[FR/F7] Financial Reporting (Lập báo cáo Tài chính)

[FR/F7: Technical Articles] VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21

1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong trường hợp nào?

Cách hạch toán về chênh lệch tỷ giá hối đoái:

  • Lỗ tỷ giá khi đánh giá lại tỷ giá hối đoái -> Phát sinh chi phí tài chính

Dr Financial expenses

Cr Foreign exchange loss

  • Lãi tỷ giá khi đánh giá lại tỷ giá hối đoái -> Nhận được doanh thu tài chính

Dr Foreign exchange gain

Cr Financial revenue

TH1: Các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ (thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ) hay còn gọi là chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện hoặc chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

TH2: Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hay còn gọi là chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện hoặc chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ

TH3: Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam

 

Vậy như thế nào là khoản mục tiền tệ hay phi tiền tệ?

  • Các khoản mục tiền tệ là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, các khoản phải trả bằng một lượng tiền cố định và có thể xác định được.
    Các khoản mục tiền tệ bao gồm:
    • Tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ
    • Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ
    • Các khoản đi vay, cho vay được quyền thu hồi và có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ
    • Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ. Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ
    Ngoại trừ:
    • Các khoản trả trước cho người bán, các khoản người mua trả tiền trước (nếu tại thời điểm lập Báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn doanh nghiệp nhận lại các khoản trả trước hoặc phải hoàn trả các khoản nhận trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là khoản mục tiền tệ) do các khoản trả trước là khách hàng ứng trước bằng tiền nhưng lúc nhận thì nhận lại bằng hàng hóa hoặc dịch vụ
    • Chi phí trả trước
    • Doanh thu nhận trước
  • Các khoản mục phi tiền tệ là các khoản mục không phải khoản mục tiền tệ

Ví dụ 1: Phân biệt khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ?

a) Công ty A trả trước tiền thuê nhà cho 5 năm bằng ngoại tệ.

b) Công ty B vay ngân hàng bằng ngoại tệ trong 2 tháng.

Giải:

a) Công ty A trả trước tiền thuê nhà cho 5 năm được coi là khoản mục phi tiền tệ vì công ty A trả trước bằng tiền tệ nhưng nhận lại là dịch vụ (nhà thuê).

b) Công ty B vay ngân hàng bằng ngoại tệ trong 2 tháng là khoản mục tiền tệ vì công ty B vay bằng tiền tệ và lúc trả ngân hàng cũng bằng tiền tệ

 

Ví dụ 2: Công ty ABC có các tài liệu như sau:

1. Công ty chi tiền mặt 600,000,000đ mua 30,000 USD với tỷ giá giao dịch thực tế là 20,000 đ/USD.

2. Công ty chi 10,000 USD mua hàng hóa với tỷ giá giao dịch thực tế là 21,000 đ/USD.

3. Đánh giá lại số dư cuối kỳ trên các khoản mục tiền tệ, cho biết tỷ giá cuối kỳ là 23,000 đ/USD

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

Giải:

1. Nợ TK 1112 (Foreign currency)    600,000,000

Có TK 1111 (Cash on hand)          600,000,000

2. Nợ TK 156 (Inventory)                  210,000,000      (= 10,000 USD * 21,000 đ/USD)

Có TK 1112  (Foreign currency)    200,000,000   (= 10,000 USD * 20,000 đ/USD)

Có TK 515  (Financial revenue)      10,000,000   (chênh lệch tỷ giá)

Do ban đầu ngoại tệ được mua với tỷ giá hối đoái là 20,000 đ/USD nhưng tỷ giá hối đoái luôn biến động nên khi công ty chi tiền mua hàng hóa thì tỷ giá hối đoái là 21,000 đ/USD. Vì vậy, công ty nhân được một khoản doanh thu từ chênh lệch tỷ giá trên.

Khi đó, phần chênh lệch tỷ giá khi mua hàng hóa tại nghiệp vụ trên được gọi là chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ hay là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện

3. Nợ TK 1112 (Foreign currency)       60,000,000     (= 20,000 USD * 3,000 đ/USD)

Có TK 4131 (Foreign exchange gain)   60,000,000

Do ban đầu doanh nghiệp chi tiền mặt để mua 30,000 USD và trong kỳ doanh nghiệp chi 10,000 USD để mua hàng hóa nên cuối kỳ khi đánh giá lại thì doanh nghiệp chỉ còn 20,000 USD.

Hàng năm trước khi lập Báo cáo tài chính thì công ty phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ. Công ty ABC khi đánh giá lại ngoại tệ thì nhận thấy tỷ giá hối đoái tăng 3,000 đ/USD (tăng từ 20,000 đ/USD lên tới 23,000 đ/USD). Khi đó, phần chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại được coi là chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện vì đây là khoản doanh thu ước tính có thể nhận được.

3. Sự khác nhau giữa VAS 10 và IAS 21 

 

VAS 10

IAS 21

Đơn vị tiền tệ kế toán

Các doanh nghiệp phải sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được chấp thuận của Bộ Tài Chính.

Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh nghiệp trình bày Báo cáo tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường dùng đơn vị của nước sở tại

  • Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán
  • Khi một doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính,chuẩn mực yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động độc lập hay một doanh nghiệp có hoạt động tại nước ngoài, ví dụ như công ty mẹ, hoặc một doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài, công ty con hoặc chi nhánh phải xác định đồng tiền chức năng, đồng thời, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính theo đồng tiền chức năng đó.
  • Chuẩn mực đưa ra các yếu tố mà một doanh nghiệp cần phải xem xét khi xác định đồng tiền chức năng trong việc lập báo cáo tài chính.

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập: 
    • Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được trình bày lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. 
    • Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để lập dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, công nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

Chuẩn mực đưa ra phương pháp kế toán chuẩn đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (các khoản chênh lệch này có thể ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính hiện tại hoặc được trình bày riêng rẽ trên bảng cân đối kế toán).

  • Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với các tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh.
  • Khi lãi hoặc lỗ liên quan đến một khoản mục tiền tệ được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu, toàn bộ chênh lệch tương ứng với khoản lỗ/lãi đó sẽ được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu. Trong đó VAS 10 không đề cập đến vấn đề này.
  • Kế toán các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục có gốc ngoại tệ được hạch toán theo IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị.

Thay đổi đồng tiền báo cáo

Khi doanh nghiệp chuyển đổi đồng tiền báo cáo, doanh nghiệp đó phải áp dụng các thủ tục chuyển đổi đối với đồng tiền báo cáo mới kể từ ngày chuyển đổi đồng tiền báo cáo.

Không đề cập tới

Sử dụng đồng tiền báo cáo khác với đồng tiền chức năng

Không đề cập

Kết quả và tình hình tài chính của một đơn vị mà đồng tiền chức năng của nó không phải là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát sẽ được quy đổi sang đồng tiền báo cáo khác theo các thủ tục sau: 

  • Tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính (bao gồm số liệu so sánh) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày lập báo cáo tình hình tài chính. Bất kỳ khoản lợi thế thương mại nào phát sinh từ việc mua lại một hoạt động nước ngoài và bất kỳ khoản điều chỉnh giá trị hợp lý nào đối với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả phát sinh từ việc mua lại hoạt động nước ngoài đó sẽ được xử lý là tài sản và nợ phải trả của hoạt động nước ngoài. Vì thế, chúng sẽ được trình bày bằng đồng tiền chức năng của hoạt động nước ngoài và được quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ. 
  • Thu nhập và chi phí trên báo cáo lãi hoặc lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện khác (bao gồm số liệu so sánh) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch; 
  • Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi quy đổi được ghi nhận vào báo cáo thu nhập khác. Các quy tắc đặc biệt được áp dụng để dịch các kết quả và tình hình tài chính của một thực thể tiền tệ có chức năng là tiền tệ của nền kinh tế siêu lạm phát sang một loại tiền tệ khác.
  • Báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày lại theo “IAS 29 - Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát” trước khi chuyển đổi sang đồng tiền báo cáo của doanh nghiệp.

Chú thích:

  • Đồng tiền chức năng: Là đơn vị tiền tệ của môi trường kinh tế chủ yếu mà đơn vị hoạt động. 
  • Đồng tiền báo cáo: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng để trình bày báo cáo tài chính. 

Theo IAS 21 thì đồng tiền chức năng được xác định như sau:

  • Đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến giá bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Đồng tiền mà các nguồn lực cạnh tranh chủ yếu của một quốc gia sử dụng để đo lường giá cả hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ như tại Việt Nam là Việt Nam đồng còn tại Mỹ là USD
  • Đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí lao động, nguyên vật liệu và các chi phí khác trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa.

     

    Author: Khanh Linh

    Reviewed by: Duy Anh Nguyen