[FM/F9] Financial Management (Quản trị Tài chính)

[FM/F9: Tóm tắt kiến thức] Lesson 6: Tài trợ vốn lưu động (Working capital finance)

Tìm hiểu về quản trị tiền, các chính sách đầu tư và tài trợ vốn lưu động trong doanh nghiệp

I. Quản lý tiền (Cash management)

1. Động cơ nắm giữ tiền mặt

3 động cơ chính dẫn đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp:

  • Động cơ giao dịch (transportation motive): trang trải các chi phí quản lý và để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên

  • Động cơ phòng ngừa (precautionary motive): dự phòng cho các chi tiêu bất ngờ và các cơ hội mua bán thuận lợi không thể dự đoán trong tương lai

  • Động cơ đầu cơ (speculative motive): một số doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt dư thừa như một tài sản đầu cơ với hy vọng lãi suất sẽ tăng

Tuy nhiên, nắm giữ tiền mặt thay vì đầu tư vào tài sản khác cũng sẽ phát sinh chi phí – chi phí cơ hội bị mất đi khi công ty không sử dụng tiền để đầu tư kiếm lời.

2. Dự báo dòng tiền (Cash flow forecasts)

Một dự báo dòng tiền là một dự báo chi tiết của dòng tiền vào và ra, kết hợp cả các khoản mục doanh thu và các khoản mục vốn.
Dựa vào tình trạng của dòng tiền, nhà quản lý sẽ có thể đưa ra những quyết định phù hợp:

Tình trạng dòng tiền

Quyết định mà nhà quản lý có thể thực hiện

Thặng dư ngắn hạn

(Short-term surplus)

- Thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu

- Tăng doanh số bằng cách nới lỏng hạn mức tín dụng, tăng hàng tồn kho

- Đầu tư ngắn hạn

Thiếu hụt ngắn hạn

(Short-term deficit)

- Trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp

- Tìm cách thu hồi các khoản thanh toán quá hạn

- Vay thấu chi ngân hàng

Thặng dư dài hạn

(Long-term surplus)

- Đầu tư dài hạn

- Mở rộng doanh nghiệp

- Đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Thay thế/mua mới tài sản cố định

- Phân phối thặng dư cho các cổ đông

Thiếu hụt dài hạn

(Long-term deficit)

- Huy động nguồn vốn dài hạn (chẳng hạn như phát hành vốn cổ phần)

- Cân nhắc tạm dừng hoạt động kinh doanh/đầu tư không hiệu quả

3. Phương pháp làm giảm bớt tình trạng thiếu tiền mặt (Methods of easing cash shortages)

  • Hoãn chi tiêu vốn (Postponing capital expenditures): một số chi phí vốn có thể trì hoãn mà không gây hậu quả quá nghiêm trọng đến sự vận hành và phát triển của công ty.
  • Gia tăng tốc độ dòng chảy tiền vào (Accelerating cash inflows): thực hiện chính sách chiết khấu để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.
  • Cân nhắc lại các quyết định đầu tư trong quá khứ: với những tài sản ít quan trọng đối với doanh nghiệp, có thể xem xét việc bán hoặc cho thuê lại tài sản để giải quyết vấn đề dòng tiền.
  • Đàm phán, thoả thuận với nhà cung cấp, ngân hàng và cơ quan thuế để trì hoãn hoặc làm giảm dòng tiền ra.
  • Giảm cổ tức phải trả cho cổ đông.

II. Quản trị nguồn vốn (Treasury management)

Quản trị nguồn vốn (Treasury management) có thể được định nghĩa là bộ phận xử lý tất cả các vấn đề tài chính, tạo ra các quỹ bên ngoài và nội bộ cho doanh nghiệp, quản lý tiền tệ và dòng tiền, các chiến lược, chính sách và thủ tục phức tạp của tài chính doanh nghiệp.
Có hai hình thức quản trị nguồn vốn: tập trung (centralization)phi tập trung (decentralization)

Lợi ích của quản trị nguồn vốn tập trung

Lợi ích của quản trị nguồn vốn phi tập trung

  • Quản lý thanh khoản tập trung: kết hợp thặng dư tiền mặt và thấu chi ở các tài khoản khác nhau ở các địa phương khác nhau
  • Cơ hội đầu tư ngắn hạn tốt hơn khi có khối lượng tiền mặt lớn hơn có sẵn để đầu tư
  • Một khoản vay với giá trị lớn có lãi suất thấp hơn tổng nhiều khoản vay với giá trị nhỏ hơn
  • Cải thiện rủi ro ngoại hối: thu nhập ngoại tệ kiếm được bởi một công ty con có thể   khớp với chi tiêu bằng cùng loại tiền tệ của một công ty con khác
  • Có thể sử dụng các chuyên gia có kiến ​​thức về nguồn vốn, mà các bộ phận nhỏ lẻ địa phương không thể có chuyên môn như vậy
  • Nguồn tài chính có thể được đa dạng hóa và phù hợp với từng địa phương
  • Các công ty con có quyền tự chủ cao hơn trong quản lý tiền mặt phi tập trung
  • Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đơn vị điều hành riêng lẻ
  • Vì số dư tiền mặt sẽ không được tổng hợp ở cấp độ nhóm, hạn chế đầu tư ngắn hạn, từ đó giảm thiểu rủi ro

III. Các mô hình quản lý tiền mặt

1. Mô hình Baumol (Baumol model)

Giả định: Tiền được sử dụng ổn định theo thời gian và công ty luôn nắm giữ lượng chứng khoán có thể bán để thu tiền về khi cần.
Chi phí nắm giữ tiền mặt (Cost of holding cash): chi phí cơ hội bị mất đi khi không sử dụng tiền để đầu tư.
Chi phí đặt hàng (Cost of ordering): Chi phí hành chính phát sinh khi bán chứng khoán thu tiền về.
Công thức xác định số dư tiền tối ưu tương tự như công thức xác định lượng hàng tồn kho tối ưu:

Trong đó:

Q = lượng tiền tối ưu cần nắm giữ
S = lượng tiền mặt được sử dụng trong kỳ
C = chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán
i = chi phí nắm giữ tiền mặt (lãi suất %)

Nhược điểm của mô hình Baumol:

  • Trong thực tế, gần như không thể dự đoán chắc chắn số tiền cần sử dụng trong kỳ
  • Không có mức dự trữ tối thiểu (buffer inventory of cash)
  • Việc nắm giữ tiền mặt có thể có nhiều loại chi phí khác

Ví dụ: Công ty Finder Co phải trả chi phí cố định $4,000 đô la để có tiền mặt. Lượng tiền mặt cần thiết trong một năm tới đây là $24,000. Chi phí lãi vay là 12% mỗi năm; lãi suất thu được từ chứng khoán ngắn hạn là 9% mỗi năm. Công ty Finder nên huy động bao nhiêu tiền tại một thời điểm?

Lời giải:
Chi phí nắm giữ tiền mặt: 12% - 9% = 3%
Mức tiền mặt tối ưu:

Số tiền tối ưu nên huy động là $80.000

2. Mô hình Miller-Orr (The Miller-Orr model)

Giả định: Dòng tiền ra/vào doanh nghiệp là không thể dự đoán được.
Số dư tiền mặt có khả năng biến động lên xuống liên tục do dòng tiền ra/vào của doanh nghiệp.

Mô hình Miller-Orr áp đặt các giới hạn để quản lý số dư tiền mặt trong một phạm vi nhất định.

Nếu số dư tiền mặt đạt đến giới hạn trên (upper limit), công ty sẽ mua chứng khoán để giảm số dư tiền mặt về mức thông thường (return point). Khi số dư tiền mặt đạt đến giới hạn dưới (lower limit), công ty bán chứng khoán để tăng số dư tiền trở lại mức thông thường (return point).

Giới hạn trên (upper limit), giới hạn dưới (lower limit) và điểm trả lại (return point) được xác định dựa vào phương sai dòng tiền (variance of cash flows), chi phí giao dịch (transaction costs) và lãi suất (interest rates).

Công thức xác định phạm vi biến động số dư tiền mặt (Spread = upper limit – lower limit)

Nhược điểm: Giả định mà mô hình Miller Orr sử dụng là không thực tế. Dòng tiền của một số doanh nghiệp hoàn toàn có thể dự đoán được. Ví dụ: với doanh nghiệp bán lẻ, các yếu tố mùa vụ sẽ ảnh hưởng đến biến động dòng tiền.

Ví dụ: Một công ty có các dữ liệu sau:
Số dư tiền mặt tối thiểu là 8.000 đô la.
Biến động dòng tiền hàng ngày là 4,000,000, tương đương với độ lệch chuẩn là $2,000 mỗi ngày.
Chi phí giao dịch để mua hoặc bán chứng khoán là $ 50. Lãi suất là 0,025% mỗi ngày.
Xác định số dư tiền mặt tối ưu cho doanh nghiệp.

Lời giải: 

Phạm vi biến động số dư tiền mặt:

Giới hạn trên (upper limit) = lower limit + $ 25,300 = $ 8.000 + $ 25,300 = $ 33,300
Điểm trả về (Return point) = lower limit + 1/3 Spread = $ 8.000 + 1/3 x $25,300 = $ 16,433
Nếu số dư tiền mặt đạt $33,300, dùng $16,867 (= 33,300 – 16,400) mua chứng khoán.
Nếu số dư tiền mặt giảm xuống còn $8,000, bán chứng khoán để thu về $8,433 (= 16,433 – 8,000) tiền mặt.

IV. Đầu tư tiền thặng dư (Investing surplus cash)

Khi có thặng dư tiền để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm, công ty cần cân nhắc các điểm sau:

  • Tính thanh khoản (Liquidity): tiền mặt có sẵn có thể tận dụng lãi suất ngắn hạn từ các khoản tiền gửi ngân hàng hoặc nắm bắt các cơ hội chiến lược
  • Khả năng sinh lời (Profitability): Công ty nên tìm kiếm cơ hội đầu tư thu lợi nhuận tốt nhất

1. Đầu tư ngắn hạn (Short-term investment)

  • Gửi vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tương tự
  • Đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn
  • Đầu tư vào các công cụ nợ dài hạn như trái phiếu chính phủ, có thể bán được khi công ty cần tiền mặt
  • Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết, có thể bán được trên thị trường chứng khoán khi công ty cần tiền mặt. Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu có rủi ro khá cao

2. Tiền gửi ngắn hạn (Short-term deposit)

Tỷ lệ lãi có thể đạt được tùy thuộc vào quy mô của khoản tiền gửi, và thay đổi tùy theo ngân hàng.

3. Các công cụ nợ ngắn hạn (Short-term debt instruments)

  • Chứng chỉ tiền gửi (certificates of deposit):
  • Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)

Nếu công ty không có kế hoạch phát triển hoặc đầu tư, thì phần tiền thặng dư không cần thiết cho các giao dịch hoặc mục đích phòng ngừa thường được chia cho các cổ đông.

V. Chiến lược tài trợ vốn lưu động (Working capital funding strategies)

1. Chính sách đầu tư vốn lưu động (Working capital investment policy)

Các tổ chức phải xác định những rủi ro quan trọng nhất liên quan đến vốn lưu động là gì, và do đó nên áp dụng chính sách thận trọng (conservative), mạo hiểm (aggressive) hay trung dung (moderate) để đầu tư vào vốn lưu động.

a) Chính sách thận trọng (A conservative approach)

Chính sách đầu tư vốn lưu động thận trọng nhằm mục đích giảm rủi ro bằng cách nắm giữ mức vốn lưu động cao.

  • Mở rộng tín dụng cho khách hàng nhằm kích thích mua hàng
  • Duy trì lượng lớn hàng tồn kho thành phẩm để đảm bảo có sẵn cho khách hàng
  • Duy trì lượng nguyên liệu và sản phẩm đang gia công để giảm thiểu rủi ro hết hàng tồn kho và gián đoạn quá trình sản xuất
  • Thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp để giữ mối quan hệ tốt với họ, nhằm giảm thiểu rủi ro hết hàng mà không kịp thời cung ứng

Nhược điểm:

  • Công ty mang gánh nặng lớn về tài sản không sinh lợi, phát sinh chi phí sử dụng vốn lớn, làm giảm lợi nhuận
  • Có thể gây ra vấn đề dòng tiền nghiêm trọng nếu yêu cầu về vốn lưu động của công ty vượt xa khả năng tài chính sẵn có
  • Hàng tồn kho quá nhiều có thể bị lỗi thời, hết hạn hoặc không còn phù hợp với nhu cầu của khách hàng

b) Chính sách mạo hiểm (Aggressive approach)

Chính sách đầu tư vốn lưu động mạo hiểm nhằm giảm chi phí tài chính và tăng lợi nhuận, bằng cách:

  • Cắt giảm hàng tồn kho
  • Chính sách tín dụng thu hẹp, tăng tốc độ thu hồi vốn từ khách hàng
  • Trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp

Nhược điểm:

  • Rủi ro hết hàng tồn kho
  • Rủi ro mất quan hệ kinh doanh với khách hàng và nhà cung cấp

c) Chính sách trung dung (Moderate approach)

Chính sách trung dung (Moderate approach) là chính sách trung gian giữa chính sách thận trọng (A conservative approach) và chính sách mạo hiểm (A aggressive approach).

2. Tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản ngắn hạn tạm thời (Permanent and fluctuating current assets)

Để hiểu các quyết định tài trợ vốn lưu động, tài sản có thể được chia thành ba loại khác nhau:

  • Tài sản cố định (Non-current assets/Fixed assets) là tài sản dài hạn mà từ đó tổ chức dự kiến sẽ thu được lợi ích trong nhiều kỳ, ví dụ như tòa nhà, máy móc, etc.
  • Tài sản ngắn hạn thường xuyên (Permanent current assets): là lượng tài sản ngắn hạn cần thiết để đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong dài hạn và duy trì hoạt động giao dịch bình thường; ví dụ: hàng tồn kho và mức trung bình của các khoản phải thu.
  • Tài sản ngắn hạn tạm thời (Fluctuating current assets): tài sản ngắn hạn thay đổi tùy theo hoạt động kinh doanh; ví dụ, do sự thay đổi theo mùa.
Tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản ngắn hạn tạm thời là một phần của vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn (bao gồm cả vốn chủ sở hữu) hoặc bằng nợ ngắn hạn (tài trợ ngắn hạn).

3. Chính sách tài trợ vốn lưu động (Working capital financing policy)

Có nhiều cách khác nhau để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn và dài hạn của một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ dài hạn và ngắn hạn.

Biểu đồ dưới đây minh họa ba loại chính sách mà công ty có thể lựa chọn: A, B và C.

Các đường A, B và C là các mức giới hạn giữa tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho từng chính sách A, B và C tương ứng: tài sản trên đường chấm chấm được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn trong khi tài sản dưới đường chấm chấm được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.

Chính sách A

Chính sách B

Chính sách C

  • Chính sách tài trợ vốn lưu động thận trọng (conservative approach)
  • Tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn thường xuyên, và một phần của tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.
  • Cần kêu gọi tài trợ ngắn hạn khi tài sản ngắn hạn tạm thời đẩy tổng tài sản lên trên dòng A.
  • Khi tài sản ngắn hạn tạm thời thấp và tổng tài sản giảm xuống dưới dòng A, sẽ có thặng dư tiền mặt và công ty sẽ có thể đầu tư vào chứng khoán thị trường.
  • Chính sách tài trợ vốn lưu động mạo hiểm (aggressive approach)
  • Tất cả các tài sản ngắn hạn tạm thời và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn
  • Nguy cơ cao thanh khoản và các vấn đề về dòng tiền
  • Chính sách tài trợ vốn trung dung (moderate approach)
  • Tài sản dài hạn (non-current assets), tài sản ngắn hạn thường xuyên (permanent current assets) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, trong khi tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn

 

Author: Trần Thị Huyền Trang