Các tổ chức hoạt động ở mọi nơi trên thế giới phải cam kết thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp và thực hành bền vững. Tính bền vững trong kinh doanh (khả năng phục hồi) có thể được thiết lập bằng cách sử dụng cấu trúc ba điểm mấu chốt...
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức
1.1. Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)
1.3. Sự đa dạng của suy nghĩ (Diversity of thought)
2. Khái niệm đạo đức trong bối cảnh của tổ chức (Ethical concepts)
3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và tính bền vững (Sustainability)
I. Mục tiêu
- Hiểu biết về tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) và cách nó góp phần vào văn hóa đạo đức của tổ chức.
- Hiểu biết về vai trò của “lãnh đạo bằng tấm gương (leadership by example)" hoặc “giọng điệu đứng đầu (tone at the top)” trong việc xác định môi trường đạo đức của tổ chức.
- Phân tích tác động của tư duy nhóm (groupthink) đến hành vi đạo đức.
- Thảo luận sự đa dạng trong suy nghĩ có thể dẫn đến những quyết định đúng đắn về mặt đạo đức như thế nào.
- Phân tích Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) và tính bền vững.
II. Nội dung
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức
1.1. Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)
Tất cả các tổ chức nên có một bộ quy tắc ứng xử chính thức. Bộ quy tắc ứng xử này quy định cụ thể các hành vi được yêu cầu hoặc bị cấm trong tổ chức.
Một bộ quy tắc ứng xử nên có các tính chất sau:
Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp nhân viên:
- Được thông báo về chuẩn mực đạo đức và hành vi bắt buộc, văn hóa đạo đức cần được nâng cao.
- Cư xử phù hợp trong những tình huống phức tạp.
1.2. Tư duy nhóm (Groupthink)
Tư duy nhóm (Groupthink) là hiện tượng các cá nhân trở nên trung thành với nhóm hơn là đưa ra quyết định tốt nhất. Tư duy nhóm thường tạo ra nhiều quyết định cực đoan hơn bất kỳ cá nhân nào trong nhóm.
Tư duy nhóm xuất hiện khi:
- Cá nhân không có khả năng làm xáo trộn sự hòa hợp của nhóm.
- Tránh phán xét quyết định của nhóm.
Tư duy nhóm thường dẫn đến những quyết định phi đạo đức.
1.3. Sự đa dạng của suy nghĩ (Diversity of thought)
Lợi ích: Sự đa dạng trong suy nghĩ có thể cải thiện việc tuân thủ các giá trị đạo đức. Trong các nhóm đa dạng hơn, các quyết định có xu hướng ít phiến diện hơn. Các nhóm này khuyến khích các cá nhân tham gia, thảo luận ý tưởng và đưa ra ít giả định hơn.
Tác động: Sự đa dạng hơn có nghĩa là đánh giá được nhiều quan điểm hơn và khả năng cao hơn là tất cả các vấn đề liên quan sẽ được giải quyết.
Kết quả: Sẽ có ít quyết định cực đoan hơn và tuân thủ nhiều hơn các giá trị đạo đức của công ty.
2. Đạo đức trong bối cảnh của tổ chức (Ethical concepts)
Tuyên bố về Kế toán Quản trị của IMA (IMA’s Statement of Management Accounting) đã chỉ ra những khái niệm và các yếu tố liên quan đến đạo đức trong bối cảnh tổ chức.
- Tổ chức có trách nhiệm nuôi dưỡng ý thức đạo đức ở nhân viên và đại lý của mình dựa trên việc ây dựng quy tắc ứng xử. Ý thức đạo đức đòi hỏi khả năng phân biệt giữa hành vi có đạo đức và hành vi chỉ mang tính pháp lý. Việc tuân thủ các giá trị đạo đức có thể mang lại lợi ích cho tổ chức.
- Tổ chức phải đối mặt với những thách thức cụ thể trong việc áp dụng các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức của mình trên phạm vi quốc tế.
- “Lãnh đạo bằng tấm gương (Leadership by example)” hay “giọng điệu đứng đầu (tone of top)” đóng vai trò quan trọng trong việc xác định môi trường đạo đức của tổ chức
- “Nguồn nhân lực (human capital)” rất quan trọng đối với một tổ chức trong việc tạo ra một môi trường nơi mong đợi “làm điều đúng đắn”.
- Khuôn khổ tố cáo (whistleblowing framework) (ví dụ: đường dây trợ giúp về đạo đức) là một thành phần quan trọng trong việc duy trì văn hóa tổ chức có đạo đức. Một hệ thống phản hồi hiệu quả bao gồm việc có một khuôn khổ bí mật để nhân viên báo cáo những vi phạm có thể xảy ra đối với quy tắc đạo đức của tổ chức và nhận lời khuyên về các khía cạnh của những quyết định mang tính thách thức.
- Văn hóa của một tổ chức tác động đến các giá trị hành vi của tổ chức đó.
- Đào tạo nhân viên rất quan trọng để duy trì văn hóa tổ chức có đạo đức.
- Một khuôn khổ toàn diện về hành vi đạo đức doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết cho một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
- Hành vi đạo đức cần xem xét những ảnh hưởng không chỉ đối với khách hàng, nhân viên mà còn đối với xã hội nói chung.Các khái niệm và yếu tố liên quan:
3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và tính bền vững (Sustainability)
3.1. Định nghĩa
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là trách nhiệm mà một công ty đảm nhận để có tác động đến các bên liên quan và xã hội. Một công ty có thể chịu trách nhiệm về tác động của mình bằng cách hành xử có đạo đức, hợp pháp và minh bạch.
Tính bền vững (Sustainability) tập trung vào sức sống lâu dài của doanh nghiệp, vị trí mà doanh nghiệp phải đảm nhận trong xã hội và môi trường của nó để tiếp tục hoạt động.
3.2. Những vấn đề chính
Những vấn đề chính cần quan tâm bao gồm:
Thuế (Taxes) |
Một công ty nên trả phần thuế công bằng của mình để đóng góp cho sức khỏe kinh tế của đất nước mà nó hoạt động. |
Tham nhũng (Corruption) |
Một công ty nên không tham gia vào bất kỳ hoạt động tham nhũng nào, có hại cho các giá trị dân chủ và cạnh tranh công bằng. |
Nhân quyền (Human rights) |
Một công ty nên biết liệu nó có vi phạm bất kỳ quyền con người nào, trực tiếp hay gián tiếp và thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền con người được tôn trọng thông qua toàn bộ chuỗi giá trị. |
Môi trường (Environment) |
Một công ty nên đánh giá tác động của nó đối với môi trường và thực hiện các biện pháp để giảm tác động đó. |
3.3. Bốn cấp độ CRS
Bốn cấp độ CSR đã được xác định để giúp hướng dẫn các tổ chức phấn đấu thực hiện CSR bao gồm:
Bốn cấp độ trách nhiệm của doanh nghiệp, dựa trên A.B. Carroll, 1991
a. Trách nhiệm kinh tế (Economic responsibilities)
Là nền tảng của kim tự tháp CSR. Đầu tiên và quan trọng nhất, một tổ chức phải có hiệu quả kinh tế và do đó có lợi nhuận. Nếu không có nền tảng kinh tế vững chắc, một công ty không thể cung cấp sinh kế cho chủ sở hữu và nhân viên hoặc mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Về cơ bản, một công ty nên duy trì hoạt động kinh doanh.
b. Trách nhiệm pháp lý (Legal responsibilities)
Là cấp độ thứ hai của CSR. Các tổ chức phải tuân thủ pháp luật và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các tổ chức không nên bỏ qua các vùng xám hoặc sử dụng chúng để làm lợi thế cho mình mà nên hoạt động theo tinh thần của pháp luật.
c. Trách nhiệm đạo đức (Ethical responsibilities)
Là cấp độ thứ ba của CSR. Các tổ chức không chỉ nên thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mà còn phải nỗ lực hết mình để làm điều đúng đắn và tránh gây tổn hại cho xã hội, ngay cả khi luật pháp không yêu cầu điều đó. Đây là cấp độ mà việc quản lý CSR trở nên phức tạp, vì hành động có đạo đức không nhất thiết mang lại lợi nhuận như yêu cầu của cấp độ đầu tiên.
d. Trách nhiệm từ thiện (Philanthropic responsibilities)
Là đỉnh cao của kim tự tháp CSR. Những trách nhiệm này yêu cầu các tổ chức phải trả lại cho xã hội dưới hình thức tiền, hàng hóa và các hoạt động xã hội như một sự đền bù cho những tổn hại mà họ gây ra cho xã hội (ví dụ: ô nhiễm môi trường).
III. Bài tập
Question 1
What scenario would present a potential obstacle to doing business internationally as it relates to ethics and an ethical culture?
A. | Conducting certain meetings, procedures, and organizational formalities in accordance with local norms and customs. |
B. | Establishing ties and relationships with both local business leaders, cultural representatives, and regional associations before entering into business in a new market. |
C. | Paying certain facilitation fees and other payments to ensure the smooth adoption of contracts and orders in new markets and business lines. |
D. | Adopting certain training and educational policies and procedures into local languages instead of maintaining ethics and ethics training in the language of the parent company. |
Answer:
→ The answer is choice C.
(Choice A) Adopting certain business practices and procedures is a common practice among multinational firms doing business overseas, and is perfectly normal behavior.
(Choice B) Forging effective ties in a new market is a challenging but common practice among multinational firms entering new markets and doing business overseas.
(Choice C) This is certainly a potential issue for organizations doing business overseas. Facilitation payments such as these are not only unethical, but likely in violation of U.S. law (i.e., the FCPA).
(Choice D) Translating training, operations, and ethics training and educational manuals helps to ensure consistency in application regardless of the language.
Question 2
Which of the following correctly orders the four views of social responsibility depicted in Carroll's CSR Pyramid starting at the base and working upwards?
A. | Economic responsibility, ethical responsibility, legal responsibility, philanthropic responsibility. |
B. | Economic responsibility, legal responsibility, ethical responsibility, philanthropic responsibility. |
C. | Philanthropic responsibility, ethical responsibility, legal responsibility, economic responsibility. |
D. | Philanthropic responsibility, legal responsibility, ethical responsibility, economic responsibility. |
Answer:
→ The answer is choice B.
(Choice A) This answer is incorrect. This answer mixed up the order of legal responsibility and ethical responsibility.
(Choice B) Carroll's CSR Pyramid is established on a foundation of economic success; that is, companies must be profitable in order to successfully pursue other social responsibilities. Organizations that institute a financially viable business model need to ensure their business practice complies with all laws and regulations in their marketplace. Hence, legal responsibility forms the second tier of the CSR Pyramid. The third tier of responsibility is ethics. Organizations must extend themselves beyond profits and compliance with the law to consider their ethical responsibilities to their employees, suppliers, customers, etc. Once the organization has established economic, legal, and ethical responsibility, Carroll's CSR Pyramid finally directs attention to the responsibility to be philanthropic. This fourth responsibility is based on a compelling view that organizations have both an opportunity and an obligation to give back to society.
(Choice C) This answer is incorrect. This answer listed the four views of social responsibility depicted in Carroll's CSR Pyramid starting at the top and working down.
(Choice D) This answer is incorrect. This answer mixed up economic responsibility and philanthropic responsibility.