[CMA Part 1 - 1D] - Cost Management

CHAPTER 9 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT HÀNG TỒN KHO

Ứng dụng quyết định thuê ngoài nhằm tăng tính linh hoạt và cải thiện chất lượng của các quy trình sản xuất,...

Mục tiêu

  • Hiểu các thuật ngữ về quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management) và kỹ thuật quản lý nguồn lực tinh gọn (lean resource management techniques).
  • Xác định bản chất, ưu nhược điểm và bối cảnh áp dụng của quyết định thuê ngoài (outsourcing), lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (material requirements planning – MRP), hệ thống sản xuất tức thời (just-in-time – JIT) và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP).

Nội dung

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về: 

  • Ứng dụng quyết định thuê ngoài nhằm tăng tính linh hoạt và cải thiện chất lượng của các quy trình sản xuất. 
  • Vận dụng hệ thống lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu để quản lý các quy trình sản xuất với việc lên lịch cẩn thận cho việc di chuyển hàng tồn kho. 
  • Sử dụng giải pháp hệ thống sản xuất tức thời thiết lập tín hiệu để thực hiện sản xuất ngay khi nhận được nhu cầu đơn hàng.
  • Khái niệm sản xuất tinh gọn tập trung vào việc loại bỏ tất cả các lãng phí trong tổ chức.

1. Quyết định thuê ngoài (Outsourcing)

a. Định nghĩa

Quyết định thuê ngoài (Outsourcing) là việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài để thực hiện một số nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ được thuê ngoài thông thường là những nghiệp vụ hành chính (administration) hoặc các nghiệp vụ không phải năng lực cạnh tranh cốt lõi (competitive edge) của doanh nghiệp đó.

    Ví dụ: lựa chọn thuê nhà cung cấp bên thứ ba cho việc xử lý bảng lương hàng tháng hoặc sản xuất một bộ phận trong sản phẩm… 

     

    b. Ưu điểm và nhược điểm
     

    Ưu điểm
    (Advantages)

    Nhược điểm
    (Disadvantages)

    Quyết định
    thuê ngoài
    (Outsourcing)

    • Tập trung vào các hoạt động cốt lõi chiến lược
    • Tiếp cận chuyên gia bên ngoài cải thiện hiệu quảhiệu suất
    • Tiếp cận công nghệ tối tân với chi phí thấpkhông có nguy cơ lỗi thời
    • Cho phép chuyển một số chi phí cố định thành chi phí biến đổi
    • Có thể cải thiện chất lượngtính kịp thời của sản phẩm/dịch vụ
    • Có thể tốn nhiều chi phí hơn
    • Mai một kiến thức và trình độ chuyên môn nội bộ
    • Kém linh hoạt do phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài
    • Sản phẩm/dịch vụ ít được cá nhân hóagiảm kiểm soát chất lượng quy trình 
    • Rủi ro bảo mật thông tin, công thức bí quyết kinh doanh
    • Tiềm ẩn các vấn đề về tinh thần làm việc và lòng trung thành của nhân viên

    2. Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning Systems)

    a. Quản trị chuỗi cung ứng

    Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management – SCM) là phương pháp quản trị thiết lập quan hệ đối tác liên quan đến các nhà cung cấp (suppliers), nhà phân phối (distributors), nhà sản xuất (producers), nhà bán buôn (wholesales), nhà bán lẻ (retailers) và người tiêu dùng (consumers) trên mạng lưới mối quan hệ được mô tả bên dưới:

      1DC9.1-1

      Trong mô hình quản lý SCM, khái niệm “bền vững” (sustainability) yêu cầu cách tiếp cận các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với ba yếu tố môi trường (environment), xã hội (social) và pháp lý (legal).

       

      b. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

      Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) là quản lý tích hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi bao gồm quản lý hàng tồn kho (inventory management), kế toán (accounting), tài chính (finance), nguồn nhân lực (human resources), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và tích hợp các chức năng này vào một hệ thống tổng thể duy nhất như hình ảnh minh họa dưới đây:

      1DC9.2-1

      3. Hệ thống lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (Material Requirements Planning – MRP)

      a. Định nghĩa

      Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (Material Requirements Planning – MRP) là hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát (planning and control system) nhu cầu tồn kho nguyên vật liệu (raw material) và sản phẩm dở dang (work-in-process) tập trung vào lịch trình sản xuất tổng thể (master production schedule) thành một loạt các lịch trình chi tiết hàng ngày (series of detailed daily schedules). 

       

      b. Ưu điểm và nhược điểm
       

      Ưu điểm
      (Advantages)

      Nhược điểm
      (Disadvantages)

      Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu
      (Material Requirements Planning – MRP)

      • Theo sát định mức nguyên vật liệu giúp cải thiện  sản lượng sản xuất
      • Tận dụng việc mua nguyên vật liệu số lượng lớn để nhận chiết khấu, cắt giảm chi phí sản xuất
      • Đòi hỏi ít sự phối hợp chặt chẽ và liên tục hơn so với hệ thống sản xuất tức thời 
      • Phụ thuộc vào việc dự đoán và lên lịch hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu thị trường
      • Sự gián đoạn không lường trước dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng đột biếnsản xuất đình trệ

      4. Hệ thống sản xuất tức thời (Just-in-Time – JIT)

      a. Định nghĩa

      Sản xuất tức thời (Just-in-Time – JIT) là hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát chỉ tiến hành đặt hàng (ordering) và sản xuất (manufacturing) khi có đơn hàng. Hệ thống này không lập kế hoạch trước (preplan) nhằm mục đích giảm lượng hàng tồn kho (inventory) và chi phí lưu kho (storage charge).

       

      b. Ưu điểm và nhược điểm
       

      Ưu điểm
      (Advantages)

      Nhược điểm
      (Disadvantages)

      Sản xuất
      tức thời
      (Just-in-Time – JIT)

      • Kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ, không sản xuất dư thừa
      • Tối thiểu hóa các thủ tục giấy tờ hành chính giúp rút ngắn thời gian đặt hàng
      • Phản hồi nhanh hơn để kiểm soát chất lượng kịp thời
      • Không có hàng tồn kho đệm, rủi ro gián đoạn sản xuất dẫn đến thiếu hànglàm thêm giờ
      • Phụ thuộc vào giao tiếp thông tinchuỗi cung ứng

      5. Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

      a. Định nghĩa

      Sản xuất tinh gọn thay đổi trọng tâm quản lý từ việc tối ưu hóa các công nghệ, quy trình và tài sản sang tối ưu hóa dòng sản phẩm và dịch vụ (optimizing products and services flow) trong toàn bộ doanh nghiệp với mục tiêu tập trung vào kết quả cuối cùng (targeted on end results) thay vì tập trung vào từng phòng ban và các đơn vị kinh doanh.

       

      b. Đặc trưng

      Năm đặc trưng cơ bản của sản xuất tinh gọn được mô tả dưới đây:

      1DC9.3-1

      Bài tập

      Question 1: Which of the following statements is (are) correct?

      I. Supply chain management is the close linkage and coordination of the activities involved in buying, making, and moving a product.


      II. Supply chain management is involved with the what, when, where, and how much of product manufacturing and sale.


      III. Once stable supply chains are set up, they can remain unchanged for considerable periods of time.

      1. II and III only are correct.
      2. I and II only are correct.
      3. I and III only are correct.
      4. I, II and III are correct.

       

      Answer:

      Choice “B” is correct. Statements I and II are correct. 

      Supply chain management is the close linkage and coordination of the activities involved in buying, making, and moving a product.

      Supply chain management is involved with the what, when, where, and how much of product manufacturing and sale

      Statement III is incorrect. Supply chains have to be constantly reengineered as products change and to increase efficiency and reduce costs.

       

      Question 2: Which of the following statements best reflect the characteristics of lean manufacturing?

      I. Improved production scheduling.
      II. Small batch production or continuous production based on customer demand.
      III. Continuous improvement and reduced inventory levels.
      IV. Production depends on the capacity to produce.
      1. I and II
      2. I, II, and III.
      3. II and III.
      4. I, II, III and IV.

       

      Answer:

      Choice “B” is correct. Lean manufacturing invests resources only in value-added activities and targeting and eliminating non-value-added activities. This philosophy emphasizes on-time, high-quality products, and waste reduction to promote efficiencies. By eliminating non-value-added costs, the company can drive better customer satisfaction and higher profitability.

      By definition, lean manufacturing helps improve production scheduling, is demand pull, and leads to continuous improvement. Production is not based on available capacity, as this would lead to increased inventory levels.

      Choice “A” is incorrect. This answer choice excludes an important benefit of applying lean manufacturing and resource management techniques. Inventory storage is costly and a non-value-added activity. Management would design work processes in a way to reduce inventory levels.

      Choice “C” is incorrect. This answer choice excludes an important benefit of applying lean manufacturing and resource management techniques. Lean manufacturing also helps improve production scheduling by designing production runs with minimal interruptions and to produce based on customer demand.

      Choice “D” is incorrect. Under lean manufacturing, production is a function of consumer demand, which keeps inventory levels at a minimum. Production is not based on available capacity, as this would lead to increased inventory levels.