Big 4 - Kinh nghiệm cho Vòng CV

[Tips] - Phần 1: Những Quy tắc ngầm trong CV

Những lưu ý quan trọng để CV ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

Trong quy trình tuyển dụng của các công ty BIG4, phòng nhân sự có các tiêu chí sàng lọc CV rất chặt chẽ để tiết kiệm thời gian. Tương tự như trong giao tiếp, thường đối phương chỉ mất vài giây để nhận xét về bạn, CV là lời chào đầu tiên kết nối bạn với nhà tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn trong tích tắc.

Phần I: KỸ NĂNG VIẾT CV

1. YÊU CẦU CHUNG

a. Format

  • Theo phong cách formal, với màu chủ đạo là màu đen, trắng
  • Không nên dùng quá nhiều màu và hình ảnh trong CV
  • Không nên để 1 phần nằm ở 2 trang khác nhau
  • Các ý trong 1 phần và giữa các phần phải đồng nhất về trình bày

b. Nội dung CV sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân đạt được là gì?

Hai yếu tố này sẽ được thể hiện qua phần “Working experiences” và “Extracurricular Activities”. Ở đó, sinh viên nên mô tả công việc của mình có số liệu cụ thể để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy sự hiệu quả và trách nhiệm với các công việc trước đây. Ngoài ra, sinh viên cũng nên liệt kê các kỹ năng đạt được gắn liền với công việc đó.

  • Những kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển ra sao?

Nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào các kỹ năng thể hiện phẩm chất của một nhà lãnh đạo. Vì vậy, sinh viên nên đưa các động từ như manage, supervise, organize,...khi mô tả công việc. Để hiệu quả hơn, sinh viên cần nắm rõ yêu cầu của công việc của nhà tuyển dụng.

2. CÁC PHẦN CƠ BẢN

Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, email, LinkedIn,...

Mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn.

Học vấn: Trường đại học/cao đẳng (GPA, các môn học liên quan), bằng cấp hoặc chứng chỉ học thêm bên ngoài.

Kinh nghiệm làm việc: Miêu tả công việc, kỹ năng và thành tích đạt được, thời gian làm việc.

Hoạt động ngoại khóa: Miêu tả hoạt động, kỹ năng và thành tích học hỏi được, thời gian hoạt động.

Thành tích/giải thưởng: Học bổng, phần thưởng trong các cuộc thi.

Sở thích: Sở thích bản thân như chơi thể thao, đọc sách,...

Lưu ý:

Giữa các ý trong 1 phần và giữa các phần phải được trình bày đồng nhất với nhau.

3. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP

a. Lỗi chung

  • Format: Làm CV theo phong cách marketing, bố cục không đồng nhất, có quá nhiều màu
  • Ngữ pháp: Dùng sai thì của động từ (hiện tại tiếp diễn, hiện tại đơn, quá khứ đơn)
  • Thời gian: Sắp xếp không theo 1 trình tự nhất định (hiện tại – quá khứ, ngày/tháng/năm)
  • Độ dài: Không nên viết CV dài quá 2 trang

b. Lỗi riêng từng phần

  • Kinh nghiệm làm việc:

Đưa vào quá nhiều công việc không liên quan (chỉ chọn 3 cái gần nhất và liên quan nhất)

Sắp xếp trình tự công việc không đồng nhất (theo thời gian hoặc theo tính liên quan)

Không đưa thành tích và kỹ năng đạt được vào

  • Học vấn: GPA nên để 1 loại thang điểm (thang 4 hoặc 10)
  • Thông tin cá nhân: Email có tên không chuyên nghiệp, ảnh cá nhân nên mặc áo sơ mi trắng/xanh

4. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    • Nếu điểm trung bình GPA của em thấp thì em có nên đưa vào CV không ạ?

    Các công ty như Deloitte và EY sẽ chú trọng. Nhưng GPA không phải là yếu tố tuyển chọn duy nhất. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá thêm các em ở các chứng chỉ học thêm và hoạt động ngoại khóa.

    • Em nên tự làm CV trên Word hay làm trên các trang web online như myCV ạ?

    Nếu em có kỹ năng về Word tốt thì nên tự làm. Nếu không, em cũng có thể download mẫu trên myCV về theo dạng Word rồi sửa lại theo cách của mình.

    • Nếu em có ít kinh nghiệm đi làm hoặc đi làm việc không liên quan thì nên viết trong CV như thế nào ạ?

    Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao người có kinh nghiệm đi làm hơn. Tuy vậy, nếu em có ít thì vẫn có tiêu chí khác để đánh giá như hoạt động ngoại khóa và các kỹ năng đạt được. Trường hợp công việc không liên quan, em nên mô tả công việc đó với những kỹ năng liên quan tới vị trí ứng tuyển.

    • Làm CV mấy trang là hợp lý ạ?

    Anh nghĩ CV cho sinh viên chỉ cần 1 trang là hợp lý vì chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm. Nếu các em đi làm và tham gia hoạt động nhiều thì có thể viết thành 1 trang rưỡi. Không nên viết quá dài nhé!

    • Khi làm CV có cần đưa phần References vào không ạ?

    Nếu các em từng đi làm ở một vị trí liên quan tới vị trí ứng tuyển và từng làm một thời gian dài thì có thể đưa References vào. References cũng nên đưa ra ít nhất 3 người đã từng làm việc với em và có quyền hành cao hơn mình.

    Phần II: Vocabularies & Phrases in CV

    Phần III: CV Template

    Lời kết

    Vừa rồi SAPP Academy đã chia sẻ những quy tắc ngầm cần lưu ý trong CV. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để biết thêm các mẹo khác trong quá trình viết CV nhé!

    Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

    • Hotline: (+84) 971 354 969