[CMA Part 2 - 2C] - Decision Analysis

CHAPTER 7: ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

Bản chất của kinh tế và cạnh tranh tạo ra áp lực trên thị trường để định giá tại điểm mà nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp...

I. Mục tiêu

  • Tìm hiểu về ảnh hưởng của nhu cầu (demand) và nguồn cung cấp (supply) đến giá sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tính độ co dãn của cầu (elasticity of demand) theo giá.
  • Định nghĩa và giải thích nhu cầu co giãn và không co giãn (elastic and inelastic demand).
  • Ước tính tổng doanh thu dựa trên những thay đổi về giá cả và nhu cầu cũng như độ co giãn. 

II. Nội dung

Bài học này sẽ làm rõ giá cả ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu. Ngoài ra, bài học sẽ thảo luận về bốn loại cấu trúc thị trường khác nhau và bản chất của nhu cầu khác nhau như thế nào giữa các cấu trúc này.

1. Đường cong cung và cầu (Supply and Demand curves)

Cầu (Demand) biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian.

Lượng cầu là số lượng sẽ được mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian.

Mối quan hệ giữa cung và cầu về giá cả và số lượng được thể hiện trong biểu đồ kinh tế vi mô cổ điển dưới đây. 

2CC7.1

Lưu ý: Cầu dốc xuống, có nghĩa là lượng cầu tăng khi giá giảm. Và Cung dốc lên, có nghĩa là lượng cung giảm khi giá giảm.

Trong một thị trường cạnh tranh bình thường, cung và cầu gây áp lực lên giá để đưa nó đến điểm cân bằng thị trường (equilibrium), đó là điểm giá mà lượng cung sẽ bằng lượng cầu. Điều này được thể hiện ở trên tại điểm cân bằng Giá cả E và Số lượng E.

2. Sự thay đổi của cầu (Change in demand)

2.1. Dư thừa và thiếu hụt (Oversupply and Shortage)

Việc xảy ra mất cân bằng giá có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu giá quá cao (PriceH) thì sẽ xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung (Oversupply) sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường vì nhà cung cấp sẽ cung cấp nhiều hơn (Số lượngS) so với nhu cầu của người tiêu dùng (Số lượngD). Điều này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.

2CC7.2

Ngược lại, nếu giá quá thấp (PriceL), thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt (Shortage) (hoặc thiếu cung) sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường vì người tiêu dùng sẽ yêu cầu nhiều hơn (Số lượngD) so với số lượng mà nhà cung cấp có thể cung cấp (Số lượngS). Điều này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.  

2CC7.3

Trong cả hai tình huống này, sẽ có áp lực tự nhiên trên thị trường kinh tế khiến Giá cả và Số lượng quay trở lại điểm cân bằng. 

2.2. Sự chuyển động và sự dịch chuyển của đường cong cung cầu (Movements versus Shifts of Demand and Supply)

a. Sự chuyển động (Movement)

Sự chuyển động lên xuống (movement) của đường cung hoặc đường cầu chỉ gây ra bởi sự thay đổi về giá. Tuy nhiên sự thay đổi về giá không làm thay đổi bản chất (hoặc chức năng) của nhu cầu trên thị trường. Lượng cầu chỉ đơn giản di chuyển dọc theo đường cầu tới một mức lượng mới.

b. Sự dịch chuyển (Shift)

Trong khi đó, sự dịch chuyển (shift) của đường cung hoặc đường cầu gây ra bởi nhiều yếu tố xảy ra trong nền kinh tế, ngoài sự thay đổi về giá. 

i. Dịch chuyển đường cung

Sự dịch chuyển của đường cung chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

2CC7.4

Khi các sự kiện này diễn ra, đường cung dịch chuyển sang phải (Cung0 sang Cung1), lượng cân bằng tăng, giá cân bằng giảm. Khi đó giá và lượng đều ở mức ổn định mới (Giá1 và Lượng1) và lượng cầu (demand quantity) sẽ di chuyển dọc theo đường cong tới mức cân bằng mới. 

2CC7.5

 Các sự kiện ngược lại sẽ khiến đường cung dịch chuyển sang trái.

 ii.  Dịch chuyển đường cầu

Sự dịch chuyển của đường cầu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

2CC7.6

Khi thu nhập tăng, đường cầu về hàng xa xỉ sẽ dịch chuyển sang phải nhưng đường cầu về hàng hóa cấp thấp sẽ dịch chuyển sang trái.

Khi đường cầu dịch chuyển sang phải (Cầu0 sang Cầu1), lượng cân bằng và giá cân bằng tăng. Khi đó giá và lượng đều ở mức mới (Giá1 và Lượng1) và Cung sẽ di chuyển lên trên theo đường cong tới mức cân bằng mới. 

2CC7.7

3. Độ co giãn của cầu theo giá (Price elasticity of Demand)

Độ co giãn của cầu theo giá được sử dụng để mô tả (và tính toán) mức độ biến động (độ nhạy – sensitivity) của cầu khi có sự biến động của giá.

2CC7.8

Khi tính toán độ co giãn của cầu theo giá, phần trăm thay đổi phải được thực hiện bằng Phương pháp điểm giữa (midpoint formula).

2CC7.9

Lưu ý: Độ co giãn luôn được đo bằng số dương nên công thức luôn sử dụng giá trị tuyệt đối.

  • Ed > 1 → Cầu tương đối co giãn → Thay đổi nhỏ về giá ảnh hưởng đáng kể tới lượng cầu
  • Ed = 1 → Cầu co giãn "đơn nhất" (Unitary elastic) → Giá thay đổi một đơn vị sẽ dẫn đến lượng cầu thay đổi một đơn vị
  • Ed < 1 → Cầu tương đối kém co giãn → Thay đổi lớn về giá ảnh hưởng không đáng kể tới lượng cầu
  • Ed = ∞ → Cầu hoàn toàn co giãn (đường cầu là một đường ngang) → Doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng tới giá thị trường
  • Ed = 0 → Cầu hoàn toàn không co giãn (đường cầu là một đường thẳng đứng) → Nhu cầu sản phẩm quá cao đến mức người mua sẵn sàng trả bất cứ giá nào 

Độ co giãn của cầu theo giá rất hữu ích cho một công ty đang băn khoăn về việc thay đổi giá của một sản phẩm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng doanh thu từ sản phẩm đó.

2CC7.10

III. Bài tập

Question 1:

If the coefficient of elasticity is zero, then the consumer demand for the product is said to be:

A.

Perfectly inelastic.

B.

Perfectly elastic.

C.

Unit inelastic.

D.

Unit elastic.

Answer:

→ The correct answer is choice A.

When the coefficient of elasticity (Percentage change in demand + Change in price) is less than one, demand is inelastic. When the coefficient is zero, the demand is perfectly inelastic.

Answer (B) is incorrect. Demand is perfectly elastic when the coefficient is infinite.

Answer (C) is incorrect. Unitary inelasticity is a meaningless term.

Answer (D) is incorrect. Unitary elasticity exists when the coefficient is exactly one.

 

Question 2:

In the pharmaceutical industry where a diabetic must have insulin no matter what the cost and where there is no substitute, the diabetic's demand curve is best described as:

A.

Perfectly elastic.

B.

Perfectly inelastic.

C.

Relatively elastic.

D.

Relatively inelastic.

 

Answer:

→ The correct answer is choice B.

When buyers have such a high need for a given product that they must pay whatever price sellers choose to charge and there are no suitable substitutes, demand is said to be perfectly inelastic. This is depicted graphically as a vertical line.

Answer (A) is incorrect. Demand is perfectly elastic when there are so many buyers and sellers for a product that none can influence the price. In such a market, all consumers can buy as much as they want as long as they offer the market price, and all suppliers can sell as much as they offer as long as they charge the market price. This is depicted graphically as a horizontal line. It is the opposite condition from that faced by buyers and sellers of diabetes drugs.

Answer (C) is incorrect. Relatively elastic demand means that a given percentage change in price will cause a greater percentage change in demand.

Answer (D) is incorrect. The demand for insulin is perfectly inelastic, not merely relatively inelastic.