[BT/F1] Business and Technology (Kinh doanh và Công nghệ)

[BT/F1: Tóm tắt kiến thức] Lesson 2: Môi trường kinh doanh (Business environment)

Môi trường là mọi thứ bao quanh một tổ chức, về mặt vật chất lẫn xã hội. Không một tổ chức nào có thể đạt được mục tiêu của mình nếu không xem xét đến các đặc điểm của môi trường mà tổ chức đó hoạt động. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố tác động nên một môi trường kinh doanh sau:

Trong đó, 4 yếu tố đầu tiên được nghiên cứu quan mô hình PEST. Riêng yếu tố cạnh tranh (Competitive factors) còn lại, chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua phân tích SWOT, mô hình chuỗi giá trị của Porter (Porter's value chain) và mô hình năm tác động cạnh tranh của Porter.

I. Các yếu tố chính trị - luật pháp (The political and legal environment)

1. Các cơ quan ban hành luật

Các cơ quan chính phủ ban hành luật và quy định áp dụng cho các tổ chức được phân chia thành các cấp như sau:

2. Ảnh hưởng của chính phủ lên các tổ chức

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ luật và các quy định được ban hành bởi chính phủ, sau đây chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của một số luật và quy định lên hoạt động của tổ chức:

a. Luật bảo vệ người lao động (Employment Protection)

Luật bảo vệ người lao động chủ yếu đảm bảo quyền lợi về việc làm cho người lao động. Một số hình thức chấm dứt hợp đồng lao động được thể hiện dưới đây:

Hình thức 

Nội dung

Nghỉ hưu (Retirement)

Có thể là bắt buộc khi đến tuổi, hoặc tự nguyện nghỉ hưu sớm do:

  • Cơ hội thăng tiến được tạo ra cho những người lao động trẻ tuổi
  • Nghỉ hưu sớm là một giải pháp thay thế khi dư thừa
  • Chi phí cung cấp lương hưu tăng theo độ tuổi

Từ chức (Resignation)

Vì nhiều lý do như tiền lương, khối lượng công việc... người lao động có thể tự xin thôi việc để tìm một công việc khác phù hợp hơn.

Sa thải (Dismissal)

Có 2 hình thức:

  • Sa thải sai luật (Wrong dismissal): thủ tục sa thải vi phạm hợp đồng lao động
  • Sa thải không công bằng (Unfair dismissal): người sử dụng lao động sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng. 

Cắt giảm nhân sự (Redundancy)

  • Xảy ra khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc không còn nhu cầu về lao động.
  • Thông báo về việc cắt giảm nhân sự nên được đưa ra kèm theo khoản bồi thường để khuyến khích nhân viên chấp nhận nghỉ việc mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lao động

b. Quy định bảo vệ dữ liệu (Data Protection and security)

Quyền riêng tư (Privacy) là quyền của cá nhân kiểm soát việc sử dụng thông tin về họ, bao gồm thông tin về tình trạng tài chính, sức khỏe và lối sống (nghĩa là ngăn chặn việc tiết lộ trái phép).
Hầu hết tất cả các tổ chức đều có chính sách giữ bí mật thông tin về nhân viên của họ.

Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu bao gồm:

  • Tính hợp pháp, công bằng và minh bạch (Lawfulness, fairness and transparency): Dữ liệu cá nhân chỉ có thể được lưu giữ và sử dụng với mục đích hợp pháp đồng thời rõ ràng, minh bạch về về cách dữ liệu được sử dụng.

  • Giới hạn mục đích sử dụng (Purpose limitation): Mục đích sử dụng dữ liệu phải được xác định cụ thể, rõ ràng và hợp pháp và phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trừ khi có cơ sở pháp lý khác.

  • Tối thiểu hóa dữ liệu (Data minimisation): Dữ liệu phải đầy đủ, phù hợp nhưng không vượt quá mức cần thiết để thực hiện mục đích.

  • Độ chính xác (Accuracy): Dữ liệu phải chính xác và không gây hiểu nhầm. 

  • Giới hạn lưu trữ (Storage limitation): Dữ liệu không nên được lưu giữ lâu hơn mức cần thiết.

  • Tính toàn vẹn và tính bảo mật (Integrity and confidentiality): Phải thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp về các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến dữ liệu, không cung cấp dữ liệu cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của chủ thể.

c. Luật sức khỏe và an toàn (Health and Safety)

Ở hầu hết các quốc gia, người sử dụng lao động có nghĩa vụ pháp lý đảm bảo rằng người lao động được cung cấp một nơi làm việc an toàn.

Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo và duy trì sức khỏe và an toàn trong môi trường làm việc. Cụ thể:

Người sử dụng lao động Người lao động
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
  • Đảm bảo nhà máy và thiết bị được duy trì theo tiêu chuẩn cần thiết
  • Ban hành các quy chế an toàn lao động chung như thoát hiểm, chữa cháy...
  • Thực hiện đào tạo cho người lao động về các kỹ năng an toàn
  • Thường xuyên đánh giá, kiểm tra các rủi ro có thể phát sinh trong lao động
  • Cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ chính bản thân và người xung quanh
  • Tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn
  • Thông báo cho người sử dụng lao động về các tình huống nguy hiểm

d. Luật bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protecion)

Luật bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện thông qua các quy tắc về hợp đồng (contract) và mua bán hàng hóa, dịch vụ (sales of goods & services).

  • Hợp đồng (Contract) là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, có sự thống nhất giữa các bên. Khi xảy ra sự cố, một bên trong hợp đồng không thực hiện phần thỏa thuận của mình thì bên kia có thể khởi kiện về hành vi vi phạm hợp đồng.

  • Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ cần chú ý:
    • Người tiêu dùng phải được cung cấp thông tin rõ ràng và cập nhật về sản phẩm hoặc dịch vụ
    • Thời gian giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ theo thời hạn đã thỏa thuận
    • Rõ ràng, minh bạch thông tin bên bán

II. Các yếu tố xã hội và nhân khẩu (Social and demographic factors)

1. Các yếu tố nhân khẩu (Demographic factors)

Nhân khẩu học (Demographic) là nghiên cứu về dân số trong một khu vực nhất định.
Doanh nghiệp cần theo dõi một số yếu tố nhân khẩu sau:

  • Quy mô dân số (Population size) tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Cơ cấu dân số (Population composition) liên quan đến độ tuổi của dân số. Dân số già hay trẻ sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường người lao động.

  • Phân bố dân cư (Population location) ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa. Ví dụ ở thành phố nhu cầu về dịch vụ vui chơi giải trí sẽ lớn hơn ở các vùng nông thôn.

  • Sự tăng trưởng kinh tế (wealth) : khi thu nhập của người dân cao hơn, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên.

  • Giáo dục (Education): Lực lượng lao động có trình độ học vấn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Xu hướng xã hội (Social trends)

Tổ chức cần phân tích để hiểu được ảnh hưởng của những thay đổi xã hội lên hoạt động của tổ chức.

Yếu tố xã hội

Ảnh hưởng

Cấu trúc xã hội (Social structure)

Cấu trúc xã hội là sự phân hóa thành cách tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau. Những người cùng tầng lớp có thị hiếu và cách mua giống nhau. Do đó, nếu cơ cấu xã hội thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi cầu đối với hàng hóa và dịch vụ

Các giá trị (Values)

  • Giá trị xã hội là những hành vi và chuẩn mực được chấp nhận, giúp gắn kết một nhóm xã hội với nhau. Ví dụ: phụ nữ ngày càng trở nên độc lập hơn, nhu cầu làm đẹp nhiều hơn.
  • Thay đổi các giá trị cũng sẽ dẫn đến thay đổi về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Các tổ chức sẽ phải thực hiện những thay đổi sáng tạo đối với sản phẩm để thích ứng với những giá trị thay đổi đó.

Thái độ (Attitudes)

  • Tổ chức phải có khả năng bắt kịp với sự thay đổi về thói quen mua hàng và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
  • Ví dụ: xã hội ngày càng quen thuộc với việc sử dụng máy tính và internet tạo ra cơ hội lớn cho các công ty trực tuyến thiết lập các trang web để bán sản phẩm của họ.

Thị hiếu (Tastes)

  • Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, tổ chức cần thay đổi sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
  • Ví dụ: ngành thời trang, ô tô và điện thoại liên tục cho ra mẫu mới

3. Ảnh hưởng của chính phủ lên các yếu tố xã hội và nhân khẩu

Chính phủ có thể cố gắng tác động đến các yếu tố xã hội và nhân khẩu thông qua những điều sau:

  • Quy mô dân số và tỷ lệ tăng trưởng (Population Size and Growth Rate): chính phủ các nước có tỷ lệ sinh thấp thường đưa ra các ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác để khuyến khích phụ nữ sinh thêm con

  • Cơ cấu xã hội (Social structure) : Chính phủ có thể giảm khoảng cách thu nhập trong các hộ gia đình bằng cách đánh thuế nhiều hơn cho những người có thu nhập cao đồng thời trợ cấp cho các gia đình thu nhập thấp.

  • Giáo dục (Education): Chính phủ có thể nâng cao trình độ học vấn trong xã hội bằng cách bắt buộc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo.

  • Sức khỏe (health): Chính phủ cũng có thể tài trợ cho các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân.

III. Yếu tố công nghệ (Technological factors)

1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ lên cấu trúc tổ chức

Công nghệ tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến cấu trúc các tổ chức. Cụ thể:

2. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ lên quy trình hoạt động kinh doanh

Công nghệ cũng có tác động lớn đến quy trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể:

Quy trình

Ảnh hưởng

Sản phẩm

(Product)

  • Các tiến bộ về technological cho phép nhiều sản phẩm ngày càng trở nên tinh vi hơn

  • Công nghệ mới dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm cho cạnh tranh tăng lên

Quy trình sản xuất (Production process)

  • Tự động hóa đã cách mạng hóa quy trình sản xuất với ít lỗi hơn và ít hao phí hơn do đó cải thiện hiệu quả

  • Việc giám sát quá trình tốt hơn đã dẫn đến chất lượng sản phẩm cuối được cải thiện

Quy trình marketing (Marketing process)

  • Định giá: thông qua các trang web bán hàng để so sánh giá cả

  • Quảng cáo: diễn ra trên nhiều loại phương tiện truyền thông xã hội, internet

  • Phân phối: Internet đã tạo cơ hội to lớn cho nhiều công ty bán hàng trực tiếp cho nhiều khách hàng tiềm năng hơn

  • Nghiên cứu thị trường: tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng

Tuyển dụng (HumanResources)

  • Giúp lưu trữ hồ sơ nhân viên

  • Giảm sự nhầm lẫn và sai sót trong việc tính lương

  • Hệ thống chấm công hỗ trợ việc giám sát nhân viên

IV. Yếu tố môi trường (Environmental Factors)

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chủ yếu thông qua 2 yếu tố sau:

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cũng gây ra những hậu quả đối với môi trường như làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra tiếng ồn, các loại ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính con người.

V. Áp lực cạnh tranh (Competitive forces)

1. Phân tích SWOT

SWOT là phương pháp phân tích môi trường, xem xét điểm mạnh và điểm yếu bên trong của một tổ chức cũng như các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài. Bao gồm:

  • Đánh giá nội bộ (Internal appraisal): Việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu giúp hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và định hình cách tiếp cận của tổ chức đối với thế giới bên ngoài.

  • Đánh giá môi trường bên ngoài (External appraisal): Đánh giá bên ngoài xác định các cơ hội có thể được khai thác bởi thế mạnh của tổ chức và cũng để dự đoán các mối đe dọa từ môi trường mà công ty phải đối phó.

2. Đánh giá mô hình chuỗi giá trị của Poster (Poster’s value chain)

Mô hình chuỗi giá trị của Poster phân tích cách tổ chức tạo ra giá trị trong suốt các chức năng của nó và cách giá trị này sau đó được chuyển đến khách hàng.

Cụ thể:

  • Các hoạt động cơ sở (Primary activities) là các hoạt động chính liên quan trực tiếp đến sản xuất, bán hàng, tiếp thị, giao hàng và dịch vụ.

Hoạt động

Nội dung

Vận chuyển đầu vào (Inbound logistics)

Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các yếu tố đầu vào cho hệ thống sản xuất: nhập kho, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho...

Operations (Sản xuất)

Chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng

Vận chuyển đầu ra (Outbound logistics)

Lưu trữ sản phẩm và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng từ đóng gói đến giao hàng

Marketing và bán hàng (Marking & sales)

Giới thiệu khách hàng về sản phẩm, thuyết phục họ mua sản phẩm và cung cấp các kênh bán hàng như quảng cáo, khuyến mại

Dịch vụ hậu mãi (Service)

Cài đặt, bảo hành, sửa chữa và bảo trì và cung cấp đào tạo cho nhân viên của khách hàng

  • Các hoạt động hỗ trợ (Secondary activities) cung cấp các đầu vào đã mua, nguồn nhân lực, công nghệ và các chức năng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động chính.

Hoạt động

Nội dung

Thu mua          (Procurement)

Quá trình có được các yếu tố đầu vào cho các hoạt động chính. Ví dụ: mua vật liệu, thiết bị thành phần phụ

Phát triển công nghệ (Technology development)

Thiết kế sản phẩm, cải tiến quy trình và  việc sử dụng tài nguyên

Quản trị nguồn nhân lực (Human resources)

Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và khen thưởng

Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure)

Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, lập kế hoạch, kế toán, tài chính và kiểm soát chất lượng của tổ chức

3. Mô hình năm tác động cạnh tranh của Porter (Porter's five forces model)

Mô hình này phân tích mức độ cạnh tranh và sức hấp dẫn của một ngành nhằm phát triển chiến lược kinh doanh hợp lý.

Cụ thể:

  • Mối đe doạ từ các đối thủ mới: khi có một công ty mới tham gia thì ngành/lĩnh vực đó sẽ trở nên cạnh tranh hơn. Sức mạnh của mối đe dọa này có thể khác nhau giữa các ngành và phụ thuộc vào:
    • Sức mạnh của các rào cản gia nhập
    • Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại đối với công ty mới gia nhập
  • Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế: 

    • Sản phẩm thay thế là hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất bởi một ngành công nghiệp khác đáp ứng cùng nhu cầu của khách hàng

    • Cạnh tranh trong một thị trường hoặc một ngành sẽ cao hơn khi khách hàng có thể chuyển đổi khá dễ dàng sang mua các sản phẩm thay thế

  • Khả năng thương lượng của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp có thể tạo áp lực để có giá cao hơn. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp phụ thuộc vào một số yếu tố:
    • Nhà cung cấp độc quyền hoặc độc quyền nhóm
    • Mối đe dọa từ những người mới gia nhập hoặc sản phẩm thay thế đối với ngành kinh doanh của nhà cung cấp
    • Sự đa dạng hóa về ngành của nhà cung cấp
    • Tầm quan trọng của sản phẩm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    • Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp mới
  • Khả năng thương lượng của khách hàng: Khách hàng muốn sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt hơn với giá thấp hơn. Việc đáp ứng mong muốn này có thể làm giảm lợi nhuận của các nhà cung cấp trong ngành. Vị thế của khách hàng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
    • Khách hàng mua bao nhiêu
    • Tầm quan trọng của sản phẩm đối với khách hàng
    • Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
    • Kỹ năng bán hàng của nhân viên
    • Nhận thức về giá của khách hàng
  • Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng ngành: Cường độ cạnh tranh gay gắt trong một ngành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn ngành.
    • Hình thức: cạnh tranh về giá, quảng cáo, chiến dịch bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới, cải thiện dịch vụ hậu mãi, bảo hành
    • Cạnh tranh có thể làm kích cầu, mở rộng thị trường, nếu không các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường đó sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn, trừ khi họ có khả năng cắt giảm chi phí

VI. Bài tập minh họa

Which one of the following is a primary activity in the value chain?

A     Technology department
B     Procurement
C     Human resources management
D     Marketing and sale

Phân tích đề:

Đề bài hỏi đâu một hoạt động cơ sở trong chuỗi giá trị Porter?

Lời giải: D

Như đã tìm hiểu ở phần V trên,  Marketing and sales là một hoạt động cơ sở trong chuỗi giá trị. Những đáp án còn lại đều là các hoạt động hỗ trợ (Secondary activities).

Author: Tran Trang