[FM/F9] Financial Management (Quản trị Tài chính)

[FM/F9: Tóm tắt kiến thức] Lesson 7: Các phương pháp thẩm định đầu tư cơ bản (Basic investment appraisal techniques)

Tìm hiểu về thẩm định đầu tư và các phương pháp thẩm định đầu tư cơ bản.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 về thẩm định đầu tư và 2 phương pháp thẩm định cơ bản, đó là:

  • Phương pháp thời gian hoàn vốn

  • Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (tỷ suất hoàn vốn nội bộ)

I. Dòng tiền liên quan (Relevant cash flows)

Trong các nội dung của các môn học trước đây như MA hay PM, chúng ta đã tiếp cận đến 2 khái niệm về chi phí trong đầu tư: chi phí liên quan và chi phí không liên quan: 

  • Chi phí liên quan (Relevant costs) bao gồm chi phí cơ hội, chi phí vốn lưu động và các chi phí rộng hơn như chi phí phát triển cơ sở hạ tầng và con người.
  • Chi phí không liên quan (Non-relevant costs) bao gồm chi phí trong quá khứ (past costs) và chi phí chìm (sunk costs) là những chi phí sẽ phát sinh bất kể việc đầu tư có được thực hiện hay không.

Trong thẩm định đầu tư, doanh nghiệp sử dụng chi phí liên quan (relevant costs) làm căn cứ đưa ra quyết định. Ngược lại, chi phí không liên quan (non-relevant costs) là chi phí đã xảy ra, không thay đổi cho dù dự án có thực hiện hay không, sẽ không liên quan đến quyết định quản trị.

Từ việc xác định chi phí liên quan nhà đầu tư có thể đánh giá được những tổn thất, dòng tiền thực chi ra và ước tính lợi nhuận thu về khi dự án được thực hiện. Các khoản chi ra và thu về này được coi là dòng tiền liên quan (relevant cash flows) của dự án.

Dòng tiền liên quan (Relevant cash flows) của dự án là dòng tiền phát sinh trong tương lai (future incremental cash flows) là kết quả của quyết định đầu tư.

Các loại dòng tiền liên quan trong thẩm định đầu tư:

  • Dòng tiền phát sinh trong tương lai (Future incremental cash flows): Doanh thu và chi phí phát sinh từ dự án.

  • Chi phí cơ hội (Opportunity cost): Chi phí phát sinh hoặc doanh thu mà doanh nghiệp phải bỏ qua khi quyết định sử dụng nguồn vốn cho dự án đầu tư

  • Giá trị còn lại (Residual value): phần vốn có thể thu hồi hoặc chi phí liên quan đến việc thanh lý máy móc, thiết bị khi dự án kết thúc.

  • Thuế (Tax): tiền thuế phải trả cho lợi nhuận tăng thêm, hoặc thuế được giảm do khấu hao hoặc dự án thua lỗ.

  • Vốn lưu động (Working capital): Vốn đầu tư ban đầu hoặc vốn bổ sung cho dự án. Trong thẩm định đầu tư, vốn lưu động đầu tư ban đầu được coi là dòng tiền ra (cash outflow) và vốn lưu động giảm về 0 khi dự án kết thúc được coi là dòng tiền vào (cash inflow).

  • Các chi phí khác: Chi phí cơ sở hạ tầng (infrastructure costs), chi phí tiếp thị (marketing costs), chi phí nhân sự (human resource costs) và các chi phí cố định (additional specific fixed costs) như chi phí điện phát sinh do sử dụng máy móc mới.

Chi phí phát sinh trong quá khứ hoặc bất kỳ chi phí nào sẽ phát sinh bất kể việc đầu tư có được thực hiện hay không, thì không được coi là dòng tiền liên quan của dự án.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 phương pháp thẩm định đầu tư cơ bản như đã nêu ở phần đầu bài.

II. Phương pháp thời gian hoàn vốn của dự án (The payback period)

Thời gian hoàn vốn (Payback period) là thời gian để dòng tiền thu về đủ bù đắp cho dòng tiền đã bỏ ra để đầu tư cho dự án (cash inflows = cash outflows).

Phương pháp này tập trung vào tính thanh khoản hơn là khả năng sinh lời của sản phẩm.

Tiêu chí quyết định:

Tổ chức đặt ra thời gian hoàn vốn mục tiêu (target payback).

  • Những dự án có thời gian hoàn vốn dài hơn thời gian hoàn vốn mục tiêu sẽ bị loại bỏ.
  • Nếu tổ chức chỉ được lựa chọn một dự án trong nhiều dự án thỏa mãn điều kiện, dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất sẽ được chọn.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Ít bị thao túng khi sử dụng dòng tiền thay vì lợi nhuận kế toán
  • Có thể sử dụng như một phương pháp sàng lọc đầu tiên, loại bỏ các dự án rõ ràng không phù hợp trước khi đánh giá chi tiết hơn
  • Giảm thiểu cả rủi ro bằng việc lựa chọn các dự án ngắn hạn hơn
  • Xác định các dự án tạo ra tiền mặt nhanh chóng khi doanh nghiệp bị giới hạn nguồn vốn (capital rationing)
  • Bỏ qua giá trị thời gian của tiền (time value of money). Điều này có nghĩa là nó không tính đến thực tế là 1 đô la ngày nay đáng giá hơn 1 đô la năm sau
  • Bỏ qua các dòng tiền sau thời gian hoàn vốn, dẫn đến bỏ qua tổng lợi nhuận của dự án
  • Không sử dụng được khi các dự án có cùng thời gianhoàn vốn
  • Thời gian hoàn vốn mục tiêu mang tính chủ quan
  • Có thể dẫn đến đầu tư quá mức vào các dự án ngắn hạn
  • Cân nhắc đến rủi ro về thời gian của dòng tiền nhưng không tính đến sự biến động của những dòng tiền đó

III. Phương pháp hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (Return on capital employed – ROCE)

Phương pháp hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (Return on capital employed – ROCE) còn được gọi là tỉ suất hoàn vốn nội bộ (accounting rate of return) dùng để ước tính tỷ suất lợi nhuận kế toán (accounting rate of return) mà dự án sẽ mang lại.

Tiêu chí quyết định:

  • Nếu ROCE của dự án lớn hơn ROCE mục tiêu, dự án sẽ được thực hiện.
  • Trong trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive projects) và đều có ROCE lớn hơn ROCE mục tiêu, dự án có ROCE cao nhất sẽ được chọn.

ROCE được tính bằng:

Trong đó: Average investment = (Capital cost + disposal value)/2

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện
  • Xem xét toàn bộ vòng đời của dự án
  • Là thước đo tương đối tính trên tỷ lệ %, ROCE có thể sử dụng để so sánh các dự án với nhau
  • Nó dựa trên lợi nhuận kế toán nên có thể bị thao túng
  • Là thước đo tương đối tính trên tỷ lệ % nên ROCE không tính đến quy mô của khoản đầu tư
  • Không tính đến độ dài của dự án
  • Bỏ qua giá trị thời gian của tiền (time value of money)

IV. Bài tập ứng dụng

Require: Calculate the following for both proposals:
1. The payback period to one decimal place
2. The return on capital employed on average

Lời giải:

Một công ty đang xem xét hai đề xuất chi tiêu vốn. Cả hai đề xuất đều dành cho các sản phẩm tương tự và cả hai dự kiến sẽ kéo dài trong bốn năm. Chỉ có một đề xuất có thể được chấp nhận.

Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng.

Dòng tiền mỗi năm = lợi nhuận + khấu hao
Khấu hao = (Khoản đầu tư ban đầu – khoản thu về từ việc bán phế liệu)/4 năm
                = (46,000 – 4,000)/4
                = $10,500

1. Tính thời gian hoàn vốn (Payback period)

Dòng tiền của hai dư án trong 4 năm như sau:

 

Proposal A

Proposal B

Year

Annual cash flow

Cummulative cash flow

Annual cash flow

Cummulative cash flow

0

(46,000)

(46,000)

(46,000)

(46,000)

1

17,000

(29,000)

15,000

(31,000)

2

14,000

(15,000)

13,000

(18,000)

3

24,000

9,000

15,000

(3,000)

4

9,000

18,000

25,000

22,000

Scrap value

4,000

22,000

4,000

26,000

Thời gian hoàn vốn của dự án A:                    2 + 15,000/24,000 x 1 year = 2.6 years

Thời gian hoàn vốn của dự án B:                       3 + 3000/25,000 x 1 year = 3.1 years

2. Tính hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE)

Average investment = (46,000 + 4,000)/2 = 25,000

Dự án A:

Average profit    =    $(6,500 + 3,500 + 13,500 + 1,500)/4 = $5,500
ROCE                =       5,500/25,000 x 100% = 22%

Dự án B:

Average profit    =    $(4,500 + 2,500 + 4,500 + 14,500)/4 = $6,500
ROCE                =       6,500/25,000 x 100% = 26%

 

Author: Trần Thị Huyền Trang