[FM/F9] Financial Management (Quản trị Tài chính)

[FM/F9: Tóm tắt kiến thức] Lesson 3: Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và các định chế tài chính (Financial markets, money markets and institution)

Tìm hiểu về trung gian tài chính, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và vốn quốc tế, lãi suất và lợi suất và các công cụ thị trường tiền tệ

I. Trung gian tài chính (Financial intermediaries)

1. Vai trò của trung gian tài chính (The role of a financial intermediary)

Trung gian tài chính (Financial intermediary) là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn, ví dụ như ngân hàng thương mại (commercial banks), quỹ trợ cấp hưu trí (Pension and retirement funds),...

2. Lợi ích của trung gian tài chính

  • Cung cấp một kênh đầu tư, tiết kiệm cho các cá nhân và tổ chức có tiền nhàn rỗi, đồng thời cung cấp nguồn vốn cho cá nhân, tổ chức đi vay, phù hợp với nhu cầu về thanh khoản và linh động về kỳ hạn.
  • Giảm thiểu rủi ro cho những người cho vay
  • Cung cấp cho các nhà đầu tư quyền truy cập vào danh mục đầu tư đa dạng bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau.

II. Thị trường tài chính (Financial markets)

Thị trường tài chính (Financial markets) là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính giữa người có nguồn tài chính nhàn rỗi và người có nhu cầu vay vốn.

Thị trường tài chính có thể phân loại theo những cách sau:

  • Thị trường vốn - thị trường tiền tệ (Capital and money markets)
  • Thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp (Primary and secondary markets)
  • Thị trường tập trung – Thị trường phi tập trung (Exchange-traded and over the counter markets)

1. Thị trường vốn - thị trường tiền tệ (Capital and money markets)

a) Thị trường tiền tệ (Money markets)

Thị trường tiền tệ (Money markets) là thị trường trao đổi vốn ngắn hạn (dưới một năm) như các khoản vay hoặc tiền gửi ngân hàng (Short-term lending and borrowing ) hoặc mua bán các chứng khoán ngắn hạn (Trading short-term financial instruments).

b) Thị trường vốn (Capital markets)

Capital markets (Thị trường vốn) là thị trường trao đổi vốn dài hạn, dưới hình thức các công cụ tài chính dài hạn như cổ phiếu và trái phiếu.

Doanh nghiệp có thể huy động vốn trung và dài hạn theo 2 cách sau:

  • Tăng vốn cổ phần (share capital): Các công ty phát hành cổ phiếu phổ thông (ordinary share capital) và mời gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu của họ.

  • Tăng vốn nợ (loan capital): thường ở dưới dạng các khoản vay dài hạn (Loan notes), trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds), trái khoán (Debentures), trái phiếu không bảo đảm (unsecured bonds) và trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds).

2. Thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp (Primary and secondary markets)

  • Thị trường sơ cấp (Primary markets) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành.

  • Thị trường thứ cấp (Secondary markets) là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

3. Thị trường tập trung – Thị trường phi tập trung (Exchange-traded and over the counter markets)

Thị trường thứ cấp được chia làm hai cấu trúc chính: Thị trường tập trung (organized exchange market) và thị trường phi tập trung ( over-the-counter market - OTC)

  • Thị trường tập trung (organized exchange market): cung cấp nơi mà người mua và người bán giao dịch chứng khoán trên một địa điểm cụ thể (sàn giao dịch).
  • Thị trường phi tập trung (over-the-counter market): nơi mà người mua và người bán không giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch mà thông qua bên môi giới.

4. Chứng khoán hóa (Securitisation)

Chứng khoán hóa (Securitisation) là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản chuyển đổi thành chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường, thường được gọi chung là chứng khoán hóa dựa trên tài sản thế chấp (asset-backed securities – ABS). Quy trình như sau:
(1) Một tổ chức tài chính có thể mua một số khoản vay thế chấp từ các ngân hàng.
(2) Gộp các khoản vay thế chấp với nhau.
(3) Tổ chức phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư.
(4) Các nhà đầu tư có quyền nhận các khoản thanh toán gốc và lãi được thực hiện trên thế chấp.

Sự phát triển của chứng khoán hóa đã dẫn đến quá trình xóa bỏ trung gian hóa (disintermediation), làm giảm vai trò của các trung gian tài chính, khi người vay có thể tiếp cận trực tiếp với người cho vay.

III. Thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường vốn quốc tế (International money and capital markets)

Thị trường vốn – thị trường tiền tệ quốc tế (International money and capital markets) cung cấp thị trường giao dịch cho những doanh nghiệp lớn có nhu cầu huy động vốn với quy mô lớn.

1. Eurocurrency markets

Eurocurrency là đồng tiền được nắm giữ bởi các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước phát hành ra đồng tiền đó.

Ví dụ: Tiền gửi bằng Đô la Mỹ tại một ngân hàng ở ngoài nước Mỹ sẽ là Eurodollar. Tiền gửi bằng Yên Nhật tại một ngân hàng ở ngoài nước Nhật sẽ là Euroyen.

Trên thị trường Eurocurrency, các ngân hàng bên ngoài quốc gia phát hành đồng tiền nhận tiền gửi và tái cho vay lại các khoản tiền này trong ngắn hạn, thường là 3 tháng. Hầu hết các giao dịch eurocurrency trên thực tế diễn ra giữa các ngân hàng của các quốc gia khác nhau dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (negotiable certificates of deposit).

2. Thị trường trái phiếu quốc tế (International bond markets)

Eurobond là là loại trái phiếu được phát hành bằng một đồng tiền khác với đồng nội tệ hay khác với đồng tiền của nước mà tại đó nó được phát hành.

Eurobond thực chất là các khoản vay dài hạn được huy động bởi chính phủ, các tập đoàn, tổ chức quốc tế và được bán cho các nhà đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau.

Trái phiếu này có thể được mua đi bán lại từ người này sang người khác.

Thời hạn của một eurobond thường là 10 đến 15 năm.

Eurobonds là nguồn tài chính phù hợp nhất cho một tổ chức lớn với những tiêu chí sau:

  • Xếp hạng tín dụng xuất sắc, chẳng hạn như một công ty đa quốc gia thành công lớn
  • Yêu cầu một khoản vay dài hạn (tối thiểu là 5 năm và tối đa 20 năm) để tài trợ cho một chương trình mở rộng vốn lớn
  • Không chịu sự kiểm soát hối đoái quốc gia của bất kỳ chính phủ nào

IV. Lãi suất và lợi suất (Rates of interest and rates of return)

1. Mô hình lãi suất (Pattern of interest rates)

Lãi suất đối với tài sản tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro của tài sản, nhu cầu tạo ra lợi nhuận từ khoản tái cho vay, thời gian cho vay, quy mô khoản vay và loại hình tài sản tài chính.

  • Rủi ro (Risk): Có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Người vay có rủi ro cao hơn phải trả lãi suất cao hơn cho khoản vay của họ, để bù đắp cho người cho vay về rủi ro tín dụng lớn hơn. Các ngân hàng sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay và đưa ra lãi suất cho khoản vay của mình ở một mức nhất định trên mức lãi suất cơ bản.
  • Nhu cầu tạo ra lợi nhuận khi tái cho vay (Need to make a profit on re-lending): Các trung gian tài chính thu lợi nhuận từ việc cho vay lại với lãi suất cao hơn chi phí vay.
  • Thời hạn cho vay (Duration of the lending): Thời hạn của khoản vay hoặc tài sản sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tính trên nó. Tài sản dài hạn thường có lợi suất cao hơn so với tài sản tương tự trong ngắn hạn.
  • Quy mô khoản vay hoặc khoản tiền gửi (Size of the loan or deposit): Lợi tức có thể thay đổi theo quy mô của khoản vay hoặc tiền gửi. Ngân hàng thường tính lãi suất thấp hơn cho các khoản vay lớn hơn và lãi suất cao hơn được trả cho các khoản tiền gửi có thời gian dài hơn.
  • Loại hình tài sản tài chính (Different types of financial assets): Các loại tài sản tài chính khác nhau có mức lãi suất khác nhau. Điều này một phần là do các loại tài sản khác nhau thu hút những người cho vay/nhà đầu tư khác nhau.
    Ví dụ, tiền gửi ngân hàng thu hút các cá nhân và công ty, trong khi chứng khoán chính phủ dài hạn đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tổ chức.

2. Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận (Risk return trade off)

Rủi ro của một khoản đầu tư càng cao thì lợi nhuận mà nhà đầu tư kì vọng, mong đợi thu được từ khoản đầu tư đó cũng càng lớn, và ngược lại.
Một số hình thức đầu tư chính được liệt kê dưới đây theo thứ tự rủi ro tăng dần:

  • Trái phiếu chính phủ (Government bonds): Rủi ro vỡ nợ là không đáng kể nên trái phiếu chính phủ có xu hướng trở thành mức cơ sở cho lợi nhuận trên thị trường
  • Trái phiếu công ty (Company bonds): Mặc dù có rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu công ty, chúng thường được bảo đảm bởi tài sản của công ty
  • Cổ phiếu ưu đãi (Preference shares):
    - Thường rủi ro hơn trái phiếu vì trong trường hợp phá sản, giải thể công ty, mặc dù được  ưu tiên hơn cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, nhà đầu tư chỉ được nhận lại vốn sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ
    - Lợi nhuận được tính theo tỷ lệ cổ tức cố định dựa trên mệnh giá của cổ phiếu
  • Cổ phiếu phổ thông (Ordinary shares):
    - Cổ phiếu phổ thông có mức độ rủi ro cao
    - Cổ tức được thanh toán ngoài lợi nhuận phân phối sau khi tất cả các khoản nợ khác đã được thanh toán và có thể chịu biến động lớn từ năm này sang năm khác
    - Có tiềm năng tăng giá vốn đáng kể qua thời gian tăng trưởng, phụ thuộc vào hoạt động tài chính của công ty và bản chất của thị trường mà công ty hoạt động

3. Lãi suất và lợi suất yêu cầu của cổ đông (Interest rates and shareholders’ required rates of return)

Những thay đổi về mức lãi suất chung sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận mà các cổ đông kỳ vọng.

Ví dụ: Nếu lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng từ khoản đầu tư vào cổ phiếu là 11% và cổ tức trả cho cổ phiếu là 15 xu mỗi năm, giá trị thị trường của một cổ phiếu sẽ là 15 xu/11% = $1,36. Giả sử lãi suất sau đó giảm. Lãi suất từ các khoản tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn, và lợi suất yêu cầu của các cổ đông cũng có thể giảm xuống, giả sử, là 9%. Giá trị thị trường của một cổ phiếu sẽ tăng lên 15 xu/9% = $ 1,67.

V. Các công cụ trên thị trường tiền tệ (Money market instruments)

Chứng khoán sinh lãi
(Interest-bearing instruments)
Chứng khoán chiết khấu
(Discount instruments)
Chứng khoán phái sinh
(Derivatives)
Tiền gửi thị trường tiền tệ
(Money market deposits)
Tín phiếu kho bạc
(Treasury Bills)
Hợp đồng tương lai (Futures)
và Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposit – CD) Thương phiếu
(Commercial paper)
Hợp đồng hoán đổi
(Swaps)
Thỏa thuận mua lại (Repurchase Agreements – Repos) Chấp phiếu ngân hàng
(Banker’s acceptance)
Quyền chọn
(Options)

1. Chứng khoán sinh lãi (Interest-bearing instruments)

  • Tiền gửi thị trường tiền tệ (Money market deposits)
    - Tiền gửi thị trường tiền tệ (Money market deposits) là những khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng hoặc những tổ chức đầu tư khác bao gồm cả chính phủ.
    - Các khoản tiền gửi này có thể là tiền gửi có kì hạn (fixed deposits), trong đó tỷ lệ lãi suất và ngày đáo hạn được thỏa thuận tại thời điểm giao dịch, hoặc tiền gửi không có kỳ hạn (call deposits) trong đó lãi thay đổi và tiền gửi có thể đáo hạn nếu có thông báo.
  • Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposit – CD)
    - Chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức tài chính, chứng nhận về một số tiền nhất định được kí gửi tại tổ chức phát hành chứng chỉ, có qui định ngày đáo hạn và lãi suất cụ thể.
    - Có hai loại chứng chỉ tiền gửi: Có thể bán lại trước hạn (Negotiable) và phải giữ cho đến khi đáo hạn (Non-Negotiable)
  • Thỏa thuận mua lại (Repurchase Agreements – Repos)
    - Thỏa thuận mua lại (Repurchase Agreement - Repos) là hợp đồng mua bán chứng khoán với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ người mua với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể trong tương lai.
    - Thỏa thuận mua lại (Repurchase Agreement - Repos) là một khoản vay được bảo đảm bằng một công cụ tài chính có thể bán được, thường là tín phiếu kho bạc (Treasury bill) hoặc trái phiếu (bond).
    - Thời hạn thông thường lên tới 180 ngày nhưng thường ngắn hơn nhiều.

2. Chứng khoán chiết khấu (Discount instruments)

  • Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills): Là công cụ nợ được phát hành bởi chính phủ với kỳ hạn từ một tháng đến một năm.
  • Thương phiếu (Commercial paper)
    - Thương phiếu (Commercial paper) là giấy xác nhận nợ ngắn hạn không bảo đảm của các tổ chức với kỳ hạn lên tới 270 ngày.
    - Thương phiếu chỉ được phát hành bởi các tổ chức có xếp hạng tín dụng tốt.
  • Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance)
    - Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance) là giấy cam kết thanh toán được phát hành bởi các công và được bảo đảm bởi ngân hàng.
    - Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance) được các công ty phát hành để tài trợ cho các giao dịch thương mại, chẳng hạn như nhập khẩu hoặc mua hàng hóa.

3. Chứng khoán phái sinh (Derivatives)

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhắm đến những mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

  • Hợp đồng tương lai (Futures) là một hợp đồng chuẩn hóa trên thị trường tập trung giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch tài sản được chỉ định vào một ngày trong tương lai cố định với giá thỏa thuận hôm nay.
  • Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) là một thỏa thuận trên thị trường phi tập trung (over the counter) giữa hai bên về việc giao dịch một tài sản với giá thỏa thuận vào một ngày trong tương lai. Bản chất của hợp đồng kỳ hạn rất giống với hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, vì đây là giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC), nên tất cả các điều khoản trong hợp đồng có thể được điều chỉnh riêng để đáp ứng nhu cầu của người mua và người bán.
  • Quyền chọn (Options) là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền mua (call option) hoặc quyền bán (put option) một tài sản nhất định với 1 mức giá xác định (exercise price or strike price), tại hoặc trước một thời điểm đước xác định trước. Người mua sẽ phải trả một khoản phí nhất định (premium) cho người bán.
  • Hợp đồng hoán đổi (Swaps) là một thỏa thuận chính thức, theo đó hai tổ chức đồng ý trao đổi các khoản thanh toán theo các điều khoản nhất định, ví dụ như bằng các loại tiền tệ khác nhau, hoặc một loại theo tỷ lệ cố định và một ở mức lãi suất thả nổi.

VI. Bài tập áp dụng:

1. Which of the following statements is NOT correct?

A Money markets are markets for short-term capital
B Money markets are operated by banks and other financial institutions
C Money market instruments include interest-bearing instruments, discount instruments and derivatives
D Money market derivatives include certificates of deposits and money market deposits

2. Which of the following is/are financial intermediaries?

1        Commercial banks
2        Pension funds
3        Finance houses

A  1 only
B  1 and 3 only
C  2 and 3 only
D  1, 2 and 3

3. Which of the following is/are derivatives?

1        Treasury bills
2        Swaps
3        Certificates of deposit

A  2 only
B  3 only
C  1 and 2 only
D  1 and 3 only

Đáp án:

1. D. Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposit) và tiền gửi thị trường tiền tệ (Money market deposits) là công cụ sinh lãi (Interest-bearing instruments), không phải là công cụ phái sinh (Derivatives).
2. D.  Ngân hàng thương mại (commercial banks), quỹ hưu trí (Pension funds) và nhà cung cấp tài chính (Financial houses) đều là trung gian tài chính.
3. A. Công cụ phái sinh (Derivatives) bao gồm Hợp đồng hoán đổi (Swaps), hợp đồng tương lai (Futures), hợp đồng kỳ hạn (Forwards), quyền chọn (Options). Tín phiếu kho bạc (Treasury bill) là công cụ chiết khấu (Discount instruments), chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposit) là công cụ sinh lãi (Interest-bearing instruments).

Author: Trần Thị Huyền Trang