Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Tìm Hiểu Về Vị Trí Giám Đốc Điều Hành

Đây là bài viết nằm trong chuỗi series các bài viết mô tả về các nghề nghiệp mà các bạn có thể thuôi đuổi trong lĩnh vực kế toán kiểm toán tài chính, cùng đọc để hiểu hơn về nghề nghiệp mơ ước này nhé.

I. Giới Thiệu

Định Nghĩa:

Giám đốc điều hành tiếng Anh là Chief Executive Officer (viết tắt CEO), là người được bổ nhiệm bởi Hội đồng Quản trị, chịu trách nhiệm hoạt động của toàn công ty, điều hành tất cả mọi công việc hàng ngày. Với các doanh nghiệp, CEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thiên nhiều về thực thi chiến lược của Hội đồng Quản trị.

Mục đích / Vai trò:

Tiếp nhận mục tiêu, định hướng phát triển và chiến lược của doanh nghiệp từ Hội đồng Quản trị.

Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của toàn doanh nghiệp.

Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp như mong đợi của Hội đồng

Quản trị về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân lực và các hoạt động khác.

Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, kế hoạch vận hành, kế hoạch tài chính

Quản lý và giám sát nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho Hội đồng Quản trị, trình bày các đề xuất cho ban giám đốc duyệt.

Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban và năng suất lao động của nhân sự.

II. Mô Tả Công Việc

Lập kế hoạch:

Phối hợp với Hội đồng Quản trị xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu, định hướng phát triển và chiến lược.

Điều hành các Phòng/Ban trong Doanh nghiệp để xây dựng mục tiêu, định hướng, chiến lược và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Kiểm soát:

Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty.

Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt.

Giám sát hoạt động, giám sát dự án và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp chiến lược với Hội đồng Quản trị, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp doanh nghiệp và các bộ phận.

Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
Báo cáo:

Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.

Chi tiết quản lý hoạt động Marketing:

Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch marketing nhằm đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Đánh giá và theo dõi hiệu quả từ các chiến lược và hoạt động Marketing.

Chi tiết quản lý hoạt động Kinh doanh:

Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu kinh doanh dài và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh mua

Định hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty.

Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh nhằm đẩy mạnh doanh số cho doanh nghiệp và chiếm lĩnh thị trường.

Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh.

Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.

Chi tiết quản lý hoạt động Nhân sự:

Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.

Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Công ty.

Chi tiết quản lý hoạt động Tài chính:

Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về Dự án.

Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.

III. Yêu Cầu

Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đến Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán.

Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường Việt Nam.

Lời kết

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hình dung được các nhiệm vụ, mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng của vị trí giám đốc điều hành. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của SAPP để khám phá thêm nhiều nghề nghiệp khác nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969