[MA1] Management Information (Thông tin quản trị)

[FIA/MA1: Tóm tắt kiến thức] Lesson 3: Đơn vị chi phí, phân loại chi phí và báo cáo lợi nhuận (Cost unit, cost classification and profit reporting)

Ở chương này, SAPP sẽ đề cập một số khái niệm về chi phí, phân loại chi phí và cách tính toán đơn giản lợi nhuận của doanh nghiệp.

I. Mục tiêu

  • Phân loại chi phí và mô tả các cách phân loại chi phí được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong hệ thống kế toán chi phí, bao gồm theo trách nhiệm, chức năng, hành vi, trực tiếp/gián tiếp.
  • Mô tả và minh họa bản chất của chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp (nửa biến đổi, cố định từng bước).
  • Mô tả và minh họa việc phân loại chi phí nguyên vật liệu và nhân công.
  • Giải thích bản chất và mục đích của báo cáo lợi nhuận theo phương pháp tính giá toàn bộ (Absorption) và theo phương pháp tính giá theo chi phí biên (Marginal).
  • Tính giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Giải thích và minh họa khái niệm đơn vị chi phí

II. Nội dung

1. Giới thiệu về chi phí

Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định hay nói cách khác, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho chủ sở hữu. Ví dụ:

Giả sử bạn mua một chiếc bút màu đỏ ở quầy bán báo với giá 50 cents. Tại sao người bán báo lại tính phí 50 cents cho nó? Theo quan điểm của người bán báo, giá bán có thể được chia thành hai phần như sau:

Nếu người bán báo không tính giá bán cao hơn giá mua vào thì anh ta sẽ chẳng thu được lợi ích gì từ việc bán cây bút đó. Từ đó, người bán sẽ đưa ra một mức giá mà anh ta cảm thấy sẽ đem lại lợi nhuận hợp lý sau khi trừ đi các chi phí. Mức giá này được gọi là giá mark-up. Bản thân giá mark-up có thể được chia thành các phần như:

Một mark-up sẽ cho thấy giá bán cao hơn bao nhiêu so với số tiền mà bạn chi trả cho món hàng bạn đã mua về.

Lợi nhuận của người bán báo là số tiền mà anh ta mong muốn kiếm được sau khi bán chiếc bút. Chi phí điều hành cửa hàng là chi phí cố định phải trả, cho dù người bán báo có bán được bút hay không. Nếu các quầy bán báo khác phải trả tiền thuê cao hơn, điều này có thể được phản ánh trong giá bán do người bán phải trả một chi phí điều hành cao hơn nên việc nâng giá bán sẽ khiến họ cân bằng lợi nhuận.

Như vậy, thông thường đối với một hoạt động sản xuất và phân phối thông thường, doanh nghiệp sẽ có 3 loại chi phí chính là giá vốn hàng bán (COGS), chi phí quản lý doanh nghiệp (G&As) và chi phí bán hàng (Selling expenses)

2. Đơn vị chi phí (Cost units)

2.1 Định nghĩa

Đơn vị chi phí là một đơn vị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà chi phí có thể truy xuất được một cách cụ thể.

Ví dụ: Đơn vị chi phí của một công ty sản xuất giày dép có thể là một đôi giày, tức là các chi phí như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí quản lý chung có thể quy về thành chi phí để sản xuất ra một đôi giày.

3. Phân loại chi phí

3.1. Phân loại theo hình thái

Hình thái phí tổn thể hiện cách thức mà chi phí bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong mức độ hoạt động (level of activity). Theo cách phân loại này, chúng ta có một vài khái niệm sau đây:

Bài tập:

1. Which of the costs listed below is NOT a fixed cost?

A. Insurance

B. Property taxes

C. Depreciation based on straight-line method

D. Materials used in production

Bài giải: Đáp án là câu D vì chi phí nguyên vật liệu đầu vào là chi phí biến đổi. Câu A,B và C đều là các khoản chi phí cố định.

 

2. Which of the following items would be most likely to behave as a stepped fixed cost?

A. Wood used to made chairs

B. Factory supervisors’ wages

C. Heating and light costs

D. Rental fee

Bài giải: Đáp án là câu B vì số lượng nhân viên giám sát công xưởng sẽ tùy thuộc vào số lượng công nhân ở phân xưởng đó. Nếu chỉ có 10 công nhân thì chỉ cần 1 người quản lý, từ 11-20 công nhân thì cần 2 người quản lý. Do đó, chi phí lương cho nhân viên giám sát công xưởng sẽ là biến phí cấp bậc. Câu A là chi phí biến đổi, câu C là chi phí hỗn hợp còn câu D là chi phí cố định.

 

3. Which one of the following statements is true?

A. Heating costs are variable cost because they are differ according to the season of the year

B. A semi-variable cost is fixed for a certain level of activity and then change to a new fixed level

C. The fixed cost per unit of output decreases as output increases

D. Total variable costs are constant at all levels of output

Bài giải: Đáp án là câu C vì khi sản lượng tăng lên thì tổng chi phí cố định khi chia cho số lượng sản phẩm sẽ ít đi, do đó, chi phí cố định trên mỗi sản lượng đầu ra sẽ giảm xuống. Câu A sai vì chi phí máy sưởi là chi phí hỗn hợp. Câu B là định nghĩa của biến phí cấp bậc chứ không phải chi phí hỗn hợp. Câu D sai vì chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng đầu ra

 

3.2. Phân loại theo chức năng (Functional costs)

Một số tập hợp các loại chi phí được phân loại theo chức năng

3.3. Phân loại theo nguồn gốc

a) Chi phí trực tiếp

Chi phí cơ bản hay chi phí trực tiếp (prime cost or direct cost) là tổng của chi phí nguyên liệu và chi phí lao động trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ. Loại chi phí này trong một số doanh nghiệp thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí, các định nguyên nhân biến động chi phí và thường biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng. Do đó, cũng ít gây ra sự sai lệch thông tin chi phí ở từng bộ phận, từng quá trình sản xuất kinh doanh.

 

b) Chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp là những chi phí chung phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau, bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng cáo... Do liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau nên nguyên nhân gây ra chi phí gián tiếp thường phải được tập trung, sau đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, mỗi đối tượng chịu chi phí thường chỉ phù hợp với một tiêu thức phân bổ nhất định. 

4. Chi phí sản xuất (Production costs)

Cùng xem một ví dụ dưới đây:

Chi phí sản xuất hoặc sản phẩm đề cập đến các chi phí mà một doanh nghiệp phải gánh chịu từ việc sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ. Chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều loại chi phí, chẳng hạn như lao động, nguyên vật liệu thô, vật tư sản xuất tiêu hao và chi phí chung.

Trở lại ví dụ với chiếc bút, nhìn vào chiếc bút ta có thể thấy một số chi tiết như một nắp nhựa màu đỏ, một vỏ bọc nhựa màu vàng, một ngăn đựng mực bằng nhựa trắng đục với mực đỏ bên trong. Giả sử rằng nhà sản xuất bán loại bút này cho người bán buôn với giá 20 cents mỗi hộp, vậy 20 cents đó phần bổ thế nào cho từng chi tiết của chiếc bút bi?

Nhà sản xuất cần phải có máy móc thiết bị để tạo khuôn và thực hiện một số công đoạn lắp ráp. Vậy, chi phí vận hành máy móc, tiền công của công nhân trong dây chuyền sản xuất là bao nhiêu nếu tính trên một chiếc bút?

Các chi phí sản xuất ở đây có thể là: 

  • Chi phí mua nhựa, mực, kim loại (nguyên vật liệu)
  • Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất
  • Chi phí vận hành máy móc (chi phí sản xuất chung)

5. Tính giá sản phẩm, dịch vụ

Để tính toán giá thành sản phẩm, các chi phí thường được tập hợp trên thẻ đơn vị chi phí để tính toán ra chi phí của một đơn vị sản phẩm (Giá vốn hàng bán – COGS).


  • Chi phí cơ bản = Nguyên vật liệu trực tiếp + Nhân công trực tiếp + Chi phí trực tiếp khác
  • Chi phí sản xuất = Chi phí cơ bản + Chi phí sản xuất chung
  • Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí phi sản xuất

Các chi phí phi sản xuất là các chi phí không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, thường bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung. 

Thẻ chi phí là công cụ dùng để tập hợp các chi phí của một sản phẩm, bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí phi sản xuất. Từ thẻ chi phí, doanh nghiệp sẽ ấn định cho giá bán phù hợp cho các sản phẩm.

Ví dụ:

Skeggy Co makes 20,000 Braces per year. Each Brace requires half hour of labour at $5 per hour and 3 bought-in components, costing $1.25, $2 and 40 cents each respectively. The packaging for the Brace costs $16 for 100 boxes. The business incurs fixed production costs of $4,000 per annum, and the cost of selling, administration and distribution works out at 50 cents per item sold. Calculate the production cost and the total cost of a Brace and record this information on a cost card.

Bài giải:

Các chi phí cần đưa lên thẻ chi phí bao gồm:

  • Nguyên liệu trực tiếp 
  • Lao động trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung - chi phí sản xuất cố định
  • Chi phí chung phi sản xuất - chi phí bán hàng, quản lý và phân phối

6. Báo cáo lợi nhuận (Profit reporting)

6.1. Một số định nghĩa

Lưu ý:

  • Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm là đại lượng sử dụng trong phương pháp phân bổ chi phí
  • Đóng góp trên một đơn vị sản phẩm là đại lượng sử dụng trong phương pháp chi phí cận biên

    6.2 Tính toán lợi nhuận và chi phí

    Có hai cách tính để tính toán lợi nhuận và chi phí: theo phương pháp chi phí cận biên (Marginal costing) và theo phương pháp tính giá toàn bộ (Absorption costing).

    Ví dụ: Robbers Co sản xuất một sản phẩm có mã là Cop. Vào ngày 01 tháng 06, có 40 sản phẩm vẫn còn nằm trong kho (hàng tồn kho). Mỗi sản phẩm cần 2 giờ lao động và 1 kg nguyên liệu. Tiền lương cho mỗi người lao động là 8 đô la mỗi giờ, và nguyên liệu thô có giá 12 đô la một kg. Robbers Co phải chịu tổng chi phí sản xuất cố định là 2.000 đô la mỗi tháng và nhà máy sản xuất 1.000 sản phẩm mỗi tháng. Một sản phẩm được bán với giá 35 đô la. Doanh số bán hàng trong tháng 6 là 1.000 sản phẩm. Tuy nhiên, vào tháng 7, doanh số bán hàng đã giảm xuống còn 900 sản phẩm.

    a) Theo phương pháp phân bổ chi phí (Absorption costing)

    Chi phí phân bổ của một sản phẩm Cop có thể được thể hiện bằng cách vẽ một thẻ chi phí đơn vị. Chi phí biến đổi được tính toán bằng cách nhân số lượng sử dụng với chi phí của mỗi đơn vị. Chi phí sản xuất cố định được phân bổ trên các đơn vị sản xuất.

    Ta có:

    • Hàng tồn kho cuối kỳ được định giá bằng toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm một phần chi phí sản xuất cố định.
    • Chi phí bán hàng trong kỳ sẽ bao gồm một số chi phí chung cố định phát sinh trong kỳ trước. Giá vốn bán hàng cũng sẽ loại trừ một số chi phí chung cố định phát sinh trong kỳ hiện tại vì chi phí này được chuyển sang số dư cuối kỳ hàng tồn kho để được tính vào kỳ kế toán tiếp theo.

    b) Theo phương pháp chi phí cận biên (Marginal costing)

    Thứ nhất, các khoản chi phí chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm nhưng được đưa toàn bộ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, cần có một phần thêm vào trong chi phí cận biên: phần đóng góp.

    Ta có:

    • Số dư cuối kỳ của hàng tồn kho được định giá bằng chi phí sản xuất biên.
    • Chi phí cố định được tính toàn bộ vào lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh.

    Lưu ý:

    Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp chi phí cận biên cho mục đích quản trị chi phí và ra các báo cáo quản trị. Ngược lại, phương pháp phân bổ chi phí được sử dụng để lập các báo cáo tài chính.

     

    Author: Suong Nguyen

    Reviewed by: Duy Anh Nguyen