Quá trình định giá chuyển nhượng và cách định giá giữa các đơn vị kinh doanh và định giá chuyển nhượng giúp cải thiện việc kiểm soát và đánh giá trong các tổ chức.
1. Định giá chuyển nhượng (Transfer pricing)
1.1. Chi phí biến đổi (Variable cost)
1.2. Chi phí đầy đủ (Full cost)
1.3. Giá thị trường (Market price)
1.4. Giá thương lượng (Negotiated Price)
1.5. Định giá kép (Dual-rate pricing)
2. Các vấn đề đặc biệt của định giá chuyển nhượng
2.1. Sự tồn tại của các nhà cung cấp bên ngoài tổ chức (Outside suppliers)
I. Mục tiêu
- Hiểu về định giá chuyển nhượng (Transfer pricing) và xác định mục tiêu của định giá chuyển nhượng.
- Nêu được các phương pháp xác định giá chuyển nhượng và liệt kê, giải thích ưu nhược điểm của từng phương pháp.
- Xác định và tính toán giá chuyển nhượng sử dụng chi phí biến đổi (variable cost), chi phí đầy đủ (full cost), giá thị trường (market price), giá thương lượng (negotiated price) và định giá theo tỷ lệ kép (dual-rate pricing).
- Mô tả các vấn đề đặc biệt ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu suất trong các công ty đa quốc gia.
II. Nội dung
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về:
- Quá trình định giá chuyển nhượng và cách định giá giữa các đơn vị kinh doanh.
- Định giá chuyển nhượng giúp cải thiện việc kiểm soát và đánh giá trong các tổ chức.
1. Định giá chuyển nhượng (Transfer pricing)
Định giá chuyển nhượng là việc xác định giá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ khi có sự trao đổi giữa các đơn vị (units) khác nhau trong cùng một tổ chức.
Định giá chuyển nhượng phù hợp với các tổ chức tích hợp theo chiều dọc (vertically intergrated organizations) nơi một bộ phận sản xuất các đơn vị thành phần (component) (sản phẩm trung gian - intermediary) được sử dụng bởi bộ phận khác.
Định giá chuyển nhượng cũng được sử dụng để xác định thu nhập hoạt động (operating income) của bộ phận.
Định giá chuyển nhượng không có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất (consolidated financial statements) vì các giao dịch này được loại trừ khi trình bày hợp nhất
Định giá chuyển nhượng giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của công ty theo những cách sau:
Có năm phương pháp định giá chuyển nhượng được công nhận
1.1. Chi phí biến đổi (Variable cost)
a. Định nghĩa
Phương pháp chi phí biến đổi thiết lập giá chuyển giao (transfer price) bằng số chi phí biến đổi gia tăng (incremental variable cost) mà đơn vị bán phải chịu.
Phương pháp chi phí biến đổi được sử dụng khi bộ phận bán hàng hoạt động dưới công suất tối đa (below full capacity).
b. Công thức
Giá chuyển nhượng theo phương pháp chi phí biến đổi được xác định bằng chi phí biến đổi (variable cost) phát sinh (incurred) của đơn vị bán.
= Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí vật liệu trực tiếp + Chi phí biến đổi chung
c. Đánh giá chi phí biến đổi
d. Ví dụ
Trong quy trình sản xuất tích hợp theo chiều dọc, bộ phận A sản xuất các bộ phận được sử dụng bởi bộ phận B trong cùng một công ty. Bộ phận A không bán ra bên ngoài. Bộ phận B hoàn thành việc sản xuất và bán các mặt hàng cho bên thứ ba. Các dữ liệu sau đây được tích lũy từ hồ sơ của công ty.
|
Bộ phận A |
Bộ phận B |
Giá bán cho bên thứ ba |
|
$100 |
Chi phí vật liệu trên một đơn vị |
$13 |
$17 |
Chi phí nhân công trên một đơn vị |
$10 |
$7 |
Chi phí biến đổi chung trên mỗi đơn vị |
$3 |
$4 |
Chi phí cố định trong kỳ |
$10,000 |
$14,000 |
Chuyển ra ngoài với chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị |
$26 |
|
Chuyển vào trong với chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị |
|
$26 |
Yêu cầu: Mô tả tác động của kịch bản trên đối với thu nhập hoạt động của từng bộ phận và đối với toàn bộ công ty giả định rằng 1.000 đơn vị sản phẩm được sản xuất và chuyển từ A sang B rồi đến bên thứ ba sau khi hoàn thành.
Lời giải:
Giá chuyển nhượng chỉ được xác định theo chi phí biến đổi
Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí vật liệu trực tiếp + Chi phí biến đổi chung
= $13 + $10 + $3 = $26/mỗi đơn vị.
|
Bộ phận A |
Bộ phận B |
Công ty |
Giá bán cho bên thứ ba (1,000 x $100) |
|
$100,000 |
$100,000 |
Chi phí vật liệu |
$(13,000) |
$(17,000) |
$(30,000) |
Chi phí nhân công |
$(10,000) |
$(7,000) |
$(17,000) |
Chi phí biến đổi chung |
$(3,000) |
$(4,000) |
$(7,000) |
Chi phí cố định trong kỳ |
$(10,000) |
$(14,000) |
$(24,000) |
Chuyển ra ngoài với chi phí biến đổi |
$26,000 |
|
Loại trừ |
Chuyển vào trong với chi phí biến đổi |
|
$(26,000) |
Loại trừ |
Thu nhập hoạt động |
$(10,000) |
$32,000 |
$22,000 |
Điều này minh họa tại sao người quản lý bộ phận bán hàng coi phương pháp chi phí biến đổi là không công bằng. Bộ phận A đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nhưng không có lợi nhuận nào được phân bổ cho bộ phận A. Tất cả lợi nhuận mà công ty kiếm được được coi như được kiếm bởi bộ phận B. Nếu một người quản lý bộ phận được trả thù lao dựa trên kết quả tài chính, thì chỉ có trưởng phòng B mới được hưởng.
1.2. Chi phí đầy đủ (Full cost)
a. Định nghĩa
Phương pháp chi phí đầy đủ thiết lập giá chuyển nhượng theo chi phí biến đổi (variable cost) trên mỗi đơn vị (per unit) cộng với chi phí cố định (fixed price) của đơn vị bán.
Phương pháp chi phí đầy đủ được sử dụng khi các trung tâm trách nhiệm (responsibility centers) được tổ chức thành các trung tâm chi phí (cost centers) trong trường hợp đó các nhà quản lý sẽ có ý định trang trải tất cả các chi phí phát sinh (cost incurred).
b. Công thức
Giá chuyển nhượng (Transfer price) được xác định bằng chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị cộng với chi phí cố định của đơn vị bán
= (Chi phí biến đổi ÷ số đơn vị sản phẩm) + Chi phí cố định
= (Variable cost ÷ product unit) + fixed cost
c. Ví dụ
1.3. Giá thị trường (Market price)
a. Định nghĩa
Phương pháp giá thị trường đặt giá chuyển nhượng theo giá bán bên ngoài (external selling price) hiện tại giữa người muốn mua và người muốn bán.
Phương pháp giá thị trường được coi là phương pháp xác lập giá chuyển nhượng tối ưu (optimal method) và được sử dụng khi thị trường đã được thiết lập tốt.
b. Công thức
Giá chuyển nhượng là giá bán bên ngoài hiện tại giữa người mua và người bán sẵn sàng.
c. Đánh giá
1.4. Giá thương lượng (Negotiated Price)
a. Định nghĩa
Phương pháp giá thương lượng là việc thương lượng giá giữa giám đốc mua và giám đốc bán để làm cơ sở xác lập giá chuyển nhượng.
b. Đánh giá
c. Ví dụ
Công ty XYZ có hai bộ phận: A và B. Nguyên vật liệu được sử dụng bởi bộ phận B hiện được mua từ các nhà cung cấp bên ngoài với giá 40 USD/đơn vị. Những vật liệu tương tự này được sản xuất bởi bộ phận A. Thu nhập hoạt động, giả sử không có sự chuyển giao giữa các bộ phận, là $1.900.000 cho bộ phận A và $1.060.000 cho bộ phận B.
Bộ phận A có công suất chưa sử dụng và có thể sản xuất nguyên vật liệu cần thiết cho bộ phận B với chi phí biến đổi là 25 USD/đơn vị. Hai bộ phận gần đây đã thương lượng giá chuyển nhượng là $32 một đơn vị cho 40.000 đơn vị.
Yêu cầu: Căn cứ vào giá chuyển nhượng đã thoả thuận, không giảm doanh số hiện có của bộ phận A:
(1) Thu nhập hoạt động của bộ phận A sẽ tăng bao nhiêu?
(2) Thu nhập hoạt động của bộ phận B sẽ tăng bao nhiêu?
(3) Thu nhập hoạt động của Công ty XYZ sẽ tăng bao nhiêu?
Lời giải:
(1) Thu nhập hoạt động của Bộ phận A bị ảnh hưởng bởi những điều sau:
a. Bộ phận A sẽ sản xuất thêm 40.000 đơn vị và chuyển chúng sang bộ phận B với giá $1.280.000 (40.000 x $32).
b. Chi phí gia tăng để sản xuất các đơn vị bổ sung tại bộ phận A sẽ là $1.000.000 (40.000 x $25).
c. Mức tăng ròng trong thu nhập hoạt động của bộ phận A
= $1.280.000 - $1.000.000 = $280.000.
(2) Thu nhập hoạt động của Bộ phận B bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
d. Bộ phận B sẽ tiết kiệm được $320.000 khi mua 40.000 đơn vị thông qua việc mua nội bộ với giá $32 thay vì trả $40 cho các nhà cung cấp bên ngoài ($8 x 40.000).
e. Mức tăng ròng trong thu nhập hoạt động của bộ phận B = $320.000.
f. Lịch trình sau đây cho thấy tác động của giao dịch này đối với từng bộ phận cũng như đối với toàn bộ công ty:
|
|
Bộ phận A |
Bộ phận B |
Công ty |
(A) |
Thu nhập hoạt động trước khi điều chuyển nội bộ |
$1,900,000 |
$1,060,000 |
$2,960,000 |
(B) từ câu 1c |
Chi phí sản xuất bổ sung 40.000 đơn vị |
(1,000,000) |
|
(1,000,000) |
(C) (40,000 x $40) |
Tiết kiệm khi mua nội bộ 40.000 |
|
1,600,000 |
1,600,000 |
(D) từ câu 1a |
Định giá chuyển nhượng |
1,280,000 |
(1,280,000) |
0 |
(E) = (A) + (B) + (C) |
Thu nhập hoạt động |
2,180,000 |
1,380,000 |
3,560,000 |
(F) = (E) – (A) |
Mức tăng ròng thu nhập hoạt động |
$280,000 |
$320,000 |
$600,000 |
(3) Ảnh hưởng đến thu nhập hoạt động của công ty tăng $600.000.
1.5. Định giá kép (Dual-rate pricing)
a. Định nghĩa
Định giá kép là sự kết hợp của các phương pháp khác nhau, liên quan đến việc ghi nhận định giá chuyển nhượng với số tiền khác nhau cho các bộ phận mua và bán.
Theo phương pháp định giá kép, bộ phận bán hàng ghi lại việc bán hàng theo giá thị trường (sale market price) và bộ phận mua hàng ghi lại việc mua hàng với chi phí biến đổi (variable cost) của bộ phận bán hàng.
b. Đánh giá
2. Các vấn đề đặc biệt của định giá chuyển nhượng
Có hai vấn đề trong định giá chuyển nhượng cần được quản lý rõ ràng và đánh giá riêng.
2.1. Sự tồn tại của các nhà cung cấp bên ngoài tổ chức (Outside suppliers)
(a) Tổ chức có muốn việc chuyển giao diễn ra giữa hai đơn vị kinh doanh không? Nói cách khác, việc chuyển nhượng sẽ làm tăng hay giảm lợi nhuận chung cho tổ chức?
-
- Không có nhà cung cấp bên ngoài (thay thế)
→ Lựa chọn duy nhất khả dụng là chuyển giao giữa hai đơn vị kinh doanh.
-
- Có nhà cung cấp bên ngoài (thay thế)
→ Xác định xem mua bên ngoài hay tự sản xuất sẽ rẻ hơn và quyết định có chuyển giao sản phẩm hoặc dịch vụ nội bộ không.
Phương pháp xác định giải pháp phù hợp như sau:
Giá thị trường bên ngoài > chi phí biến đổi + chi phí cơ hội + chi phí cố định gia tăng
(Market price > Variable cost + opportunity cost + incremental fixed cost)
Nếu giá thị trường cao hơn, thì tổ chức sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển giao nội bộ.
(b) Giả sử tổ chức muốn việc chuyển nhượng diễn ra, vấn đề thứ hai cần quản lý là đặt giá chuyển nhượng sao cho cả hai đơn vị kinh doanh sẽ được khuyến khích tham gia chuyển nhượng.
-
- Đơn vị cung cấp phải chịu tất cả chi phí biến đổi, chi phí cơ hội, chi phí cố định gia tăng.
Nếu chi phí mang lại lợi nhuận → thực hiện chuyển giao.
-
- Đơn vị tiếp nhận không muốn trả cao hơn giá sẵn có ở thị trường bên ngoài.
Nếu việc chuyển giao nội bộ giúp tiết kiệm một khoản bất kỳ → đơn vị tiếp nhận sẵn sàng trả giá cao hơn.
Chìa khóa để khuyến khích đơn vị tiếp nhận là giá chuyển nhượng (transfer price) giúp doanh nghiệp có tiết kiệm chi phí ròng (net cost savings).
2.2. Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
Khi xác định giá chuyển nhượng, đơn vị cung cấp đặt mức sàn (tối thiểu) và đơn vị tiếp nhận đặt giá trần (tối đa). Khi sử dụng chi phí để định giá, đơn vị tiếp nhận muốn trả chi phí biến đổi và đơn vị cung cấp muốn tính toàn bộ chi phí. Hai đơn vị kinh doanh giải quyết thế nào về giá chuyển nhượng?
Nếu có thị trường bên ngoài cho sản phẩm hoặc dịch vụ → giá chuyển nhượng đặt theo giá thị trường.
Giá thị trường của đơn vị tiếp nhận có thể tạo áp lực cạnh tranh (và cơ hội) cho đơn vị cung cấp.
Nếu đơn vị cung cấp đang bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài.
-
- Nếu đơn vị cung cấp phải từ bỏ bất kỳ hoạt động kinh doanh bên ngoài nào để chuyển giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận
→ Lợi nhuận gộp (contribution margin) bị mất được tính vào giá chuyển nhượng.
-
- Khi đó
Giá chuyển nhượng tối thiểu
= (Tổng chi phí biến đổi của sản phẩm đã cung cấp + tổng lợi nhuận gộp bị mất) ÷ tổng đơn vị sản phẩm đã cung cấp
= (Total variable costs to supply units + total contribution margin lost) ÷ total units supplied
-
- Nếu có chi phí cố định gia tăng cho đơn vị cung cấp
Giá chuyển nhượng tối thiểu
= (Tổng chi phí biến đổi + lợi nhuận gộp bị mất + chi phí cố định gia tăng) ÷ tổng số đơn vị sản phẩm đã cung cấp
= (Total variable costs + contribution margin lost + incremental fixed costs) ÷ total units supplied
III. Bài tập
Department A can purchase a certain part it uses in production on the market for $50 per unit. Department B generally produces and delivers this part at a variable cost of $30 per unit. Department B is currently operating at full capacity. Department B produces the item that department A requires in addition to another item it sells to external customers.
Department A is interested in buying 200 units of the item it requires from department B. In order for department B to produce the quantity needed by A, it must stop producing and selling item X to an external customer. The records of department B show that this decision will deprive department B of $2.000 in contribution margin it generally generates from selling product X to the external customer.
In order to produce the item at the higher-quality specifications set by department A materials cost for department B will increase by $1.50 per unit, but $0.50 will be saved per unit in marketing and distribution costs.
Required: Determine the range of acceptable prices that must be considered by both. departments.
Answer:
In order to determine the transfer price that is beneficial to the selling department, the buying department and the company, the following must be considered:
-
- The price should be at least equal to the Variable cost + Opportunity cost of the producing department. That is,
= Variable costs + Opportunity cost
= ($31 + $10)
= ($30 + $1.50 - $0.50) + ($2.000 ÷ 200)
= $41 per unit.
-
- The price should not exceed the market price of $50.
- Therefore, the range for the transfer price is depicted in the following formula: $41 ≤ Transfer price ≤ $50.
- The transfer price should be negotiated within this range by the buying and selling managers.