Tài liệu Pre CFA level 1

[Ethical and Professional Standards]

Đây là môn học rất quan trọng, giúp bạn tìm hiểu về việc phát huy phẩm chất, năng lực của
nhà đầu tư trong thực tiễn hàng ngày. Môn Ethical & Professional Standards sẽ là nền móng
cần thiết cho các bạn trong quá trình chinh phục những môn nâng cao hơn trong chương
trình CFA, đồng thời là nền tảng giúp bạn thành công trên con đường nghề nghiệp ngành
Tài chính

1. Tiêu chuẩn I: Professionalism (Chuyên nghiệp)

1.1. Standard I(A) - Knowledge of the Law (Có kiến thức về luật pháp)

    • Các Thành viên và Ứng viên phải hiểu và tuân thủ tất cả các luật, quy tắc và quy
      định (bao gồm Bộ quy tắc đạo đức và Chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp của CFA
      Institute) của chính phủ, cơ quan quản lý, cơ quan cấp phép, hoặc hiệp hội nghề
      nghiệp quản lý hoạt động chuyên môn của các Thành viên và Ứng viên.
    • Trong trường hợp có sự mâu thuẫn, các Thành viên và Ứng viên phải tuân thủ các
      luật, nguyên tắc hoặc quy định nghiêm minh hơn. Các Thành viên và Ứng viên
      không được cố ý tham gia hoặc hỗ trợ và không được liên quan đến bất kỳ hành vi
      vi phạm các luật, quy tắc hoặc quy định đó.

1.2. Standard I(B) - Independence and Objectivity (Độc lập và Khách quan)

Các Thành viên và Ứng viên phải có sự quan tâm và xét đoán hợp lý để đạt được và
duy trì tính độc lập, khách quan trong hoạt động chuyên môn của mình. Các
Thành viên và Ứng viên không được đề nghị, mời chào hoặc chấp nhận quà tặng,
trợ cấp, thù lao hoặc tiền công có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan
của chính các Thành viên và Ứng viên hoặc người khác.

1.3. Standard I(C) – Misrepresentation (Làm sai lệch thông tin)

Các Thành viên và Ứng viên không được cố ý làm sai lệch thông tin liên quan đến
các phân tích đầu tư, kiến nghị, hoạt động, hoặc các hoạt động chuyên môn khác.

1.4. Standard I(D) – Misconduct (Hành vi sai trái)

Các Thành viên và Ứng viên không được tham gia vào các hoạt động chuyên môn
có dấu hiệu thiếu trung thực, gian lận, hoặc lừa đảo hoặc có hành vi ảnh hưởng
tiêu cực đến uy tín nghề nghiệp, tính liêm chính hoặc năng lực của bản thân.

2. Tiêu chuẩn II: Integrity of Capital Markets (Sự liêm chính của thị trường vốn)

2.1. Standard II(A) - Material Nonpublic Information (Thông tin quan trọng
chưa công bố)

Các Thành viên và Ứng viên sở hữu các thông tin quan trọng chưa công bố có thể
ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đầu tư không được hành động dựa trên hoặc
khiến người khác hành động dựa trên các thông tin đó.

2.2. Standard II(B) - Market Manipulation (Thao túng thị trường)

Các Thành viên và Ứng viên không được tham gia vào các hành vi làm sai lệch giá
hoặc thổi phồng khối lượng giao dịch một cách giả tạo nhằm đánh lừa người tham
gia thị trường.

3. Tiêu chuẩn III: Duties to Clients (Trách nhiệm đối với khách hàng)

3.1. Standard III(A) - Loyalty, Prudence, and Care (Trung thành, Thận trọng và
Quan tâm)

Các Thành viên và Ứng viên có bổn phận trung thành với khách hàng và phải hành
động với sự quan tâm hợp lý và xét đoán thận trọng. Các Thành viên và Ứng viên
phải hành động vì lợi ích của khách hàng và đặt lợi ích khách hàng trên lợi ích của
công ty và lợi ích riêng của các Thành viên và Ứng viên.

3.2. Standard III(B) - Fair Dealing (Đối xử công bằng)

Các Thành viên và Ứng viên phải đối xử công bằng và khách quan với mọi khách
hàng khi cung cấp phân tích đầu tư, đề xuất kiến nghị đầu tư, thực hiện đầu tư,
hoặc tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác.

3.3. Standard III(C) – Suitability (Phù hợp)

  • Khi tham gia vào mối quan hệ tư vấn với khách hàng, các Thành viên và Ứng viên
    có trách nhiệm:
    • Tiến hành điều tra hợp lý kinh nghiệm đầu tư, mục tiêu rủi ro và lợi nhuận, và
      khó khăn tài chính của khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng trước khi đưa ra
      các khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư và phải đánh giá lại và cập nhật
      các thông tin này một cách thường xuyên.
    • Xác định xem tài sản đầu tư có phù hợp với tình hình tài chính của khách
      hàng và theo đúng các mục tiêu, ủy nhiệm đầu tư và hạn chế đã xác định của
      khách hàng hay không khi đưa ra khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư
    • Đánh giá sự phù hợp của các tài sản đầu tư trên phương diện tổng danh mục
      đầu tư của khách hàng.
  • Khi chịu trách nhiệm quản lý một danh mục đầu tư theo ủy nhiệm đầu tư, chiến
    lược hoặc phong cách cụ thể, các Thành viên và Ứng viên chỉ được đưa ra các
    khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư phù hợp với các mục tiêu
    và hạn chế đã được xác định của danh mục đầu tư.

3.4. Standard III(D) - Performance Presentation (Trình bày về hiệu quả đầu tư)

Khi công bố các thông tin về hiệu quả đầu tư, các Thành viên và Ứng viên phải nỗ
lực hợp lý để đảm bảo rằng các thông tin này công bằng, chính xác và đầy đủ.

3.5. Standard III(E) - Preservation of Conždentiality (Bảo mật thông tin)

Các Thành viên và Ứng viên phải bảo mật thông tin về các khách hàng hiện tại,
khách hàng cũ và các khách hàng tiềm năng, trừ khi:

    • Các thông tin này liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của khách hàng
      hoặc khách hàng tiềm năng.
    • Pháp luật yêu cầu các Thành viên và Ứng viên công bố các thông tin này
    • Khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng cho phép công bố các thông tin này

4. Tiêu chuẩn IV: Duties to Employers (Trách nhiệm đối với công ty chủ quản)

4.1. Standard IV(A) – Loyalty (Trung thành)

Trong các vấn đề liên quan đến công việc của mình tại công ty chủ quản, các
Thành viên và Ứng viên phải hành động vì lợi ích của công ty chủ quản và không
được làm ảnh hưởng đến việc công ty chủ quản sử dụng lợi thế về kỹ năng và
năng lực của các Thành viên và Ứng viên, tiết lộ thông tin mật, hoặc gây ra thiệt hại
khác cho công ty chủ quản. 

4.2. Standard IV(B) - Additional Compensation Arrangements (Các thỏa
thuận thù lao khác)

Các Thành viên và Ứng viên không được nhận quà tặng, trợ cấp, thù lao, hoặc
tiền công làm ảnh hưởng đến hoặc có thể tạo ra xung đột lợi ích với công ty chủ
quản, trừ khi có văn bản đồng ý của tất cả các bên liên quan. 

4.3. Standard IV(C) - Responsibilities of Supervisors (Trách nhiệm của các
Thành viên giám sát)

Các Thành viên và Ứng viên phải nỗ lực hợp lý để đảm bảo rằng bất kỳ đối tượng
nào chịu sự giám sát hoặc thuộc thẩm quyền quản lý của các Thành viên và Ứng
viên phải tuân thủ các luật, quy tắc, quy định và Bộ quy tắc và Chuẩn mực này

5. Tiêu chuẩn V: Investment Analysis, Recommendations, and Actions (Phân tích,
khuyến nghị và hoạt động đầu tư)

5.1. Standard V(A) - Diligence and Reasonable Basis (Cơ sở Thận trọng và
Hợp lý)

Các Thành viên và Ứng viên có trách nhiệm: 

    • Thận trọng, độc lập, và tận tâm trong hoạt động phân tích đầu tư, đề xuất kiến
      nghị đầu tư và tiến hành hoạt động đầu tư.
    • Có cơ sở hợp lý và đầy đủ cho hoạt động phân tích, kiến nghị đầu tư hoặc thực
      hiện đầu tư dựa vào các kết quả nghiên cứu và điều tra phù hợp.

5.2. Standard V(B) - Communication with Clients and Prospective Clients
(Giao tiếp với Khách hàng và Khách hàng tiềm năng)

Các Thành viên và Ứng viên có trách nhiệm:

    • Công bố cho khách hàng và khách hàng tiềm năng hình thức cơ bản và các
      nguyên tắc chung của quy trình đầu tư mà các Thành viên và Ứng viên sử dụng
      để phân tích đầu tư, lựa chọn chứng khoán và xây dựng danh mục đầu tư và phải
      kịp thời công bố các thay đổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quy trình
      này.
    • Công bố cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các hạn chế và rủi ro
      quan trọng liên quan đến quy trình đầu tư.
    • Sử dụng óc phán đoán hợp lý khi xác định các yếu tố đóng vai trò quan trọng
      trong quá trình phân tích đầu tư, đưa ra khuyến nghị hoặc thực hiện đầu tư và
      thông báo cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các yếu tố này.
    •  Phân biệt rõ giữa thông tin thực tế và nhận định khi trình bày kết quả phân tích
      và kiến nghị đầu tư.

5.3. Standard V(C) - Record Retention (Lưu hồ sơ)

Các Thành viên và Ứng viên có trách nhiệm thiết lập và duy trì hồ sơ thích hợp để
hỗ trợ hoạt động phân tích đầu tư, khuyến nghị và thực hiện đầu tư và các tài liệu
liên quan đến đầu tư khác và các thông tin liên quan đến đầu tư khác cung cấp
cho khách hàng và khách hàng tiềm năng.

6. Tiêu chuẩn VI: Conicts of Interest (Xung đột lợi ích)

6.1. Standard VI(A) - Disclosure of Conicts (Công bố Xung đột)

Các Thành viên và Ứng viên phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và hợp lý về
tất cả các vấn đề có thể làm giảm mức độ độc lập và khách quan của các Thành
viên hoặc Ứng viên hoặc cản trở các Thành viên và Ứng viên thực hiện trách
nhiệm với khách hàng, khách hàng tiềm năng và công ty chủ quản. Các Thành
viên và ứng viên phải đảm bảo rằng các thông tin công bố là dễ tiếp cận, được
trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản và truyền đạt các thông tin liên quan một cách
hiệu quả.

6.2. Standard VI(B) - Priority of Transactions (Thứ tự ưu tiên của các giao
dịch)

Giao dịch đầu tư của khách hàng và công ty chủ quản sẽ được ưu tiên hơn so với
các giao dịch đầu tư trong đó Thành viên hoặc Ứng viên là chủ sở hữu hưởng lợi.

6.3. Standard VI(C) - Referral Fees (Phí giới thiệu)

Các Thành viên và Ứng viên phải công bố cho công ty chủ quản, khách hàng và
khách hàng tiềm năng, khi thích hợp, về bất kỳ khoản thù lao, tiền công hoặc lợi
ích nào nhận được từ hoặc thanh toán cho các đối tượng giới thiệu sản phẩm
hoặc dịch vụ.

7. Tiêu chuẩn VII: Responsibilities as a CFA Institute Member or CFA Candidate
(Trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA Institute hoặc ứng viên CFA)

7.1. Standard VII(A) - Conduct as Participants in CFA Institute Programs (Ứng
xử với tư cách là những Người tham gia các Chương trình của CFA Institute).

Các Thành viên và Ứng viên không được tham gia vào các hành vi có thể gây ảnh
hưởng đến uy tín hoặc sự liêm chính của CFA Institute hoặc chứng chỉ CFA hoặc
sự liêm chính, hợp lệ hoặc đảm bảo cho các chương trình của CFA Institute

7.2. Standard VII(B) - Reference to CFA Institute, the CFA Designation, and
the CFA Program (Dẫn chiếu đến CFA Institute, Chứng chỉ CFA và Chương
trình CFA).

Khi dẫn chiếu đến CFA Institute, Thành viên CFA Institute hoặc vị trí ứng viên
Chương trình CFA, các Thành viên và Ứng viên không được đưa ra tuyên bố sai
hoặc phóng đại ý nghĩa hoặc hàm nghĩa của tư cách thành viên CFA Institute, có
chứng chỉ CFA hoặc vị trí ứng viên Chương trình CFA.

8. Ôn thi Ethical & Professional Standards

Tài liệu ôn thi

    • Tài liệu CFA gồm 2 bộ sách là “gối đầu giường” của các sỹ tử và thường được sử
      dụng kết hợp để ôn thi hiệu quả, đó là: bộ Curriculum và bộ Kaplan Scheweser
      Notes.
    • Tài liệu đáng tin cậy nhất là CFA Program Curriculum Ebook Information, cung
      cấp bởi viện CFA. Bộ sách gồm 6 quyển, khoảng 4000 trang. Đây là bộ sách cơ sở
      phân tích chi tiết tất cả phạm vi kiến thức các môn học CFA. Sau mỗi phần học
      đều có bài tập và đáp án để giúp các học viên có thể tự ôn luyện cũng như tự kiểm
      tra kiến thức của mình.
    • Một nguồn nữa rất hữu ích là Kaplan Schweser Notes. Bộ sách gồm 5 quyển là bộ
      tóm tắt lại dựa trên quyển Curriculum. Bộ sách này súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu,
      giúp người học tiết kiệm được thời gian và nắm bắt được nội dung nhanh gọn,
      hiệu quả cao

9. Checklist ôn thi Ethical & Professional Standards hiệu quả

Ethical & Professional Standards là môn học căn bản nhưng vì khối lượng kiến
thức khá lớn cùng với việc đây là môn học nhập môn nên không khỏi khiến các
bạn bỡ ngỡ. Để có một lộ trình ôn thi có hiệu quả bạn nên tham khảo những lời
khuyên dưới đây:

    • Hãy đọc phần Đạo đức nhiều lần: Các câu hỏi đạo đức thường mơ hồ, và bạn
      sẽ phải mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều để có thể hiểu hết. Khi bạn học tốt
      Level 1, bạn sẽ thuận lợi hơn khi học Level 2 và 3. Rất nhiều tài liệu đạo đức
      tương đương nhau giữa các cấp độ.
    • Hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức CFA: 7 chuẩn mực ứng xử bao gồm: Chuyên
      nghiệp; Sự liêm chính của thị trường vốn; Trách nhiệm đối với khách hàng;
      Trách nhiệm đối với công ty chủ quản; Phân tích, khuyến nghị và các hoạt
      động đầu tư; Xung đột lợi ích; Trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA
      Institute hoặc ứng viên CFA. Bạn sẽ phải hiểu rõ các tiêu chuẩn đại diện cho
      điều gì và phải phân biệt được chúng.
    • Phân biệt Quy tắc đạo đức CFA với các chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp:
      Ngoài các chuẩn mực ứng xử, CFA còn có Quy tắc đạo đức sau: Hành động
      theo chuẩn mực liêm chính, năng lực, thận trọng, tôn trọng; Đặt lợi ích của
      khách hàng lên đầu tiên; Sử dụng mức quan tâm hợp lý và xét đoán chuyên
      môn độc lập; Hành nghề và khuyến khích người khác hành nghề cách chuyên
      nghiệp và có đạo đức; Thúc đẩy tính toàn vẹn của thị trường vốn; Duy trì và
      nâng cao năng lực chuyên môn. Chắc chắn bạn sẽ bắt đầu thấy bối rối - đâu là
      chuẩn mực và đâu là quy tắc? Hãy nhớ rằng: Các Chuẩn mực cho bạn biết phải
      làm gì và Quy tắc cho bạn biết cách thực hiện.
    • Đừng ghi nhớ cách mù quáng: Đạo đức Level 1 của CFA đòi hỏi phải ghi nhớ
      nhiều hơn một chút vì có một số tình huống cụ thể trong ngành (ví dụ: Chuẩn
      mực và Quy tắc) rất khó để khái quát. Vì vậy, bạn nên chỉ ra logic hoạt động
      như thế nào, chẳng hạn những gì được phép và không được phép thay vì ghi
      nhớ một loạt các quy tắc.
    • Đọc các ví dụ để phát triển “trực giác đạo đức” của bạn: Cách tốt nhất để
      làm điều này là trải nghiệm qua tất cả các ví dụ. Mỗi ví dụ là một tình huống
      của một chuẩn mực cơ bản. Đó là cách tốt nhất để tìm hiểu cách nhận biết liệu
      một hành động có tuân thủ hay không theo một chuẩn mực nhất định. Ngoài
      ra, hãy thực hành tất cả các câu hỏi đạo đức bạn có thể tìm thấy, sau đó đọc
      câu trả lời có giải thích cho cả câu trả lời đúng và sai. Bạn sẽ đi từng bước tuy
      chậm nhưng chắc chắn sẽ phát triển được “trực giác đạo đức” trong quá trình
      học.
    • Hãy suy luận như một luật sư: Sử dụng kỹ thuật của luật sư, IRAC – Issue (vấn
      đề), Rule (quy tắc), Application (ứng dụng), Conclusion (kết luận). Đó là một
      công cụ tuyệt vời để giải quyết các câu hỏi đạo đức.