Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Tài Chính
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Nghề nghiệp và kinh nghiệm thi tuyển trong lĩnh vực Tài Chính
  3. Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Tài Chính

Cấu Phần Chính Trong Báo Cáo Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

Phân tích doanh nghiệp là một quy trình bao gồm phân tích về tình hình tài chính, sản phẩm, dịch vụ và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới đây là các cấu phần chính trong một bài báo cáo phân tích doanh nghiệp, cùng SAPP tham khảo nhé!

I. Tóm tắt luận điểm đầu tư

Các bài báo cáo phân tích doanh nghiệp thông thường sẽ bắt đầu bằng mục tổng quan đầu tư ở trang đầu tiên.

Trước tiên, nhà phân tích sẽ đưa ra các thông tin cơ bản về khuyến nghị (sell, buy, hold,...), giá hiện tại, giá khuyến nghị, biến động giá, EPS, giá dự báo (dựa vào model xây ở phần dưới).

Tiếp theo, nhà phân tích đưa ra các driver dẫn đến việc mua cổ phiếu đó.

Ví dụ: Chúng tôi khuyến nghị đưa ra quyết định mua với nhóm cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup) với mức giá khuyến nghị là 55,000 VNĐ, kỳ vọng upsize 35% (giá kỳ vọng 74,500 VNĐ). Phương pháp định giá của chúng tôi dựa trên sự kết hợp 70/30 giữa mô hình P/E và mô hình FCFE. 

  1. Thị trường bất động sản hồi phục, đóng góp tăng trưởng cho Vingroup trong 6 tháng cuối năm

Trong 6 tháng qua, VHM (công ty con của Vingroup) tăng trưởng xx%. Các dự luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chính sách tiền tệ thuận lợi, giảm áp lực vay,... => Tạo đà tăng trưởng cho các doanh nghiệp BĐS trong 6 tháng cuối năm [Mục đích của đoạn này nhằm diễn giải thêm và bổ sung ý cho các luận điểm chính mình nêu ra].

  1. Vinfast niêm yết trên Nasdaq, gia tăng giá trị tài sản cho Vingroup

[Diễn giải cho luận điểm chính]

  1. Triển vọng ngành xe điện tại Việt Nam, Vinfast dự kiến có lãi trong khoảng thời gian xxx,...

[Diễn giải cho luận điểm chính]

  1. Thị trường hồi phục, VIC vốn hoá lớn, là động lực để kéo điểm chỉ số

[Diễn giải cho luận điểm chính]


Lưu ý:

  • Để lựa chọn được cổ phiếu để phân tích, cần tìm ra những điểm sáng và đủ thuyết phục để khiến bản thân lựa chọn cổ phiếu đó.
  • Các lý do đưa ra có thể đến từ hoạt động kinh doanh khởi sắc, chu kỳ ngành, hay thậm chí là những thông tin liên quan đến lái cổ phiếu (nhưng thường là không nên mà chỉ nên đưa ra các thông tin về kinh doanh, về ngành,...)
  • Một số driver điển hình cho các ngành: Ngành thép (chu kỳ giá tăng), Ngành chứng khoán (thị trường hồi phục, margin môi giới tăng), Ngành ngân hàng (tăng room tín dụng,...)

II. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là phần để chúng ta cần phân tích sâu hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh. Nhà phân tích cần nêu ra được một số ý sau:

  • Các mảng sản phẩm kinh doanh chính và đóng góp của từng mảng vào danh thu và lợi nhuận của công ty (bảng, biểu đồ,...)
  • Key driver chính cho doanh thu và lợi nhuận của công ty

Ví dụ: CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) hoạt động trong ngành thuỷ sản, key driver chính của Vĩnh Hoàn sẽ phụ thuộc chu kỳ ngành cá tra, khi nguồn cung cá khan hiếm trên thế giới, giá cá sẽ tăng, VHC sẽ được hưởng lợi,...

  • Chiến lược hoạt động kinh doanh, thị phần của công ty

Ví dụ: Công ty bán lẻ FRT tập trung vào việc sử dụng công nghệ từ công ty mẹ hỗ trợ thúc đẩy bán hàng,...

  • Đối thủ cạnh tranh
  • Chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của công ty

Lưu ý:

  • Người chấm bài sẽ hỏi rất sâu vào các key driver ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nên ứng viên cần nghiên cứu kỹ các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp đang phân tích.
  • Có thể tham khảo thêm Curriculum 2024 CFA Level I, môn Equity, Module 5: Company Analysis: Past and Present 

III. Phân tích yếu tố ESG của doanh nghiệp

Đây là phần nội dung không cần diễn giải quá chi tiết mà có thể đề cập vắn tắt. Phân tích hoạt động doanh nghiệp qua 03 yếu tố chính của ESG:

  • Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance): Tình hình cơ cấu cổ đông (các nhóm cổ đông lớn của công ty, có quỹ nào đang nắm giữ cổ phiếu công ty không), hoạt động quản trị doanh nghiệp (Chủ tịch HĐQT và TGĐ có phải là một người không, cơ cấu BOD như thế nào, kinh nghiệm BOD, giới tính BOD, v.v.) 
  • Môi trường: Hoạt động sản xuất của công ty có tác động như nào đến môi trường?
  • Xã hội: Hoạt động sản xuất của công ty có tác động như nào đến xã hội?

IV. Phân tích ngành, tình hình vĩ mô

Đây là phần nội dung không cần diễn giải quá chi tiết mà có thể đề cập vắn tắt.

Phân tích bối cảnh ngành

  • Phân tích quy mô ngành, tốc độ tăng trưởng và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
  • Ngành đang trong chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái?
  • Xu hướng thay đổi thị phần và lợi nhuận của các công ty trong ngành như thế nào?
  • Phân tích vị thế của công ty trong ngành

Lưu ý:

  • Có thể áp dụng mô hình phân tích cạnh tranh 5 yếu tố “Porter’s Five Forces” (internal influences)
  • Có thể tham khảo thêm Curriculum 2024 CFA Level I, môn Equity, Module 6: Industry and Competitive Analysis

Phân tích tình hình vĩ mô

  • Các yếu tố vĩ mô (lãi suất, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, hiệp định quốc tế, chiến tranh thương mại, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, dịch bệnh, v.v.) có tác động đến ngành hay không?
  • Các yếu tố vĩ mô trên tác động tới ngành như thế nào?

Lưu ý:

  • Có thể phân tích các yếu tác động ngành từ bên ngoài như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp và môi trường “PESTLE analysis” (external influences)
  • Có thể tham khảo thêm Curriculum 2024 CFA Level I, môn Equity, Module 6: Industry and Competitive Analysis

V. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đây là phần tóm tắt tổng quan các thông tin chính của doanh nghiệp và thường trong 4-8 quý gần nhất (lập bảng và biểu đồ). Ứng viên cần phân tích được một số thông tin trên BCTC như:

  • Đánh giá biến động doanh thu và lợi nhuận trong quý gần nhất, biến động tăng giảm đó có thể do đâu? (Ví dụ: Doanh thu của Hoà Phát tăng trong quý 2 vừa rồi có thể do nhà nước đẩy mạnh đầu tư công, hoạt động xây dựng được phục hồi,...)
  • Đánh giá cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán (Tiền mặt, Hàng tồn kho, Khoản phải thu, Tài sản tài chính (mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tài sản khác nhau, có thể tham khảo các báo cáo của VND hoặc VCBS để xem định hướng với từng công ty) 
  • Đánh giá nợ, VCSH (nợ tăng như thế nào, doanh nghiệp chủ yếu vay ngắn hạn hay vay dài hạn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào, VCSH có biến động trọng yếu hay không,...)
  • Đánh giá dòng tiền trong những quý vừa rồi có gì biến động gì bất thường hay không, có bị âm dòng tiền không?

VI. Đưa ra mô hình định giá, dự báo doanh thu

Nhìn chung, đây là phần không khó nhưng mất thời gian để học và tìm hiểu, ứng viên có thể lên Youtube để xem hướng dẫn chung cho phần xây dựng mô hình dự báo. Ứng viên cần lưu ý một số điểm sau đối với phần này:

  • Hai điều quan trọng nhất khi xây dựng model là kỹ năng Excel và giả định mình đưa ra. Giả định sẽ phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô, chiến lược kinh doanh của công ty. Giả định thường bao gồm tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí lãi, chi phí quản lý,...
  • Model thường sẽ được bắt đầu xây dựng từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement), tiếp đến là Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) và cuối cùng là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) và các tỉ số khác.
  • Một số khoản mục trên Balance Sheet sẽ được giữ nguyên tỉ trọng (Ví dụ: Hàng tồn kho sẽ luôn ổn định ở mức 70-80% doanh thu của công ty,...)
  • Với những doanh nghiệp kinh doanh đa mảng, chúng ta sẽ cần phải dự phóng doanh thu cho từng mảng kinh doanh (Ví du: FRT kinh doanh FPT shop và Long Châu, khi tạo mô hình phải chia ra 2 giả định riêng cho 2 mảng khác nhau)
  • Khi xây mô hình dự phóng để định giá thì không nên lựa chọn các doanh nghiệp bất động sản hay ngân hàng vì đây là 2 ngành đặc trưng rất khó định giá và đưa ra được model hợp lý. Nên lựa chọn các công ty ở nhóm ngành sản xuất, dễ xác định được chu kỳ tăng trưởng doanh thu hơn.
  • Việc định giá bằng model bản chất vẫn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người lập mô hình và người lập mô hình hoàn toàn có thể chỉnh sửa giả định để ra được mức định giá mong muốn.

Lời kết

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã phần nào hiểu về các thành phần cần có trong một bản báo cáp phân tích doanh nghiệp. Chúc bạn học tập và làm việc tốt! Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo của SAPP bạn nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.