[FR/F7] Financial Reporting (Lập báo cáo Tài chính)

[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 23: Các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực công (Specialised, not-for-profit and public sector entities)

Chúng ta đã học rất nhiều hệ thống kế toán và báo cáo tài chính cho các công ty, doanh nghiệp lớn mà mục tiêu của những tổ chức này là tối đa hóa lợi nhuận. Vậy với các tổ chức phi lợi nhuận chúng có mục đích gì và những nguyên tắc nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

I. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận và khu vực công

Các yêu cầu kế toán của những tổ chức này đang dần giống với tổ chức có lợi nhuận. Tuy nhiên chúng lại có những mục tiêu khác nhau.

Một vài ví dụ về những tổ chức này:

Cơ quan chính quyền địa phương

Tổ chức khu vực công

Các bộ phận chính quyền liên bang và địa phương

Các đoàn thể gây quỹ công cung cấp dịch vụ y tế và nhà ở xã hội

Các cơ sở giáo dục đại học

Các đoàn thể từ thiện

Tổ chức tư nhân phi lợi nhuận

1. Khung khái niệm của các tổ chức phi lợi nhuận

Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã ban hành giai đoạn 1 của khung khái niệm khu vực công vào tháng 1 năm 2013.

Một vài vấn đề gặp phải khi đánh giá, cân nhắc Báo cáo tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận:

  • Tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình và cương vị quản lý chưa đủ.
  • Cần mở rộng định nghĩa về người sử dụng hay nhóm người sử dụng báo cáo tài chính.
  • Tầm quan trọng của dòng tiền trong tương lai không thích hợp với tổ chức phi lợi nhuận.
  • Ngân sách không đủ để thực hiện.

2. Trách nhiệm giải trình/Cương lĩnh quản lý

Các tổ chức phi lợi nhuận không báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho các cổ đông. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính của các tổ chức này lại rất quan trọng để cổ đông có thể tính toán nguồn tiền đầu tư của mình có được sử dụng hiệu quả không và kiểm tra chúng được sử dụng như thế nào.

3. Người sử dụng và nhóm người sử dụng

 

Các tổ chức phi lợi nhuận

Nhóm người sử dụng chính

Đoàn thể công (ban Chính phủ)

Người nộp thuế

Đoàn thể tư nhân (tổ chức từ thiện)

Bên hỗ trợ tài chính

II. Khung pháp lý

Các tổ chức có xu hướng báo cáo theo hệ thống cơ sở dồn tích (accrual basis). Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi lợi nhuận tư nhân vẫn sử dụng phương pháp kế toán tiền mặt (cash accounting).

Điều quy định cho các tổ chức phi lợi nhuận, chủ yếu là chính phủ nhà nước và địa phương và các cơ quan chính phủ, được ban hành bởi Hội đồng các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế (IPSAB).

1. Các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế (IPSASs)

The IPSAB đang phát triển một bộ các nguyên tắc kế toán công quốc tế dựa trên IFRS, bao gồm:

2. Đặc điểm của các tổ chức phi lợi nhuận

 

Tư nhân phi lợi nhuận

Khu vực công

Mục tiêu

  • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho những người nhận khác nhau
  • Không tạo ra lợi nhuận.
  • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho những người nhận khác nhau
  • Phát triển và thực hiện chính sách thay mặt chính phủ
  • Không tạo ra lợi nhuận.
  • Không có lãi vay hay cổ phần sở hữu xác định, thứ mà có thể được bán, chuyển nhượng hoặc mua lại.
  • Có một nhóm cổ đông lớn
    (bao gồm cả công chúng trong một số trường hợp)
  • Có một nhóm cổ đông lớn
    (bao gồm cả phần lớn công chúng)

Doanh thu

Tăng lên từ việc đóng góp (các quỹ từ thiện hoặc lệ phí thành viên của tổ chức) thay vì doanh thu bán hàng.

Tăng lên từ thuế hoặc các đóng góp tương tự khác nhận được thông qua việc thực thi quyền lực cưỡng chế.

Tài sản vốn

  • Được mua và giữ để thực hiện các dịch vụ mà không có ý định kiếm lời.

III. Đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực công được yêu cầu quản lý các nguồn tiền của họ một cách hiệu quả nhưng không được mong đợi tạo ra lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động của họ được đánh giá dựa trên việc họ đạt được mục tiêu đề ra đến mức độ nào.

1. Nguyên nhân của việc sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực công tạo ra báo cáo tài chính giống với cách của các công ty tạo ra lợi nhuận nhưng hiệu quả hoạt động của họ không thể được đánh giá đơn thuần bởi lợi nhuận ròng, trong khi họ được kì vòng có thể duy trì được khả năng thanh toán.

Các cổ đông không kỳ vọng các tổ chức phi lợi nhuận tạo ra lợi nhuận hoặc chi tiêu ít hơn ngân sách vì bất cứ khi nào các tổ chức phi lợi nhuận chi tiêu dưới mức ngân sách thì mức cung cấp vốn năm sau cũng sẽ giảm xuống theo.

Điều này dẫn đến cơ hội gian lận hoặc cố tình chi tiêu nhiều hơn mục đích thật sự của tổ chức trước khi kết thúc năm để năm sau được cung cấp nhiều tiền hơn; hoặc cố tình chi ít hơn báo cáo, để cá nhân chi tiêu số tiền còn lại.

2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động

Chính phủ sẽ giám sát hiệu suất của các tổ chức phi lợi nhuận về mặt kinh tế, năng suất và tính hiệu dụng. Tất cả điều này dựa trên chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPIs).

Một số ví dụ về KPIs:

  • Số người vô gia cư được chuyển đến nhà mới
  • Tỷ lệ rác được thu gom đúng thời hạn
  • Số đứa trẻ cần chăm sóc được nhận làm con nuôi

Các khu vực công sử dụng dịch vụ của nhà thầu bên ngoài cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Sau đó họ phải thể hiện ra được họ đã tạo được giá trị tốt nhất có thể đối với khoản tiền mà họ đã chi tiêu vào các dịch vụ bên ngoài. Nguyên tắc này thường được xem là “Giá trị của đồng tiền” (Value for Money) hoặc được gọi là Giá trị tối ưu (Best value).

Giá trị tối ưu được dựa trên nguyên tắc “4C”:

  • Challenging (thử thách): một dịch vụ được cung cấp như thế nào, bởi ai và tại sao
  • Comparing (so sánh): hiệu quả hoạt động so sánh với các nhà chức trách địa phương khác.
  • Consulting (hỏi ý kiến): hỏi những người sử dụng dịch vụ và cộng đồng tại địa phương đó
  • Competition (cạnh tranh công bằng): sử dụng cạnh tranh công bằng để đảm bảo các dịch vụ có năng suất cao và mang lại kết quả đúng như dự kiến.

IV. Một số câu hỏi trắc nghiệm

1. Which of the following are unlikely to be stakeholders in a charity?

A. Taxpayers

B. Financial supporters

C. Shareholders

D. Government

Đáp án: C. Các quỹ từ thiện thường không có cổ đông (trong thuật ngữ thương mại)


2. The International Public Sector Accounting Standards Board regulates public sector entities and is developing a set of accounting standards which closely mirror IFRS.

Which of these is the main concept which needs to be introduced into public sector accounting?

A. Materiality

B. Accruals

C. Relevance

D. Faithful representation

Đáp án: B. Kế toán khu vực công cần chuyển từ kế toán dựa trên tiền mặt sang phương pháp cơ sở dồn tích.

 

3. Although the objectives and purposes of not-for-profit entities are different from those of commercial entities, the accounting requirements of not-for-profit entities are moving closer to those entities to which IFRSs apply.

Which of the following IFRS requirements would NOT be relevant to a not-for-profit entity?

A. Preparation of a statement of cash flows

B. Requirement to capitalise a leased asset

C. Disclosure of dividends per share

D. Disclosure of non-adjusting events after the reporting date

Đáp án: C. Các tổ chức phi lợi nhuận không có vốn cổ phần do đó lợi tức trên mỗi cổ phiếu không liên quan.

 

4. Which TWO of the following statements about a not-for-profit entity are valid?

A. There is no requirement to calculate an earnings per share figure as it is not likely to have shareholders who need to assess its earnings performance.

B. The revaluation of its property, plant and equipment is not relevant as it is not a commercial entity.

C. It prioritises non-financial KPIs over financial targets.

D. Its financial statements will not be closely scrutinised as it does not have any investors.

Đáp án: A và C. Mục tiêu của loại tổ chức này không bao gồm tạo ra lợi nhuận nên nó sẽ không tính EPS hoặc báo cáo với cổ đông. Tuy nhiên nó cần phải báo cáo đến ủy ban quản trị của hội đồng từ thiện. Cho ví dụ, một bệnh viện có thể tính tỷ lệ tử vong, hoặc một quỹ vì trẻ em chỉ ra số trẻ được hỗ trợ trong kì.



Author: Ha Do

Reviewed by: Duy Anh Nguyen