Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

Các loại hình doanh nghiệp theo quy mô

Sử dụng quy mô doanh nghiệp để phân loại là một cách phổ biến nhằm xác định đặc điểm và lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hiểu rõ về quy mô của doanh nghiệp giúp bạn tối ưu hóa cơ hội tuyển dụng. Cùng SAPP tìm hiểu ngay nhé!

1-03-3

1. Quy mô doanh nghiệp là gì?

1-01-Aug-17-2023-01-42-16-1938-PM

Quy mô của một doanh nghiệp là một khái niệm tương đối và phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, có bốn loại quy mô doanh nghiệp chính, và các quy mô này có một số đặc điểm chung bất kể ngành nghề của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp hiện nay được chia thành 5 nhóm:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ

- Doanh nghiệp nhỏ

- Doanh nghiệp vừa

- Doanh nghiệp lớn

- Doanh nghiệp siêu lớn

Mỗi phân loại quy mô doanh nghiệp được xác định bởi một tập hợp đặc điểm riêng. Hãy cùng xem xét từng phân loại này và tại sao việc phân loại doanh nghiệp thành các nhóm này có ý nghĩa quan trọng.

2. Các quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

1-02-Aug-17-2023-01-48-13-9234-PM

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mô doanh nghiệp được chia thành 5 loại với các đặc điểm như sau:

2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ

Đây là mô hình kinh doanh mà hầu hết các công ty Start-up lựa chọn khi bước vào nền kinh tế.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân theo năm không quá 10 người. Doanh thu hằng năm và nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ cũng không vượt quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia BHXH không quá 10 người và doanh thu hằng năm cũng như tổng nguồn vốn không vượt quá 10 tỷ đồng.

2.2. Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không vượt quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng

Nhờ có số lượng nhân viên nhỏ nên quản lý có thể dễ dàng phân chia công việc và phân công trách nhiệm. Các nhân viên cấp dưới trong quy mô này sẽ độc lập trong các thao tác và họ thường kiêm nhiều công việc. Việc này đòi hỏi người nhân viên cần phải có khả năng thích nghi tốt, chịu được áp lực công việc và có tâm huyết với nghề.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:

- Tổ chức dưới dạng doanh nghiệp cá nhân, hợp danh (Partnership) hoặc Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ chọn các hình thức tổ chức cho phép chủ sở hữu thực hiện toàn quyền kiểm soát. Tùy thuộc vào cấu trúc sở hữu, thường là doanh nghiệp cá nhân, hợp danh hoặc Công ty TNHH.

- Người điều hành là người ra mọi quyết định: Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ có một người điều hành chính chủ yếu thực hiện phần lớn quyết định kinh doanh quan trọng. Họ thường không ủy quyền quyết định, vì chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ thường có một tầm nhìn riêng về cách hoạt động của doanh nghiệp.

- Tuyển dụng ít chuyên gia: Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thuê chuyên gia để xử lý các nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu do hạn chế ngân sách. Người có kinh nghiệm kỹ thuật cao nhất trong công ty thường là chủ sở hữu, và các nhiệm vụ chuyên môn, chẳng hạn như kế toán và vấn đề pháp lý, thường được thuê ngoài.

2.3. Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu hàng năm không quá 300 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 200 người và tổng doanh thu hàng năm không quá 300 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. 

Phần lớn các công ty tài chính tại Việt Nam như ngân hàng, công ty đầu tư, công ty chứng khoán thuộc vào quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, bởi vốn điều lệ của các công ty này thường lớn hơn nhiều lần so với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Các doanh nghiệp vừa tại Việt Nam hiện nay có số lượng nhân viên tương đối lớn. Vì vậy, việc thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình quản lý nhân sự một cách minh bạch và hiệu quả trở thành vấn đề cấp bách. Điều này đảm bảo rằng những người làm việc trong doanh nghiệp sở hữu trình độ và kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp vừa:

- Có nhiều vai trò chuyên môn hơn: Khi một công ty phát triển từ một doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp vừa, số lượng và độ phức tạp của các hoạt động và quyết định tăng lên, điều này tạo ra nhu cầu về các vai trò chuyên môn.

- Công việc được ủy quyền nhiều hơn: Khác với các doanh nghiệp nhỏ, nơi chủ sở hữu thường đưa ra những quyết định quan trọng nhất. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa cần có kỹ năng quản lý để ủy quyền trách nhiệm cho người khác.

- Thường có chủ sở hữu: Tương tự như các doanh nghiệp nhỏ, phần lớn doanh nghiệp vừa được sở hữu và quản lý bởi các người sáng lập ban đầu của chúng.

2.4. Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên 200 người, nguồn vốn hàng năm lớn hơn 100 tỷ đồng

Các doanh nghiệp chỉ chiếm 5% trong tổng số doanh nghiệp đã đăng ký với nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Chúng tạo ra lượng công việc đáng kể, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

Những doanh nghiệp lớn hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực cốt lõi, cung cấp nền tảng quan trọng cho công nghiệp và dịch vụ. Tại Việt Nam, một số tập đoàn lớn như tập đoàn dầu khí, điện lực, than, và khoáng sản có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và tạo ra nhiều việc làm. Các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay thường thuộc loại hình doanh nghiệp lớn. Họ có mạng lưới chi nhánh phong phú đặt tại hầu hết các tỉnh thành, sở hữu nguồn vốn đáng kể và nguồn nhân lực dồi dào tại nhiều chi nhánh khác nhau.

Doanh nghiệp lớn cũng có sức cạnh tranh mạnh mẽ về vốn, nguồn nhân lực lớn tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp lớn thường thực hiện cân bằng giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp lớn:

- Có nhiều chi nhánh: Tùy theo bản chất kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp này có thể được quản lý từ xa từ trụ sở chính hoặc có các chi nhánh tại nhiều vị trí địa lý khác nhau.

- Có nhiều phòng ban chuyên biệt như: nhân sự, tài chính, tiếp thị, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,... Các phòng ban này được quản lý độc lập bởi các quản lý chuyên môn.

- Tổ chức dưới dạng tập đoàn: Khác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường do một người hoặc một nhóm người trực tiếp sở hữu, các doanh nghiệp lớn thường được tổ chức dưới dạng tập đoàn để tách gánh nặng thuế khỏi chủ sở hữu.

- Chủ sở hữu thường không quản lý trực tiếp doanh nghiệp: Chủ sở hữu doanh nghiệp thường không quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Thay vào đó, một hội đồng quản trị sẽ được bổ nhiệm bằng cách bỏ phiếu và giao cho họ quyền ra quyết định kinh doanh.

- Có lượng khách hàng lớn: Trong khi các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất, một khu vực địa lý nhỏ hoặc một loại khách hàng cụ thể, thì các doanh nghiệp lớn thường hấp dẫn một lượng lớn khách hàng và liên tục tìm cách bán hàng và dịch vụ của họ đến các thị trường mới.

2.5. Doanh nghiệp siêu lớn

Doanh nghiệp siêu lớn là doanh nghiệp có số lượng nhân sự khoảng trên 1000 người, tổng số vốn điều lệ và doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng. Các doanh nghiệp siêu lớn thường là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác.

Các tập đoàn (doanh nghiệp siêu lớn) phải kể đến tại Việt Nam hiện nay là: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động,... Đây là những tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau song có đặc điểm chung là có quy mô kinh doanh khổng lồ và tầm ảnh hưởng đáng kể đối với nền kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp siêu lớn:

- Quy mô khổng lồ: Các doanh nghiệp siêu lớn có quy mô kinh doanh rất lớn, với tài sản và doanh thu đáng kể. Các công ty con của doanh nghiệp siêu lớn thường hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có mạng lưới liên kết với công ty mẹ.

- Tầm ảnh hưởng: Các doanh nghiệp siêu lớn có tầm ảnh hưởng lớn đối với cả ngành công nghiệp và nền kinh tế của một quốc gia hoặc cả thế giới. Họ có khả năng thay đổi cấu trúc thị trường và ảnh hưởng đến quyết định chính trị và kinh tế.

- Đa dạng về hình thức và sản phẩm kinh doanh: Các doanh nghiệp siêu lớn thường có sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của họ, từ sản phẩm và dịch vụ đến thị trường và lĩnh vực hoạt động. Điều này giúp họ giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội.

- Cơ cấu quản lý phức tạp: Với quy mô lớn, các doanh nghiệp này cần có hệ thống quản lý phức tạp để điều hành hiệu quả và đảm bảo sự liên kết giữa các đơn vị và hoạt động khác nhau.

Lời kết

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về các doanh nghiệp theo từng quy mô. Từ đó lựa chọn cho bản thân mình con đường sự nghiệp tại loại hình doanh nghiệp mà mình ưu thích. Đừng quên đón chờ các bài viết khác của SAPP trong tương lai bạn nhé!

>>Xem thêm: Tổng quan về công ty Buy-side và Sell-side

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.