncollectible accounts

 

$1,000

 

-  Ghi nhận dự phòng phải thu (Allowance) giúp doanh nghiệp xác định chi phí tương ứng với khoản phải thu đã ghi nhận doanh thu trong kỳ
-  Doanh nghiệp giả định giá trị phải thu không có khả năng thu hồi chỉ cho mục đích ước lượng chi phí
-  Khi trình bày trên Bảng cân đối kế toán, giá trị khoản phải thu (Receivables) được trình bày là giá trị thuần (đã trừ khoản dự phòng Khoản phải thu)
-  Trong trường hợp khi một khoản phải thu của một khách hàng cụ thể (đã được trích lập dự phòng trước đó) được xác định là không thể thu hồi, kế toán xóa nợ (write-off) bằng cách ghi giảm cả Phải thu và Dự phòng phải thu. Việc điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến giá trị thuần của khoản phải thu

DR Allowance for uncollectible accts

$1,000

 

CR Trade receivable

 

$1,000

 
2.  Bao thanh toán

2.1  Bao thanh toán truy đòi
         a. Định nghĩa

Bao thanh toán truy đòi là tại đó tổ chức bán các khoản Nợ phải thu sẽ chịu rủi ro trong việc thua lỗ liên quan đến việc thu hồi số dư của khách hàng.

b. Cách ghi nhận

Công ty A bán khoản phải thu trị giá $100.000 cho Công ty B với quyền truy đòi (with recourse). Công ty B (factor) tính phí tài chính 2% và giữ lại 5% để trang trải các khoản có thể không thu được. Công ty A ước tính nghĩa vụ truy đòi là $3.500. Công ty A lập bút toán ghi sổ bao thanh toán như sau:

DR Cash

$93,000

 

DR due from Factor ($100,000*5%)

$5,000

 

DR Loss on Factoring ($100,000*2% + $3,500)

$5,500

 

  CR Account receivable

 

$100,000

  CR Recourse obligation

 

$3,500

2.2  Bao thanh toán miễn truy đòi
         a. Định nghĩa

Bao thanh toán không truy đòi là tại đó tổ chức mua các khoản Nợ phải thu (factor) sẽ chịu rủi ro trong việc thua lỗ liên quan đến việc thu hồi số dư của khách hàng.

b. Cách ghi nhận

Công ty A bán khoản phải thu trị giá $100.000 cho Công ty B với quyền miễn truy đòi (without recourse). Công ty B (factor) tính phí tài chính 5% và giữ lại 4% để trang trải các khoản thanh toán trễ của khách hàng. Công ty A lập bút toán ghi sổ bao thanh toán như sau:

DR Cash

$91,000

 

DR due from Factor ($100,000*4%)

$4,000

 

DR Loss on Factoring ($100,000*5%)

$5,000

 

  CR Account receivable

 

$100,000

III.  Bài tập

Company Y sells $150,000 of accounts receivable to Company Z with recourse. Company Z, the factor, assesses a 4% finance charge and withholds an additional 3% to cover possible uncollectible amounts. Company Y estimates the recourse obligation to be $7,000.
1.  What is the amount of the loss on factoring that Company Y will record upon the sale of these receivables to Company Z?
2. Assume Company Y wishes to renegotiate the sale of receivables to be without recourse instead. Is the amount of the finance charge likely to be greater than or less than 4%? Why?

Answer:
1. The loss on factoring will include both the finance charge and the amount of the recourse obligation:

Finance Charge ($150,000*4%) $6,000
Recourse obligation $7,000
Total Loss on Factoring $13,000

2. The finance charge is likely to be greater than 4% as Company Z will want compensation for taking on the risk of loss associated with collectability of the accounts if the sale is without recourse.