[FA1] Recording Financial Transactions (Ghi nhận giao dịch)
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học FIA (Foundation in Accountancy)
  3. [FA1] Recording Financial Transactions (Ghi nhận giao dịch)

[FIA/FA1: Tóm tắt kiến thức] Lesson 8: Chi phí lao động và phương pháp trả lương (Labour Costs and Remuneration Methods)

Giới thiệu về các phương pháp tính lương và cách hạch toán chi phí lao động

I. Mục tiêu

  • Giới thiệu về
  • Phương pháp tính lương
  • Các hình thức trả lương
  • Cách hạch toán các khoản liên quan đến chi phí lao động

II. Nội dung

1. Hệ thống và phương pháp trả lương

Sơ đồ khái quát quá trình trả lương cho người lao động, bao gồm các phương pháp tính lương và các hình thức trả lương:

           

Hình thức trả lương bằng tiền mặt trở nên ít phổ biến hơn vì tốn thời gian và công sức. Người phụ trách lương sẽ phải đếm số tiền lớn và đảm bảo tính chính xác cho mỗi phong bì lương. Bên canh đó, sự an toàn cũng khó đảm bảo vì giữ số tiền mặt lớn sẽ có thể phát sinh vấn đề trộm cắp. Ngoài ra, vì trả theo hình thức đưa tiền mặt cho nhân viên nên người phụ trách trả lương cần đảm bảo tiền được đưa cho đúng người, và cần có các bằng chứng xác minh là nhân viên đã nhận tiền.

2. Chi phí lao động

Chi phí lao động là tổng tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản tiền liên quan đến nhân viên.

Hiện nay, hình thức ‘pay as you earn scheme’ được trở nên phổ biến hơn. Người sử dụng lao động sẽ đóng thuế thu nhập của nhân viên trực tiếp cho cơ quan Thuế và khoản lương Net còn lại sẽ trả cho nhân viên.

3. Các phương pháp tính chi phí lao động

a. Tiền công cố định từng kì

Chi phí lao động = Tiền công cố định x số kì lao động

b. Tiền công theo số giờ lao động

VD: Số giờ lao động thông thường một tuần là 40 giờ, mức lương là $10/h. Mức lương ngoài giờ gấp rưỡi lương cơ bản. Tuần này, một nhân viên đã làm việc 52 giờ. Cách tính chi phí lao động như sau:

 

c. Tính công theo sản lượng

Lương sẽ được tính theo số sản phẩm nhân viên làm được, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo mức lương tối thiểu theo luật.

VD: Mức lương tối thiểu là $250/tuần, mức lương trên một sản phẩm là $3.

Nếu một tuần người lao động sản xuất được 100 sản phẩm

Chi phí lao động = $3 x 100 = $300

Nếu một tuần người lao động chỉ sản xuất được 80 sản phẩm

Chi phí lao động phải trả sẽ là $250, vì nếu tính theo sản phẩm sẽ chỉ là $240 ($3 x 80) – con số này chưa bằng mức lương tối thiểu phải trả theo luật.

d. Tính công theo năng suất làm việc

VD: Lương cơ bản $9/h; 40h/tuần. Mức sản xuất trung bình một tuần là 120 sản phẩm. Trong 1 tuần, nếu nhân viên làm được nhiều hơn số sản phẩm trung bình sẽ được nhận khoản thưởng là 1/3 của 50% thời gian tiết kiệm được

Cách tính chi phí lao động như sau:

Trung bình 120 sản phẩm cần 40 giờ

Để làm ra 150 sản phẩm sẽ cần 50 giờ

Trong 40 giờ, nhân viên này sản xuất được 150 sản phẩm

Thời gian tiết kiệm được là: 50 – 40 = 10 giờ

e. Một khoản lương cố định cộng thêm thưởng

Doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động một khoản cố định hàng tháng cộng thêm tiền thưởng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định về cách tính tiền thưởng khác nhau (VD: tiền thưởng có thể là một phần của lợi nhuận trong kì,…)

4. Tổng thu nhập và thu nhập ròng

 

5. Hạch toán chi phí lao động

Ví dụ:

Ghi nhận các giao dịch sau vào tài khoảng kiểm soát lương và tài khoản chi phí lương:

31/3, lương gross được tính là $45,000, thuế thu nhập cá nhân là $8,000, tiền trợ cấp lương hưu là $3,000, thuế quỹ lương = $4,000, quỹ hưu trí $5,000

1/4 công ty trả lương cho nhân viên

15/4 công ty nộp thuế cho cơ quan Thuế

20/4 công ty đóng tiền vào quỹ hưu trí

III. Bài tập

Cách tính lương của một công ty như sau:

Lương gross = $76,000

Thuế thu nhập cá nhân = $20,000

Tiền trợ cấp lương hưu cho nhân viên = $12,000

Thuế quỹ lương = $15,000

Đóng vào quỹ hưu trí = $16,000

Tính lương net trả cho nhân viên và tính tổng chi phí lao động.

Giải:

Tiền lương net trả cho nhân viên:

$76,000 - $20,000 - $12,000 = 44,000

Tổng chi phí lao động doanh nghiệp phải chi:

$76,000 + 15,000 + $16,000 = $107,000

 

Author: Bich Ngoc Nguyen

Review: Thai Nguyen Duc