Môn học này tập trung vào phân tích, định giá và các đặc điểm của chứng khoán vốn. Kiến thức
về Giá trị Thời gian của Tiền sẽ chứng minh được lợi ích khi bạn có thể nhanh chóng chuyển từ
sự hiểu biết về chứng khoán vốn sang xác định giá trị nội tại của chứng khoán đó
1. Classifications of assets and markets – Phân loại thị trường và tài sản
-
- Financial Assets (Tài sản tài chính) bao gồm chứng khoán (cổ phiếu và trái
phiếu)… - Real Assets (Tài sản thực) bao gồm bất động sản, thiết bị, hàng hóa…
- Securities (Chứng khoán) có thể được phân loại là Debt Securities (Chứng
khoán nợ) hoặc Equity Securities (Chứng khoán vốn chủ sở hữu). Chứng khoán
nợ đi kèm với nghĩa vụ trả nợ của người phát hành. Chứng khoán vốn thể hiện
quyền sở hữu của người giữ chúng với doanh nghiệp phát hành. - Public (Publicly Traded) Securities (Chứng khoán công ty đại chúng phát
hành) được giao dịch trên các sàn giao dịch hoặc thông qua các đại lý chứng
khoán và phải chịu những quy định cụ thể. Private Securities (Chứng khoán
của công ty tư nhân) thường không có tính thanh khoản cao và không chịu sự
ràng buộc của các quy định. - Derivative contracts (Hợp đồng phái sinh) có các giá trị phụ thuộc các giá trị
khác tài sản. Financial derivative contracts (Hợp đồng phái sinh tài sản tài
chính) phụ thuộc vào giá của các công cụ và hợp đồng tài chính khác. Physical
derivative contracts (Hợp đồng phái sinh tài sản thực) có giá phụ thuộc giá trị
các tài sản như vàng, dầu và lúa mì. - Primary market (Thị trường sơ cấp) là thị trường để mua bán chứng khoán
mới phát hành, chủ thể tham gia thị trường sơ cấp gồm có người phát hành và
các nhà đầu tư. Secondary market (Thị trường thứ cấp) là nơi giao dịch giữa
các nhà đầu tư, hàng hóa được mua bán trên thị trường này là những công cụ
tài chính cũ. - Money market (Thị trường tiền tệ) là thị trường dành cho những công cụ tài
chính có kỳ hạn từ một năm trở xuống. Capital market (Thị trường vốn) là thị
trường có hàng hóa là những công cụ tài chính có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. - Traditional investment markets (Thị trường công cụ đầu tư truyền thống)
gồm những chứng khoán nợ và vốn chủ sở hữu. Alternative markets (Thị
trường công cụ đầu tư thay thế) liên quan đến: quỹ phòng hộ, hàng hóa, bất
động sản, sưu tầm, đá quý, trang thiết bị.
- Financial Assets (Tài sản tài chính) bao gồm chứng khoán (cổ phiếu và trái
2. Equity securitites – chứng khoán vốn chủ sở hữu
-
- Common shares (cổ phiếu thường): chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ
đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi
thông thường trong công ty - Preference shares (cổ phiếu ưu đãi): chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong
một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng
một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông thường. Người nắm giữ cổ phiếu
ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty - Cumulative preference shares (cổ phiếu ưu đãi tích lũy): loại cổ phiếu ưu đãi
có tính chất đảm bảo thanh toán cổ thức, nếu trong một năm hay một số năm
nào đó do tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn công ty không thanh
toán được hoặc chỉ thanh toán được một phần thì số cổ tức chưa thanh toán
đó được tích lũy hay cộng dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước khi công
bố trả cổ tức cho cổ đông thường. - Non-cumulative preference shares (cổ phiếu ưu đãi không tích lũy): loại cổ
phiếu mà khi công ty gặp khó khăn không trả được cổ tức trong năm thì cổ
đông ưu đãi cũng mất quyền nhận số cổ tức trong năm đó. - Participating preference shares (cổ phiếu ưu đãi tham dự): loại cổ phiếu ưu
đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tức ưu đãi theo qui định
còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo qui định khi công ty kinh
doanh có lợi nhuận cao. - Non-participating preference shares (cổ phiếu ưu đãi không tham dự): loại cổ
phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định,
ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào.
- Common shares (cổ phiếu thường): chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ
3. Industry analysis – phân tích ngành
Khi phân tích ngành cần:
-
- Đánh giá mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và xu hướng của ngành.
- Ước tính các biến số của ngành bằng cách sử dụng các phương pháp trong
các trường hợp khác nhau - So sánh với các dự báo khác về các biến số của ngành
- Xác định giá trị tương đối của ngành.
- So sánh giá trị của ngành theo thời gian.
- Phân tích triển vọng ngành dựa trên các nhóm chiến lược
- Phân loại các ngành theo giai đoạn vòng đời.
- Định vị ngành công trên đường cong kinh nghiệm.
- Xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến ngành.
- Xem xét yếu tố gây ra cạnh tranh trong ngành.
4. Company analysis – phân tích công ty
Khi phân tích công ty cần đánh giá
-
- Tổng quan về công ty
- Đặc điểm ngành
- Nhu cầu của sản phẩm
- Giá thành sản phẩm
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả
- Chỉ số tài chính, so sánh với các công ty cùng ngành và trong quá khứ
- Báo cáo tài chính dự kiến và định giá của công ty
5. Methods of valuation – Các phương pháp định giá
-
- Discounted cash ow models (mô hình chiết khấu dòng tiền): giá trị cổ phiếu
được ước tính bằng giá trị hiện tại của cổ tức được chia cho các cổ đông, hoặc
là giá trị hiện tại của cổ tức chia cho các cổ đông sau khi công ty đáp ứng chi
phí tài sản cố định và chi phí vốn lưu động. - Multiplier models (mô hình số nhân): mô hình này gồm 2 loại. Loại đầu tiên sử
dụng thương số của giá với các yếu tố cơ bản (lợi nhuận, doanh thu, giá trị sổ
sách…) để tính xem liệu cổ phiếu có đang được thị trường định giá theo đúng
giá trị thực của nó hay không. Loại còn lại là dựa trên tỷ lệ giữa giá trị của
doanh nghiệp (enterprise value) với lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(EBITDA), hoặc doanh thu. - Asset-based models (mô hình định giá dựa trên tài sản): giá trị nội tại của cổ
phiếu thường được định giá dựa trên tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ và cổ
phiếu ưu đãi. Nhà phân tích thường điều chỉnh giá trị sổ sách tài sản và nợ của
công ty tới giá trị hợp lý trên thị trường khi sử dụng mô hình này
- Discounted cash ow models (mô hình chiết khấu dòng tiền): giá trị cổ phiếu
6. Ôn thi Equity Investment
Tài liệu ôn thi
Tài liệu ôn thi môn Equity Investment là 3 bộ sách giáo trình: CFA Program Curriculum
Ebook Information, Kaplan Schweser Notes, Wiley Elan, đặc biệt bạn nên tham khảo
cuốn giáo trình Schweser Notes CFA Level 2 Book 3.
7. Checklist ôn thi Equity Investment hiệu quả
-
- Cố gắng đạt 90% +: Không có chương nào trong môn Equity Investment là khó
khăn. Chúng rất đơn giản và khá nhiều khái niệm lặp lại. Vì vậy, hãy cố gắng vượt
qua phần này bằng cách nhắm tới tỷ lệ 90% + trong các câu hỏi thực hành và các
bài mock exam. Điều này cũng sẽ giúp bạn rất nhiều cho việc học và thi Level 2 và
Level 3. - Hãy kiên nhẫn: Các tài liệu không gây khó khăn nhưng những cuốn sách có vẻ rất
dài. Bạn có lẽ nên chọn một thời điểm cụ thể trong ngày để giải quyết môn học này
triệt để - Sử dụng kiến thức môn Corporate Finance để ôn tập môn Equity Investment:
Các khái niệm môn Corporate Finance được lặp lại ở môn Equity Investment, với
một góc độ hơi khác nhau. Hãy ghi nhớ điều này để thành thạo cả hai môn học
- Cố gắng đạt 90% +: Không có chương nào trong môn Equity Investment là khó
8. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Equity Investment
Ở Level 1, bạn sẽ học các khái niệm chung về các sàn giao dịch, các chỉ số Index,
giao dịch ký quỹ, thuyết thị trường hiệu quả. Thêm vào đó là các phương pháp
định giá sử dụng những mô hình cơ bản, phân tích ngành hay xác định Required
rate of return (RoR). Kiến thức môn này ở Level 1 không có gì lắt léo, hầu hết các
câu hỏi có thể liên quan đến việc định giá và phân tích ngành và bạn có thể hoàn
thành trong 5-6 ngày.