Kinh tế học bao gồm 3 lĩnh vực chính và cần có nhiều thời gian để vượt qua:
- Phân tích kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô: Đặc biệt quan trọng nếu bạn chưa quen với lĩnh
vực kinh tế học, phần này giới thiệu cho bạn các khái niệm cơ bản về cung và cầu. Khi bạn
đã nắm bắt được những khái niệm trên, bạn có thể mở rộng kiến thức của mình để chuyển
sang phần sản lượng và những chi phí phát sinh của doanh nghiệp như chi phí cố định, chi
phí biến đổi và lợi nhuận biên. Phần học cũng bao gồm các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản,
bắt đầu bằng việc phân tích tổng cầu, cung và sản lượng kết hợp với đo lường tăng trưởng
kinh tế. Chuyển sang các chu kỳ kinh doanh ở các nền kinh tế khác nhau, phần này kết
thúc với cái nhìn về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như một nền tảng để giảm
thiểu hoạt động kinh tế.
- Chính sách tiền tệ và tài chính, thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái (Session 5): Phần này giải thích dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ, vốn vật chất hữu hình và tài chính giữa các quốc gia. Nó cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc cơ bản của thị trường tiền tệ.
1. Microeconomics - Kinh tế vi mô
1.1. Market Structures (Các cấu trúc thị trường)
Perfect Competition (Thị trường cạnh tranh hoàn hảo) |
Monopolistic Competition (Thị trường cạnh tranh độc quyền) |
Oligopoly (Thị trường độc quyền nhóm) |
Monopoly (Thị trường độc quyền) |
|
Number of sellers (Số người bán) |
Many firms (Nhiều công ty) |
Many firms (Nhiều công ty) |
Few firms (Vài công ty) |
Single firms (Một công ty) |
Barriers to entry (Rào cản gia nhập) |
Very low (Rất thấp) |
Low (Thấp) |
High (Cao) |
Very high (Rất cao) |
Nature of substitute products (Đặc điểm của sản phẩm thay thế) |
Very good substitutes (Sản phẩm thay thế rất tốt) |
Good substitutes but differentiated (Sản phẩm thay thế rất tốt nhưng vẫn có sự khác biệt) |
Very good substitutes or differentiated (Sản phẩm thay thế rất tốt hoặc có sự khác biệt) |
No good substitutes (Không có sản phẩm thay thế tốt) |
Nature of competition (Đặc điểm của cạnh tranh) |
Price only (Chỉ về giá) |
Price, marketing, features (Giá, marketing, đặc điểm của hàng hóa) |
Price, marketing, features (Giá, marketing, đặc điểm của hàng hóa) |
Advertising (Quảng cáo) |
Pricing power (Sức mạnh về giá) |
None (Không có) |
Some (Không có) |
Some to signifiant (Từ ít đến đáng kể) |
Signifcant (Đáng kể) |
1.2. Supply and Demand (Cung và cầu)
-
- Law of demand (Luật cầu): Khi giá của một mặt hàng tăng, khách hàng sẽ
mua mặt hàng đó với số lượng ít hơn (với các yếu tố khác không đổi). - Price Elasticity of Demand (Độ co giãn của cầu theo giá): Sự thay đổi của
lượng cầu khi có sự thay đổi của giá. - Income Elasticity of Demand (Độ co giãn của cầu theo thu nhập): Sự thay
đổi của lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ khi thu nhập của người tiêu dùng
thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên - Cross Elasticity of Demand (Độ co giãn chéo của cầu): Đo lường phản ứng
của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng
hoá khác. - Law of supply (Luật cung): Khi giá của một mặt hàng tăng, nhà sản xuất sẽ
bán ra thị trường mặt hàng đó với số lượng nhiều hơn (với các yếu tố khác
không đổi). - Equilibrium (Điểm cân bằng thị trường): Một trạng thái kinh tế khi đường
cung và đường cầu giao nhau và nhà cung cấp sản xuất chính xác lượng hàng
hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có thể tiêu thụ. - Price floor (Giá sàn): Mức giá tối thiểu mà nhà nước qui định. Trong trường
hợp này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn. - Price ceiling (Giá trần): Mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán
phải chấp hành. Trong trường hợp này, người bán không thể bán cao hơn
giá trần.
- Law of demand (Luật cầu): Khi giá của một mặt hàng tăng, khách hàng sẽ
1.3. Các khái niệm khác
-
- Producer surplus (Thặng dư sản xuất): mức chênh lệch giữa số tiền mà người
sản xuất thực sự nhận được từ việc cung ứng một lượng hàng hóa hay dịch vụ
nhất định và số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận. - Consumer surplus (Thặng dư tiêu dùng): mức chênh lệch giữa phúc lợi mà
người tiêu dùng thu được nếu mua một hàng hóa với giá nhất định và phần
chi phí mà anh ta phải chịu. - Fixed cost (chi phí cố định) là các chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô
sản xuất hoặc doanh thu. Average fixed cost (chi phí cố định bình quân) là chi
phí cố định của một đơn vị sản lượng - Variable cost (chi phí biến đổi) là các khoản chi phí mà phụ thuộc vào quy mô
sản xuất hoặc doanh thu. Average variable cost (chi phí biến đổi bình quân) là
chi phí biến đổi của một đơn vị sản lượng. - Total cost (tổng chi phí) là tổng các khoản chi phí cố định và biến đổi ngắn hạn
phát sinh khi doanh nghiệp sản xuất một mức sản lượng nhất định. Average
total cost (chi phí bình quân) là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó
bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất. Total revenue (tổng doanh
thu) là tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán sản lượng hàng hóa
và/hoặc dịch vụ mà họ đã sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. - Marginal cost (chi phí cận biên) là mức tăng chi phí khi sản lượng tăng thêm
một đơn vị sản lượng. Marginal revenue (doanh thu cận biên) là phần doanh
thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị sản phẩm.
- Producer surplus (Thặng dư sản xuất): mức chênh lệch giữa số tiền mà người
2. Macroeconomics - Kinh tế vĩ mô
2.1. GDP, GNP và CPI
-
- GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) là một chỉ tiêu đo
lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định
(thường là một năm). - GNP (Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc dân): một chỉ tiêu đo lường
tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời kì nhất định
(thường là một năm). Như vậy, khác với GDP, chỉ số GNP là toàn bộ giá trị được
công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm, bao gồm
cả giá trị được tạo ra ở trong và ngoài vùng lãnh thổ quốc gia đó. - CPI (Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng): Chỉ số giá tiêu dùng đo lường
mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển
hình mua.
- GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) là một chỉ tiêu đo
- Các cách tính GDP:
(1) Tính theo chi tiêu:
GDP = Y = C (chi tiêu tiêu dùng) + I (chi tiêu đầu tư) + G (chi tiêu chính phủ) + NX
(Xuất khẩu ròng: Xuất hẩu – nhập khẩu).
(2) Tính theo thu nhập:
GDP = Tổng thu nhập = Lương + Lãi + Tiền thuế + Lợi nhuận + Thuế gián
thu + khấu hao.
(3) Tính theo giá trị gia tăng:
GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu = Giá trị sản xuất – chi phí trung
gian + thuế nhập khẩu.
2.2. Ination and Unemployment
-
- Ination (Lạm phát) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian. - Lạm phát được chia làm 3 loại: lạm phát vừa phải (tỷ lệ lạm phát dưới 10%),
lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát từ 2 đến 3 chữ số) và siêu lạm phát (tỷ lệ lạm
phát có 4 chữ số). - Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: do cầu kéo (nhu cầu của thị trường về một mặt
hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó dẫn đến
sự tăng giá của các mặt hàng hàng khác), do chi phí đẩy (xảy ra khi một số loại
chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế), lạm phát ì (tức là giá cả
chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian). - Unemployment (Thất nghiệp) là tình trạng những người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm. - Thất nghiệp thường được chia thành hai nhóm: thất nghiệp tự nhiên (mức
thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu) và thất nghiệp chu kì (những
dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức tự nhiên).
- Ination (Lạm phát) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
2.3. Exchange rate (Tỷ giá hối đoái)
-
- Exchange rate (Tỷ giá hối đoái): Là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện
thông qua một đồng tiền khác - Nominal exchange rate (tỷ giá hối đoái danh nghĩa): Tỷ giá hối đoái được xác
định không xét đến tương quan lạm phát giữa hai nước. - Real exchange rate (tỷ giá hối đoái thực): Tỷ giá hối đoái được xác định có tính
đến tương quan lạm phát giữa hai nước. - Forward exchange rate (Tỷ giá kỳ hạn): Tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao
nhận ngoại tệ được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định tính từ thời
điểm giao dịch.
- Exchange rate (Tỷ giá hối đoái): Là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện
2.4. Monetary policy and Fiscal policy (Chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa)
-
- Fiscal policy (Chính sách tài khóa): công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm
tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu
và/hoặc thuế của chính phủ. - Monetary policy (Chính sách tiền tệ): chính sách mà Ngân hàng trung ương
sử dụng với các công cụ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chính sách tỉ giá hối đoái,
nghiệp vụ thị trường mở...), từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển.
- Fiscal policy (Chính sách tài khóa): công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm
3. Ôn thi Economics
Tài liệu chính thống
-
- Đối với tài liệu học tập chính thống, bạn nên gắn bó và kết hơp các bộ sách
giáo trình CFA Program Curriculum Ebook Information, Kaplan Schweser
Notes, Wiley Elan... - Nó phụ thuộc vào nền tảng của bạn. Nếu bạn không bắt nguồn từ chuyên
ngành Kinh tế, bạn nên học từ của viện CFA Institute phát hành. Nó dài và
nhiều chữ, nhưng các khái niệm được giải thích rất kỹ càng.
- Đối với tài liệu học tập chính thống, bạn nên gắn bó và kết hơp các bộ sách
Tài liệu bổ sung
-
- Cuốn sách tham khảo tốt nhất để hiểu kinh tế học là Principle of Economics
của Gregory Mankiw. Nó cung cấp kiến thức hiểu biết rộng hơn về các khái
niệm kinh tế. - Video cũng là một công cụ tuyệt vời để hiểu các khái niệm Kinh tế học. Bạn có
thể tham khảo những Video của Wiley (bạn có thể sử dụng bản dùng thử
trước khi đăng ký mua gói học của nó). Có hơn 110 giờ phát video bài giảng
của các giảng viên xuất sắc tại Wiley, được chia thành các bài học cỡ nhỏ.
Những video chất lượng cao này được kết hợp với một loạt các câu hỏi khó
cho phép bạn học tập đúng cách và vượt qua lần thi thử đầu tiên.
- Cuốn sách tham khảo tốt nhất để hiểu kinh tế học là Principle of Economics
4. Checklist ôn thi Economics
-
- Điều chỉnh kỳ vọng của bạn (về thời gian chuẩn bị): Kinh tế học đúng là có
quá nhiều tài liệu và câu hỏi. Thật khó để biết phải tập trung vào điều gì. Tài
liệu học dài là vì một lý do: Kinh tế học không phải là một loạt các tiêu
chuẩn hoặc công thức mà bạn có thể ghi nhớ. Có một số lượng lớn những
điều cần được giải thích và được hiểu. Khi bạn hiểu những khái niệm, bạn sẽ
thấy nhiều chủ đề được trình bày trong những bối cảnh khác nhau. Những câu
hỏi đó rất đơn giản để bạn tiếp cận. - Hãy cố gắng hiểu logic: Kinh tế học cung cấp những câu trả lời mang tính
hệ thống đối với hành vi xã hội. Chính vì thế, cách để bắt đầu là tạo hứng thú
với những hành vi xã hội này. Hãy bắt đầu đọc lướt qua và đặt câu hỏi: Tại sao
sữa ở Canada đắt hơn ở Mỹ? Do cung và cầu. Tại sao mọi người mua vé máy
bay với giá thông thường trong khi có các lựa chọn trực tuyến rẻ hơn? Phân
biệt giá cả và khái niệm khan hiếm (trong trường hợp này là khan hiếm thời
gian). Đừng bỏ qua những khái niệm này. Chậm nhưng chắc, bạn sẽ tìm thấy
sự logic và rõ ràng trong mớ hỗn độn. - Học bằng đồ thị: Một bức tranh nói lên hàng ngàn từ. Điều này thật sự áp
dụng cho đồ thị trong lý thuyết kinh tế. Đồ thị thường không có trong kỳ thi,
nhưng trực giác đằng sau chúng là: Tiếp cận các biểu đồ như một cách kể
chuyện bằng hình ảnh. Bạn có thể làm như vậy bằng lời nói. Tuy nhiên, khi
bạn làm điều đó, hãy chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được vấn đề (theo trực
giác) đằng sau biểu đồ. Các biểu đồ bắt đầu có ý nghĩa trực quan khi bạn dành
đủ thời gian với chúng. Hãy thực hành vẽ chúng, mọi thứ sẽ trở nên có ý
nghĩa sau một vài ngày. - Xem video: Video thậm chí còn tốt hơn khi giải thích một khái niệm. Ví dụ, khi
bạn nhìn vào văn bản, tất cả những gì bạn thấy là sản phẩm cuối cùng của một
mô hình có nhiều biểu đồ và mô tả dài dòng. Nhưng sức mạnh của video phát
ra khi bạn có một giảng viên giỏi hướng dẫn bạn từng bước toàn bộ mô
hình/đồ thị, giải thích lý do tại sao. Sau khi xem video, bạn có thể tự giải
thích toàn bộ khung từ đầu - Kiểm tra sự hiểu biết của bạn với các câu hỏi thực hành: Đây là cách bạn có
thể thực hành áp dụng các khái niệm trong các tình huống khác nhau. Bước
này là chìa khóa để hoàn thành quá trình học tập của bạn và phải được thực
hiện vào cuối mỗi buổi học
- Điều chỉnh kỳ vọng của bạn (về thời gian chuẩn bị): Kinh tế học đúng là có
5. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Economics
Môn này sẽ nhắc lại những kiến thức về Kinh tế Vi mô và Vĩ mô bạn học trong
trường Đại học.
Kinh tế học vi mô tập trung vào:
-
- Độ co giãn (elasticity);
- Thiếu hụt – thặng dư (shortage – surplus)
- Kinh tế cấp độ doanh nghiệp (firm level economics)
- Đường chi phí (cost curves)
- Tác động của chính phủ (impact of government)
- Cấu trúc thị trường (market structures)
-
- Chu kỳ kinh doanh (business cycle)
- Tổng cung – cầu (aggregate supply – demand)
- Hệ thống ngân hàng (banking systems)
- Chính sách tiền tệ (monetary policy)
- Chính sách tài khóa (fiscal policy)
Trọng số của phần Economics trong đề thi CFA level 1 chiếm khoảng 10% (trọng số
ít hơn các môn học CFA khác như: Ethical & Professional Standards, Quantitative
Methods và Financial Reporting and Analysis). Tuy nhiên, Economics chính là nền
móng để đi sâu hơn vào các môn mang tính chất chuyên ngành và thuần tính toán
nhiều hơn trong chương trình.