[FR/F7] Financial Reporting (Lập báo cáo Tài chính)

[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 17: Trình bày báo cáo tài chính (Reporting financial performance)

Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán được quy định trong chuẩn mực kế toán IAS 8 Accounting policies, Changes in accounting estimates and Errors;
  • Kế toán đối với các tài sản dài hạn giữ để bán và yêu cầu những thuyết minh riêng phải trình bày liên quan đến các hoạt động không liên tục được quy định trong chuẩn mực kế toán IFRS 5 Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations;
  • Ghi nhận kế toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ và trình bày các khoản mục có gốc ngoại tệ trên BCTC được quy định trong chuẩn mực kế toán IAS 21 Foreign currency transactions. 

I. IAS 8 Accounting policies, Changes in accounting estimates and Errors

1. Định nghĩa

Có một số định nghĩa cần phải nắm được:

  • Chính sách kế toán (Accounting policies) bao gồm các quy định, hướng dẫn, quy ước, nguyên tắc và các định mức được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC.
  • Thay đổi chính sách kế toán (Changes in accounting policy) là việc thay đổi các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể mà doanh nghiệp đã áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
    Ví dụ:
    • Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho
    • Thay đổi phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
    • Thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay
  • Thay đổi ước tính kế toán (Changes in accounting estimate) là sự điều chỉnh giá trị sổ sách của tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc chi phí liên quan do đánh giá lại lợi ích dự kiến tương lai và các nghĩa vụ liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả đó.   
    Ví dụ:
    • Thay đổi ước tính kế toán đối với các khoản phải thu khó đòi
    • Thay đổi ước tính kế toán về giá trị hàng tồn kho lỗi mốt
    • Thay đổi ước tính kế toán về thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ
    • Thay đổi ước tính kế toán về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm
  • Áp dụng hồi tố (Retrospective application) là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó.
  • Điều chỉnh hồi tố (Retrospective restatement) là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của BCTC như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.
  • Áp dụng phi hồi tố (Prospective application) đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là:
    • Áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán
    • Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
  • Điều chỉnh phi hồi tố (Prospective restatement) là điều chỉnh xem như một nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Do đó, doanh nghiệp không được điều chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, không cần phải điều chỉnh các BCTC của kỳ trước, chỉ quan tâm đến các BCTC ở kỳ hiện tại và các kỳ sau đó.

2. Thay đổi chính sách kế toán

Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi :

  • Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hoặc
  • Sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Chú ý:

Thay đổi chính sách kế toán phải bắt buộc áp dụng hồi tố. Khi đó, doanh nghiệp cần phải lập bảng kê ảnh hưởng của năm thay đổi và xác định các ảnh hưởng lũy kế đến năm hiện tại và điều chỉnh số liệu trên cột thông tin so sánh trên BCTC.

Xét ví dụ:

Một công ty thường sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho, Năm 20X9, công ty quyết định đổi sang phương pháp bình quân gia quyền (weighted average method). Lợi nhuận gộp trên BCTC năm 20X8 như sau:

  $'000 $'000
Revenue   869
Costs of sales:    
Opening inventory 135  
Purchases 246  
Closing inventory (174) (207)
Gross profit   662

Theo phương pháp weighted average, số dư hàng tồn kho đầu kỳ là $122,000 và cuối kỳ là $143,000. Do đó, ta tính lại được lợi nhuận gộp năm 20X8 như sau:

  $'000 $'000
Revenue   869
Costs of sales:    
Opening inventory 122  
Purchases 246  
Closing inventory (143) (225)
Gross profit   644

Như vậy, theo phương pháp weighted average, lợi nhuận gộp đã giảm mất $18,000. Việc giảm này cần được điều chỉnh số dư đầu kỳ năm 20X9 của chỉ tiêu Retained earnings và hàng tồn kho đầu kỳ trên BCTC.

3. Thay đổi ước tính kế toán

Các ước tính phát sinh liên quan đến các hoạt động kinh doanh vì sự không chắc chắn vốn có bên trong chúng. Các thay đổi ước tính được đưa ra dựa trên thông tin cập nhật nhất và việc sử dụng các ước tính đó là phần cần thiết của việc lập BCTC.

Do đó, thay đổi ước tính kế toán áp dụng phi hồi tố.

    4. Sai sót kế toán

    Sai sót kế toán liên quan tới kỳ kế toán trước được phát hiện ra trong kỳ kế toán này có thể do:

    • Sai sót số học
    • Sai trong việc áp dụng các chính sách kế toán
    • Bỏ sót
    • Gian lận

      Nguyên tắc điều chỉnh sai sót:

      • Các sai sót của kỳ kế toán hiện tại được phát hiện trong kỳ kế toán đó: phải được sửa chữa trước khi công bố BCTC
      • Các sai sót của kỳ kế toán trước được phát hiện trong kỳ kế toán hiện tại: việc điều chỉnh phụ thuộc mức độ trọng yếu của sai sót. Cụ thể:
        • Nếu sai sót là trọng yếu: điều chỉnh hồi tố kể từ năm có sai sót phát sinh, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót từng năm hay ảnh hưởng lũy kế
        • Nếu sai sót là không trọng yếu: điều chỉnh phi hồi tố vào BCTC năm hiện tại

      II. IFRS 5 Non-current assets held for sale and discontinued operations 

      1. Ghi nhận Non-current asset (NCA) held for sale

      Một tài sản được phân loại là held for sale khi nó đáp ứng tất cả 7 điều kiện sau:

      • Là tài sản cố định hữu hình (non-current asset)
      • Có một kế hoạch để bán (plan to sell)
      • Tài sản có sẵn để bán ngay lập tức (available for immediate sale)
      • Xác định được người mua (locate a buyer)
      • Việc bán là gần như chắc chắn, trong vòng 12 tháng kể từ khi phân loại là nắm giữ để bán (có các ngoại lệ giới hạn) (within 12 month)
      • Giá bán hợp lý (price that is reasonable)
      • Có các hành động cần thiết để hoàn thành kế hoạch, cho thấy rằng hầu như không có khả năng (unlikely) kế hoạch đó sẽ bị thay đổi hoặc rút lại (withdrawn).

      2. Đo lường NCA held for sale 

        NCA held for sale được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa Carrying amount và Net fair value (Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán).
        • Được trình bày riêng trong báo cáo tài chính.
        • NCA held for sale cần được đánh giá lại: nếu Fair value < Carrying amount, xuất hiện Impairment loss được ghi nhận trong P&L.

        Chú ý:

        Non-current asset held for sale không trích khấu hao trong kỳ.

        3. Trình bày NCA held for sale (Presentation)

        Tài sản được phân loại là nắm giữ để bán, và các tài sản và nợ phải trả trong một nhóm tài sản thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán, phải được trình bày riêng trên BCTC. Cụ thể:

        á

        Ví dụ:

        On 1 Dec 20X3, ManiCo became commited to a plan to sell a manufacturing facility and has already found a potential buyer. ManiCo does not intend to discontunue the operations currently carried out in the facility. At 31 Dec 20X3 there is a backlog of uncompleted customer orders. The company will not be able to transfer the facility to the buyer until after it ceases to operate the facility and has eliminated the backlog of uncompleted customer orders. this is not expected to occur until spring 20X4.

        Required

        Can the manufacturing facility be classified as “held for sale” at 31 Dec 20X3?

        Lời giải

        “The facility will not be transfer until the backlog of orders is completed” điều này chứng tỏ cơ sở sản xuất chưa sẵn sàng để bán ngay lập tức (not available for immediate sale) do đó, cơ sở này chưa thỏa mãn điều kiện để được phân loại là held for sale tại ngày 31/12/20X3. Nó tiếp tục được ghi nhận là “Property, plant and equipment” và được tiếp tục trích khấu hao trong năm.    

        II. Hot đng không liên tc (Discontinued operations)

        • Một hoạt động không tiếp tục (discontinued operations) là một bộ phận của đơn vị, được chuyển nhượng (disposal) hoặc được phân loại là nắm giữ để bán (held for sale) và:
        • Được trình bày như một mảng hoạt động chính riêng biệt (separate major line of business) hoặc theo một khu vực địa lý của các hoạt động.
        • Là một phần của kế hoạch phối hợp duy nhất (single co-ordinated plan) để chuyển nhượng một mảng kinh doanh riêng biệt hoặc theo khu vực địa lý các hoạt động, hoặc
        • Là một công ty con được mua với mục đích bán lại (subsidiary required exclusively with a view to resale).
        • Tổng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của hoạt động không liên tục và lãi hoặc lỗ sau thuế được ghi nhận trong quá trình đo lường tại giá trị hợp lý đã trừ đi chi phí bán hoặc giá trị hợp lý điều chỉnh của việc chuyển nhượng các tài sản (hoặc nhóm tài sản thanh lý) được trình bày như một giá trị duy nhất trên báo cáo thu nhập toàn diện.

        For example:

        b

        IIII. IAS 21 Foreign currency transactions  

        1. Định nghĩa

        Có một số định nghĩa cần nắm được:

        • Đồng tiền chức năng (Functional currency) là đơn vị tiền tệ của môi trường kinh tế chủ yếu mà công ty hoạt động.
        • Tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Closing rate): Tỷ giá hối đoái giao ngay tại ngày cuối kỳ báo cáo.
        • Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Exchange difference): Là chênh lệch phát sinh từ việc quy đổi cùng một số lượng tiền từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
        • Tỷ giá hối đoái (Exchange rate): Là tỷ giá quy đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.

        2. Ghi nhận ban đầu

        Ghi nhận ban đầu: Chuyển đổi giao dịch ngoại tệ sang đồng tiền chức năng bằng cách áp dụng tỷ giá tại chỗ (Spot exchange rate) vào ngày giao dịch. Nếu tỷ giá trong kỳ biến động không trọng yếu thì sử dụng tỷ giá trung bình có thể được sử dụng.

        Đối với báo cáo cuối kỳ: Các khoản mục tài sản & nợ phải trả trên BCTC sẽ được chuyển đổi theo nguyên tắc sau:

        • Các khoản mục tài sản & nợ phải trả tiền tệ (Monetary item): Được trình bày lại theo tỷ giá cuối kỳ.
        • Các khoản mục tài sản phi tiền tệ (Non-Monetary item) được đo lường ban đầu theo giá gốc: Không trình bày lại.
        • Các khoản mục tài sản phi tiền tệ (Non-Monetary item) được đo lường ban đầu theo giá trị hợp lý (FV): Trình bày lại sử dụng tỷ giá tại ngày xác định FV, mọi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ: được ghi nhận vào PL trong kỳ phát sinh luôn.

        3. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá

        Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc trình bày các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một đơn vị theo cách tính giá khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong BCTC trước. Theo đó:

        • Chênh lệch này được ghi nhận vào lãi lỗ trong kỳ chúng phát sinh
        • Khi giao dịch được thanh toán trong cùng một kỳ kế toán: toàn bộ chênh lệch tỷ giá sẽ được ghi nhận trong kỳ đó.
        • Giao dịch thanh toán vào kỳ kế toán sau: chênh lệch tỷ giá được ghi nhận trong mỗi kỳ tới ngày thanh toán được xác định theo sự thay đổi của tỷ giá tương ứng với mỗi kỳ kế toán.

        Author: Trang Nguyen