[FR/F7] Financial Reporting (Lập báo cáo Tài chính)

[FR/F7: Dạng bài tập điển hình] Lesson 11 – IFRS 9: Financial instruments (Công cụ tài chính)

Theo IFRS 9 về ghi nhận, đo lường và các vấn đề liên quan đến công cụ tài chính, tài sản tài chính (Financial assets) và nợ tài chính (Financial liabilities) được lựa chọn hạch toán theo các phương pháp sau đây:

Người mua công cụ tài chính nắm giữ tài sản tài chính (Financial assets) có 3 phương pháp hạch toán và người bán công cụ tài chính sẽ hạch toán công cụ nợ tài chính (Financial liabilities) theo 2 phương pháp hạch toán như hình vẽ trên. Công cụ nợ tài chính không có cách hạch toán Fair value through other comprehensive income – FVOCI. Cụ thể các cách hạch toán sẽ được phản ánh qua các ví dụ sau:

I. Amortised cost

Amortised cost được sử dụng để ghi nhận giá trị cho các công cụ tài chính được doanh nghiệp đầu tư nắm giữ để nhận lãi đến ngày đáo hạn. 

Công cụ tài chính được hạch toán theo phương pháp Amortised cost được tính dựa trên bảng tính Amortized cost được trình bày cụ thể ở ví dụ dưới đây:

BÀI TẬP VÍ DỤ 1:

On 1 January 20X1 Abacus Co purchased a debt instrument for its fair value of $1,000. The debt instrument is due to mature on 31 December 20X5. The instrument has a principal amount of $1,250 and the instrument carries fixed interest at 4.72% that is paid annually. The effective rate of interest is 10%.

How should Abacus Co account for the debt instrument over its five-year term?

  • Abacus Co mua debt instrument với giá $1,000 và mỗi năm nhận được 4.72% tiền lãi tương đương với $1,250 * 4.72% = $59 mỗi năm.
    Đến ngày đáo hạn Abacus Co sẽ nhận được số tiền bằng giá trị mệnh giá của debt instrument và bằng $1,250.
  • Abacus Co mua debt instrument với giá $1,000 thấp hơn giá gốc của debt instrument là $1,250 - $1,000 = $250.

Để phân bổ giá trị của công cụ tài chính qua từng năm, ta sử dụng mức lãi suất hiệu dụng (effective interest rate) cố định bằng 10% tính trên phần còn lại của debt instrument qua mỗi năm. Bảng tính như sau:

 

(1)

(2)

(3)

(4)

Year

Amortised cost at beginning of year

Profit or loss (10%)

Interest received (cash inflow)

Amortised cost at end of year

20X1

1,000

100

(59)

1,041

20X2

1,041

104

(59)

1,086

20X3

1,086

109

(59)

1,136

20X4

1,136

113

(59)

1,190

20X5

1,190

119

(59 + 1250)

-

Cụ thể, các bước để tính bảng tính chi phí phân bổ (amortised cost) được tính như sau:

Bước 1: Xác định số dư đầu kỳ của công cụ tài sản tài chính (1)

  • Ở năm đầu tiên, (1) bằng giá mua công cụ tài sản tài chính ($1,000)
  • Từ năm thứ 2 trở đi, (1) bằng số dư cuối kỳ trước của công cụ tài sản tài chính kết chuyển sang

Bước 2: Xác định chi phí tài chính thực trả/thu nhập tài chính thực nhận trong kỳ.

  • Chi phí tài chính phát sinh (với công cụ nợ tài chính)/thu nhập tài chính (với công cụ tài sản tài chính) nhận được trong kỳ được ghi nhận vào Profit or Loss. 
  • Chi phí tài chính/ thu nhập tài chính được tính dựa trên số dư đầu mỗi kỳ của công cụ tài chính nhân với lãi suất hiệu dụng (effective rate). Ví dụ:
    • Năm 1: số dư đầu kỳ của công cụ tài chính bằng $1,000; lãi suất hiệu dụng bằng 10% → Thu nhập tài chính trong kỳ = $1,000 * 10% = $100
    • Năm 2: số dư đầu kỳ của công cụ tài chính bằng $1,041; lãi suất hiệu dụng bằng 10% → Thu nhập tài chính trong kỳ = $1,041 * 10% = $104

Cách tính này sẽ được lặp lại cho các năm tiếp theo.

Bước 3: Xác định khoản được nhận lãi/ trả lãi mỗi kỳ (3)

  • Mỗi kỳ, nhà đầu tư nắm giữ công cụ tài sản tài chính sẽ nhận được một khoản tiền lãi, ngược lại, công ty phát hành công cụ nợ tài chính sẽ phải trả một khoản lãi mỗi kỳ cho nhà đầu tư
  • Khoản tiền lãi trả cho nhà đầu tư/ khoản tiền lãi nhà đầu tư được nhận mỗi kỳ được tính trên mệnh giá của công cụ tài chính theo lãi suất danh nghĩa khi phát hành: $1,250 * 4.72% = $59

NOTE: Các khoản nhận lãi/ trả lãi mỗi kỳ không thay đổi trong suốt vòng đời của công cụ tài chính. Khi tính toán, chỉ cần xác định một lần. 

Trong năm cuối cùng, khoản nhận lại/ phải trả gồm tiền lãi cho kỳ cuối và khoản gốc. 

Bước 4: Xác định số dư cuối kỳ của công cụ tài chính (4)

Số dư cuối kỳ của công cụ tài chính được tính theo công thức:

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Thu nhập tài chính thực nhận - Các khoản nhận được từ trả lãi 

Ví dụ: Năm 1: 

  • Số dư đầu kỳ: $1,000
  • Các khoản nhận được từ trả lãi: $59
  • Thu nhập tài chính thực nhận: $100 

→  Số dư cuối kỳ của công cụ tài chính = $1,000 + $100 - $59 = $1,041

Lưu ý: Số dư cuối kỳ sẽ được kết chuyển thành số dư đầu kỳ cho kỳ sau. 

II. Fair value through other comprehensive income; Fair value through profit or loss

  • Điều kiện ghi nhận: Để một công cụ tài chính được hạch toán theo phương pháp FVTOCI khi công cụ tài chính được doanh nghiệp đầu tư đóng giữ để nhận lãi hàng kỳ và nhận gốc khi đến ngày đáo hạn hoặc nắm giữ để bán. Công cụ tài chính được hạch toán theo phương pháp FVTPL trong các trường hợp còn lại.
  • Chi phí giao dịch: 
    • Khi mua công cụ tài chính, các chi phí giao dịch phát sinh được hạch toán là chi phí trong kỳ nếu công cụ tài chính được ghi nhận theo phương pháp FVTPL

DR Finance Expenses

CR Cash

    • Chi phí giao dịch sẽ được vốn hóa vào giá trị của tài sản tài chính khi thi tài sản tài chính hạch toán theo phương pháp FVTOCI.

DR Financial Instruments

CR Cash

 

BÀI TẬP VÍ DỤ 2:

In February 20X8 a company purchased 20,000 $1 listed equity shares at a price of $4 per share.

Transaction costs were $2,000. At the year end of 31 December 20X8, these shares were trading at $5.50.

A dividend of 20c per share was received on 30 September 20X8.

Show the financial statement extracts at 31 December 20X8 relating to this investment on the basis that:

(a) The shares were bought for trading (conditions for FVTOCI have not been met)

(b) Conditions for FVTOCI have been met

Giải:

Lưu ý: Tài sản tài chính khi hạch toán theo fair value nhưng không đủ điều kiện để hạch toán theo FVTOCI sẽ được hạch toán theo FVTPL.

(a) Do tài sản tài chính được mua với mục đích thương mại (mua đi bán lại kiếm lời) không đủ điều kiện để hạch toán theo FVTOCI, do đó tài sản tài chính này sẽ được hạch toán theo FVTPL

Bước 1: Xác định các khoản thu nhập/ chi phí từ công cụ tài chính

NOTE: Các khoản thu nhập/ chi phí ý của công cụ tài chính gồm:

  • Thu nhập từ cổ tức/ trái tức nhận được
  • Thu nhập/chi phí từ việc từ đánh giá lại công cụ tài chính cuối kỳ
    → Khoản thu nhập (do giá trị công cụ tài chính tăng lên)/ chi phí (do giá trị công cụ tài chính giảm) sẽ thuộc P/L (nếu hạch toán theo FVTPL) hoặc sẽ thuộc OCI (nếu hạch toán theo FVTOCI)
  • Chi phí giao dịch sẽ được được hạch toán là chi phí tài chính trong kỳ nếu hạch toán theo FVTPL. Ngược lại, chi phí giao dịch sẽ được hạch toán trong giá mua ban đầu của công cụ tài chính nếu hạch toán theo FVTOCI

Trong ví dụ trên, các khoản thu nhập của công cụ tài chính được tính như sau:

  • Thu nhập từ cổ tức:
    Cổ tức nhận được trên mỗi cổ phiếu cuối năm 20X8 là 20c, thu nhập từ cổ tức là:
    20,000 * $0.2 = $4,000
  • Thu nhập từ đánh giá lại:
    Công cụ tài sản tài chính được mua vào tháng 2/20X8 với giá $4/cổ phiếu. Đến cuối kỳ, cổ phiếu được đánh giá lại có giá trị giao dịch bằng $5.5/cổ phiếu. Như vậy, đến cuối kỳ, giá trị của cổ phiếu cao hơn đầu kỳ, ta có thu nhập từ đánh giá lại cổ phiếu là:
    20,000 * ($5.5 - $4.0) = $30,000

Công cụ tài chính được hạch toán theo FTVPL nên thu nhập từ việc đánh giá lại sẽ được ghi nhận trong P/L.Chi phí giao dịch phát sinh khi mua công cụ tài chính là $2,000 sẽ được hạch toán là chi phí trong kỳ (do công cụ tài chính được hạch toán theo FVTPL)

  • Các bút toán ghi nhận:
    • Tại ngày mua:

DR Financial Assets

DR Finance Expense

    CR Cash

$80,000

  $2,000

     $82,000

    • Tại ngày lập báo cáo:

DR Cash

DR Financial Asset

     CR P/L

  $4,000

$30,000

     $34,000

 

Bước 2: Xác định giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ

Giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ được xác định bằng giá thị trường (fair value)

Trong ví dụ, cuối năm 20X8, mỗi cổ phiếu được giao dịch với giá $5.5/ cổ phiếu, sau đó tổng giá trị của công cụ tài chính là:

20,000 * 5.5 = 110,000

Giá trị của công cụ tài chính là $110,000 vào thời điểm cuối kỳ sẽ được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

Các số liệu liên quan đến công cụ tài chính được phản ánh ảnh cụ thể trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 20X8 như sau:

Statement of profit or loss

    $

Investment income [20,000 * (5.5 - 4.0)]

30,000

Dividend income (20,000 * 20c)

4,000

Transaction cost

(2,000)

Statement of financial position

 

Investment in equity instrument (20,000 * 5.5)

110,000

 

(b) Tài sản tài chính đủ điều kiện hạch toán theo FVOCI sẽ được hạch toán theo FVOCI:

Các bước xác định các cấu phần của công cụ tài chính vào thời điểm cuối năm tương tự như cách hạch toán theo FVTPL, tuy nhiên thu nhập/ chi phí từ việc đánh giá lại công cụ tài chính cuối kỳ sẽ thuộc OCI (Nếu hạch toán theo FVTOCI)

Bước 1: Xác định các khoản thu nhập/ chi phí từ công cụ tài chính

  • Thu nhập từ cổ tức: 20,000 * 20c = $4,000
  • Thu nhập từ đánh giá lại công cụ tài sản tài chính cuối kỳ:
    20,000 * $5.5 - (20,000*$4 + $2,000 = $82,000) = $28,000
    → Tăng/giảm giá trị công cụ tài chính do đánh giá lại cuối kỳ đều thuộc OCI nếu công cụ tài chính được hạch toán theo phương pháp FVTOCI

NOTE: Nếu hạch toán theo FVTOCI, giá mua ban đầu của công cụ tài chính bằng giá mua cổ phiếu và chi phí giao dịch (20,000 * 4 + 2,000 = 82,000)

  • Chi phí giao dịch phát sinh khi mua công cụ tài chính là $2,000 sẽ được hạch toán giá mua ban đầu của công cụ tài chính
  • Các bút toán ghi nhận:
    • Tại ngày mua:

DR Financial Assets

    CR Cash

$82,000

    $82,000

    • Tại ngày lập báo cáo:

DR Cash

DR Financial Asset

     CR P/L

     CR OCI

  $4,000

$28,000

      $4,000

    $28,000

Bước 2: Xác định giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ 

Giá trị của công cụ tài chính là 20,000 * 5.5 = $110,000 vào thời điểm cuối kỳ sẽ được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

Các số liệu liên quan đến công cụ tài chính được phản ánh ảnh cụ thể trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 20X8 như sau:

Statement of profit or loss $
Dividend income 4,000
Other comprehensive income  

Gain on investment in equity instruments

($20,000 * 5.5) – ($20,000 * 4 + $2,000)

28,000
Statement of financial position  

Investments in equity instruments

($20,000 * 5.5)

110,000

 

Author: Linh Nguyen

Reviewed by: Duy Anh Nguyen